Bài viết của Huệ Tử, một đệ tử Pháp Luân Công đến từ tỉnh Sơn Đông

[MINHHUE 31-08-2011] Tôi tới từ tỉnh Sơn Đông và tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào mùa xuân năm 1998.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố đàn áp Pháp Luân Công vào tháng bảy năm 1999, tôi tự nhắc bản thân rằng mình là đệ tử của Sư Phụ và cần phải tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Đại Pháp và nói, “Pháp Luân Đại Pháp là tốt! Sư phụ là tốt!

Gia đình tôi nghèo, vì thế tôi quyết định đi bộ tới Bắc Kinh chỉ với 20 Nhân dân tệ trong người. Tôi nghe nói rằng tại tất cả các điểm kiểm tra, mọi người phải dẫm lên hình của Sư Phụ khi họ lên bất kỳ phương tiện giao thông công cộng nào. Tôi sử dụng phương tiện giao thông công cộng cách nhà vài bến đỗ, nhưng tôi phải xuống sớm vì hết tiền.

Tôi bắt đầu đi bộ và hai lòng bàn chân bị bỏng giộp tới mức đau rát. Tôi bám vào những cái cây ở bên đường và lê từ cây này tới cây khác. Nghiệp tư tưởng cũng can nhiễu tới tôi. Tôi bèn nhẩm lại Pháp của Sư Phụ. Sư Phụ đã thấy được quyết tâm của tôi và giúp tôi loại bỏ nghiệp tư tưởng.

Tôi chưa bao giờ tới Bắc Kinh và không biết đường tới đó. Tôi chỉ biết hướng chung chung. Tôi nghĩ miễn là tôi đi dọc con đường, cuối cùng tôi sẽ tới nơi. Tôi chỉ có thức ăn trong ngày đầu tiên. Trong suốt hai tuần còn lại, tôi không ăn bất cứ thứ gì và cũng không cảm thấy đói. Thỉnh thoảng, tôi xin được một cốc nước khi khát.

Một đoạn đường đang thi công, và hai bên đường toàn là đá vôi. Khi gió thổi, bụi đá vôi mù mịt khắp nơi. Cảnh vật này giống như trên sa mạc. Trước khi trời tối, cuối cùng tôi cũng đã đi bộ ra được khỏi đó. Sáng hôm sau khi tỉnh dậy, tôi không thể mở mắt. Giống như là có keo trong mắt tôi vậy. Tôi cố gắng làm cho bụi đá vôi ra khỏi mắt. Tôi rửa mặt trong một vũng nước nhỏ, và ngay lập tức cảm thấy mặt mình bỏng rát. Tôi nhận ra nước đã kết hợp với bụi đá vôi gây ra phản ứng. Vừa đi, tôi vừa nhẩm lại bài giảng của Sư phụ,

“Lịch tận vạn ban khổ,
Lưỡng cước đạp thiên ma;
Lập chưởng càn khôn chấn,
Hoành không lập cự Phật.”
(“Đại Giác” trong Hồng Ngâm)

Tạm dịch:
“Trải qua muôn thứ khổ,
Chân dẫm đạp nghìn ma;
Lập chưởng càn khôn động,
Giữa không lập cự Phật.”

Mặc dù tôi đi chậm, nhưng nhìn lại có vẻ như tôi đã đi được khá xa. Tôi có một suy nghĩ kiên định: Sư Phụ, không gì có thể ngăn cản con. Con phải tới Bắc Kinh.

Một buổi chiều, tôi tới nhà ga gần đường quốc lộ. Tôi gõ cửa. Một người đàn ông và một người phụ nữ đang trực ở trong phòng. Tôi lặp lại lời đảm bảo với họ, “Đừng lo, tôi là một học viên Pháp Luân Công.” Họ ngạc nhiên khi thấy tôi. Người phụ nữ rất thân thiện. Người đàn ông nghe thấy tôi là học viên liền khuyên tôi trở về nhà. Ông thấy tôi không nghe theo nên nói, “Mùa đông năm ngoái cảnh sát đã lột quần áo của một nữ học viên Pháp Luân Công, còng tay và xích cô ấy lại, sau đó công khai diễu cô ấy trên khắp phố để làm nhục. Cái lạnh làm cô ấy tím ngắt. Nếu bây giờ tôi gọi điện thoại báo, cảnh sát sẽ ở đây trong vòng mười phút. Cô có tin không?

