Bài viết của một đệ tử ở Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 19-09-2022] Tôi muốn chia sẻ một câu chuyện về tầm quan trọng của việc phối hợp tốt trong chỉnh thể.

Vào mùa thu năm 2012, các học viên địa phương đã phối hợp với người nhà của một số đồng tu đang bị giam giữ phi pháp để đưa họ ra khỏi nhà tù. Dưới đây là câu chuyện của họ:

Ngày 25 tháng 9 năm 2012 có khoảng 20 học viên trong vùng của chúng tôi bị bắt cóc. Sau đó tôi đã có một giấc mơ về một con sông rộng lớn nhưng lại không có nước chảy.

Sau khi thức dậy tôi nhớ tới một bài thơ của Sư phụ:

“Quần hùng tập kết hồng lưu trung…” (Trợ Sư, Hồng Ngâm III)

Tôi ngộ ra đây là điểm hóa của Sư phụ rằng chúng tôi đã không phối hợp như một chỉnh thể trong Chính Pháp. Có nhiều học viên đã bị bắt cóc khiến các học viên trong vùng có thể vì tâm sợ hãi mà không dám tiếp tục bước ra giảng chân tướng.

Khi Tết Trung Thu đến gần, tôi nhớ tới một đồng tu trẻ tuổi đang bị giam giữ phi pháp trong tù. Cậu ấy còn có mẹ già và hai con nhỏ cần chăm sóc.

Thời điểm đó cũng đang là mùa thu hoạch, tôi nghĩ vợ cậu có thể không thể kham nổi những gánh nặng này. Tôi đã bắt một chiếc xe buýt đi quãng đường nửa tiếng để tới thăm họ nhưng chỉ gặp được mẹ của cậu ấy.

Tôi đã cố gắng đến hai lần nữa và cuối cùng cũng gặp được Tiểu Lâm, vợ của cậu ấy và cũng là một đồng tu. Tôi thảo luận với cô ấy về việc chúng tôi có thể thu thập chữ ký từ dân làng xung quanh để chứng minh chồng cô là một người tốt và cần được trả tự do. Tiểu Lâm đã rất hợp tác với tôi.

Sau đó một nhóm 7-8 đồng tu khác cũng đã đến giúp gia đình Tiểu Lâm thu hoạch.

Trong lúc đó, tôi đến thăm mẹ của một học viên khác đang bị cầm tù. Tôi đã thuyết phục bà ấy thu thập chữ ký từ dân làng để yêu cầu trả tự do cho con trai bà. Bà ấy cũng rất ủng hộ tôi.

Cuối cùng Tiểu Lâm và mẹ của học viên đó đã thu thập được rất nhiều chữ ký từ dân làng. Chúng tôi đã đăng tải những chữ ký này lên trang web Minh Huệ.

Khi biết rằng không có ai đi cùng Tiểu Lâm tới sở cảnh sát thành phố để trực tiếp đưa danh sách chữ ký ủng hộ, tôi đã đi cùng cô ấy. Tôi cũng mời mẹ của học viên nọ đi cùng với chúng tôi.

Tại sở cảnh sát, tôi trông con giúp Tiểu Lâm để cô ấy và mẹ của đồng tu đi gặp viên cảnh sát phụ trách xử lý vụ việc. Tiểu Lâm lập tức nhận ra viên cảnh sát đã tham gia bắt cóc chồng cô, cô liền hỏi viên cảnh sát chồng mình hiện đang bị giam giữ ở đâu.

Viên cảnh sát đó đã từ chối không nói và bảo cô ấy rằng anh ta không liên quan tới chuyện này. Khi Tiểu Lâm yêu cầu cảnh sát cung cấp thông tin về người chịu trách nhiệm, người đó tỏ ra lo lắng rồi đưa cho cô một số điện thoại. Chúng tôi đã gọi cho người phụ trách vụ án của đồng tu, ông ấy nói mình không có mặt ở văn phòng.

Cuối cùng chúng tôi đã tìm ra địa chỉ đồn cảnh sát của ông ấy và đến đó vào buổi chiều. Cảnh sát trực ban đã gọi điện cho trưởng đồn cảnh sát và nửa giờ sau ông ấy đã quay lại.

Ông ấy bắt đầu vu khống các học viên bị giam giữ và đe dọa sẽ kết án họ. Tiểu Lâm đã tranh luận với cảnh sát trưởng và giải thích rằng chồng cô là một người tốt và không làm gì sai trái.

Tôi cũng nói với ông ấy: “Cô ấy nuôi hai con nhỏ cũng không dễ dàng gì. Bây giờ lại đang vào mùa thu hoạch, nhà còn bao việc đồng áng. Làm ơn hãy thả chồng cô ấy ra đi.”

Hôm đó rất nhiều học viên đã phát chính niệm giúp đỡ đồng tu đang bị tạm giam.

Ngày hôm sau chúng tôi lại đến đồn cảnh sát cùng hai học viên khác nữa. Nhưng không gặp trưởng đồn cảnh sát.

Ngày thứ ba, Tiểu Lâm đứng đợi trước đồn cảnh sát cùng hai con nhỏ từ 7 giờ sáng. Đó là giờ cao điểm buổi sáng và cô bắt đầu kể với người đi đường về việc chồng cô đã bị bắt cóc và nói với họ chân tướng về Pháp Luân Công. Rất nhiều người qua đường đã đứng lại lắng nghe cô. Trưởng đồn cảnh sát đã xấu hổ và thuyết phục cô đi về nhà.

Cuối cùng, hai ngày sau chồng cô đã được về nhà. Sau đó, hầu hết các học viên bị bức hại cũng được trả tự do nhờ nỗ lực phối hợp của tất cả các học viên.

Đáng tiếc có 3 học viên đã không thể ra khỏi trại tạm giam. Tôi đã đi đến đồn cảnh sát cùng người nhà của một trong những học viên đó để yêu cầu họ thả anh ấy. Sau đó gia đình họ lại tự đi đến đồn cảnh sát thêm 2 lần nữa. Cảnh sát nói với gia đình họ rằng bằng chứng không đủ và hồ sơ đã bị trả lại.

Gia đình đồng tu hỏi tôi tiếp theo cần làm gì, tôi khuyên họ nên tiếp tục yêu cầu trả tự do cho học viên vì không đủ bằng chứng bắt giam. Tuy nhiên gia đình họ đã không tiếp tục và cuối cùng học viên đó đã bị kết án phi pháp.

Thông qua trải nghiệm giải cứu các học viên lần này, tôi đã hiểu được tầm quan trọng của việc phối hợp như một chỉnh thể.

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (Thực tu, Hồng Ngâm).

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/9/19/449743.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/11/14/204740.html

Đăng ngày 07-02-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share