Bài viết của một học viên tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 02-09-2011] Theo ý kiến của tôi, mỗi khi chúng ta không thể vượt qua khổ nạn hoặc không thể phản bức hại, chắc chắn là do tâm trí của chúng ta không ở trong Pháp và không thể chứng thực Pháp tại những thời điểm then chốt.

Sư phụ đã giảng, “Công là Pháp và Pháp là Công, tinh thần cũng chính là vật chất.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Houston”)

Theo thể ngộ của tôi thì nếu như chúng ta luôn luôn có thể nhớ tới việc suy xét dựa theo Pháp, thì uy lực của Pháp sẽ làm cho chúng ta có thể vượt qua được khổ nạn. Dưới đây là hai ví dụ mà tôi đã đọc được từ các bài chia sẻ kinh nghiệm đã chứng minh cho điều này.

Ví dụ đầu tiên liên quan đến một học viên có mâu thuẫn với một học viên khác. Trong lúc họ đang tranh luận nảy lửa, đoạn Pháp sau đây đột nhiên lóe lên trong đầu một học viên trong cuộc, và tất cả sự tức giận và khó chịu của anh ấy tức thời biến mất.

Không được cứ tranh luận mãi, không được nhấn mạnh vào là ai đúng ai sai. Có người vẫn luôn cứ nhấn mạnh rằng mình là đúng; chư vị đúng, chư vị không sai, vậy thì sao? Là đề cao trong Pháp chăng? Dùng nhân tâm để nhấn mạnh đúng-sai, bản thân đó đã là sai rồi; bởi vì chư vị dùng cái Lý của người thường để đo lường bản thân chư vị, chư vị dùng cái Lý của người thường để yêu cầu người khác. Tại Thần mà nhìn một người tu luyện ở thế gian, [thì] đúng và sai của chư vị hoàn toàn không trọng yếu; mà tống khứ tâm chấp trước nhân tâm mới là trọng yếu. Trong tu luyện chư vị buông bỏ tâm chấp trước nhân tâm như thế nào mới là quan trọng.” (“Giảng Pháp tại Manhattan”)

Học viên đó đã không còn ôm giữ bất kỳ ý nghĩ bất hảo nào về những lời phê bình của người học viên kia đối với anh, anh ấy cũng không quan tâm về việc ai đúng ai sai nữa.

Ví dụ thứ hai là về một học viên đã đột nhiên nhớ lại đoạn Pháp dưới đây khi một cảnh sát đang đánh cô bằng một cây gậy.

Mọi người có thể đã nghe đến những công phu như thế; trong tiểu thuyết cũng viết về những thứ như ‘kim chung trạo’, ‘thiết bố sam’, ‘bách bộ xuyên dương’. Còn ‘khinh công’ nữa, có người đi lại trên cao; có người thậm chí có thể độn nhập sang không gian khác.” (“Bài giảng thứ sáu,” Chuyển Pháp Luân)

Kết quả là, thay vì cô ấy phải chịu đòn, tên cảnh sát kia đã bị văng ra xa vài mét.

Không khó để thấy rằng đó là uy lực của Pháp triển hiện đã giúp hai học viên đó có thể vượt qua khổ nạn. Nếu tại mọi thời khắc then chốt chúng ta có thể nghĩ đến Pháp, chúng ta sẽ có công hay là Phật pháp thần thông ngay tức thời và chúng ta thực sự đang chứng thực Pháp.

Có một số học viên dường như không nhớ lại bất kỳ đoạn Pháp nào khi đang cố gắng phản bức hại hoặc đang thuyết phục người dân thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới, nhưng họ đã xoay sở để vượt qua các khổ nạn một cách thành công và giúp cho nhiều người thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Họ không hề biết được suy nghĩ nào của họ đã phù hợp với Pháp để cho phép họ giải quyết được những khó khăn đó, bởi vì ngay từ đầu họ đã không minh bạch về các Pháp lý. Qua một thời gian, họ có xu hướng biến những “thành công” của họ thành “kinh nghiệm,” và có xu hướng lặp lại những cách làm cũ khi làm các việc. Kết quả là, con đường của họ trở nên càng ngày càng hẹp, và do vậy tâm sợ hãi của họ trở nên càng ngày càng lớn. Đồng thời, họ lại sinh tâm hoan hỷ khi có người đánh giá cao về họ thay vì chiểu theo Pháp mà hành xử, do vậy họ liên tục gặp phải những rắc rối. Nhiều học viên như vậy đã phải trải qua những sự bức hại lặp lại nhiều lần. Theo như tôi thấy, điều này chính là hậu quả của việc không thể chứng thực Pháp.

Chúng ta là đệ tử Đại Pháp và nhiệm vụ của chúng ta là chứng thực Pháp. Tôi nhận ra rằng đối với mỗi vấn đề mà chúng ta gặp phải, đều có những Pháp lý tương ứng đề giải quyết nó. Như vậy, chúng ta phải học Pháp nghiêm túc và biết cách để vận dụng Pháp. Chỉ bằng cách đó chúng ta mới thực sự đang khởi tác dụng chứng thực Pháp.

Sư phụ đã giảng,

“…một người không thể tu trong Pháp thì không thể chân chính nhận thức Pháp. Chỉ có thật sự nắm chắc Pháp, thì mới có thể đi cho chính con đường ấy, sinh mệnh ấy mới được bảo đảm. Nếu trái lại, thì sinh mệnh như thế vẫn ở trạng thái nguy hiểm nhất, vì tà ác bất kỳ lúc nào cũng có thể dùi vào sơ hở của họ.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế New York 2004”)

Bất cứ khi nào chúng ta chia sẻ kinh nghiệm với các đồng tu, chúng ta đều nên chỉ ra khía cạnh nào của Pháp đã giúp chúng ta xuất ra chính niệm hóa giải những vấn đề rắc rối để họ cũng có thể hưởng được lợi ích từ những thể ngộ của chúng ta. Chẳng phải bằng cách này chúng ta đang chứng thực Pháp hay sao?

Sư phụ đã giảng, “Nước tươi (đạm thủy) không trộn lẫn vào với nước biển bởi vì chúng không cùng loại.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc”, tạm dịch)

Tôi đã ngộ ra rằng mặc dù chúng ta sống giữa những người thường, chúng ta không nên lẫn lộn bản thân mình với họ bởi vì bản chất chúng ta là khác và chúng ta tồn tại vì những lý do khác. Chúng ta phải minh bạch về việc chúng ta là ai và Pháp đòi hỏi những gì từ chúng ta. Chúng ta không thể cho phép những tư tưởng người thường điều khiển sự tu luyện của chúng ta.

Một vài học viên có thể nghĩ đến Pháp trong khi gặp khổ nạn, nhưng họ thiếu sự tin tưởng vào Pháp và do vậy họ thất bại trong việc chứng thực Pháp.

Cũng có những học viên không tìm kiếm hướng giải quyết từ trong Pháp, mà họ lại đi hỏi xung quanh về những lời khuyên cho việc xử lý những vấn đề trong tu luyện. Họ tập hợp xung quanh những “học viên ngôi sao”, những người đã từng một lần thành công trong việc phản bức hại hoặc đã giảng chân tướng hiệu quả, và hy vọng sẽ có được một vài “phương pháp” từ họ. Một vài “học viên ngôi sao” mong muốn chia sẻ cái gọi là “kinh nghiệm thành công”, tuy nhiên lại hoàn toàn quên đề cập đến Pháp và do vậy quên đi căn bản của việc tu luyện. Theo quan điểm của tôi, những “học viên ngôi sao” này và những người theo đuôi họ tất cả đều đang làm các dự án Đại Pháp bằng nhân tâm, và đang chứng thực “kinh nghiệm và phương pháp” chứ không phải là chứng thực Pháp. Nội hàm của Pháp là vô biên, và chứng thực Pháp đòi hỏi chúng ta phải nhận thức Pháp từ quan điểm của Pháp. Chỉ bằng cách này chúng ta mới có thể tu luyện bản thân cho tốt và thực sự trợ giúp Sư phụ chính Pháp.

Tất nhiên, đọc các sách Đại Pháp tự nó không tương đương với việc học Pháp tốt, và có thể ghi nhớ nhiều đoạn Pháp không có nghĩa là hiểu được Pháp một cách vững vàng. Chúng ta nên cố gắng đánh giá tất cả mọi việc chúng ta gặp phải bằng các Pháp lý và loại bỏ những điều không phù hợp với Pháp. Bằng cách này chúng ta có giải quyết được vấn đề, phản bức hại và cứu độ chúng sinh, trong khi chứng thực Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/9/2/交流–学法与证实法-246130.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/9/25/128321.html
Đăng ngày 10-10-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share