Tôi giữ bình tĩnh và nói với ông, “Tôi tin điều đó! Nhưng ông sẽ không làm vậy!” “Tại sao?” Tôi trả lời, “Bởi ông là một người tốt!”. “Cô nói rất phải!” Ông ấy cười và nói tiếp, “Chúng tôi có một vài xe tải đã nạp nhiên liệu từ thành phố của cô tới đây. Ngày mai cô có thể quay về cùng họ.” Tôi cười và không nói gì. Người phụ nữ nói, “Không cần phải nói gì nữa. Cô ấy không sợ chết. Biết làm thế nào được nữa? Ngủ thôi!” Người đàn ông giữ một cái chăn và ngủ trên chiếc ghế dài. Người phụ nữ đưa cho tôi một cái chăn mới và dịch chiếc lò sưởi duy nhất tới gần tôi hơn. Chúng tôi gục mặt trên bàn ngủ.

Một lúc sau, người phụ nữ đánh thức tôi dậy, “Bây giờ cô nên đi ngay.” Tôi xin đợi thêm một chút nữa. Khoảng nửa tiếng sau, trời đầy sương mù, và người ta không thể thấy được gì khi nhìn sang bên kia đường. Tôi nói với người phụ nữ đã tới lúc tôi phải đi.

Một lần khác, tôi tới một ngã ba đường. Trong khi đang phân vân không biết rẽ lối nào, tôi thấy một người đàn ông đang ngồi xổm cách đó không xa. Tôi hỏi ông đường. Ông có vẻ thân thiện. Tôi nói với ông tôi là một học viên Pháp Luân Công và tôi đang tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Đại Pháp. Ông khuyên tôi nên về nhà. Tôi nói, “Tôi đã đi được quãng đường rất xa rồi. Tôi phải tới Bắc Kinh.” Ông thấy tôi rất quyết tâm nên bảo, “Cô thật sự sẽ đi chứ?” Tôi trả lời vâng. Ông nói, “Vậy thì tôi sẽ chỉ đường cho cô.” Sau đó ông vẽ một bản đồ trên nền đất, chỉ cho tôi con đường ngắn nhất và tốn ít sức nhất để đi. Tôi cảm ơn ông.

Tôi thường ngủ đêm dưới gầm cầu, hoặc bên các đống rơm, đống cỏ, hoặc trong các phòng nghỉ. Tôi gối đầu lên một viên gạch và tỉnh dậy giữa đêm vì lạnh, sau đó lại tiếp tục đi. Mỗi lần bắt đầu đi tiếp, chân tôi lại đau nhức. Cơn đau chỉ dịu xuống sau khi đi bộ được một lúc.

Một hôm vào buổi chiều tối, khi đi bộ tôi nhìn ra xung quanh. Tôi thấy cái gì đó giống như một thị trấn nhỏ. Có một vài cửa hàng dọc hai bên đường. Bỗng nhiên tôi thấy một tấm bản treo trên cửa ghi “Không sợ khảo nghiệm, chân màu triển hiện.” Ngay lập tức, tôi cảm thấy một dòng điện ấm thông thấu toàn thân. Tôi gật đầu, “Sư Phụ, con hiểu rồi!” Chân tôi không còn đau lắm. Tôi đã đi rất xa với hai hàng nước mắt. Tôi không đơn độc. Tôi biết Sư Phụ luôn ở bên tôi.

Một hôm khi đang đi, có hai người đi xe đạp nhìn thấy tôi khi họ đi ngang qua. Họ đứng lại trước đó một đoạn ngắn để đợi tôi. Hai người này trông không giống người tốt. Họ tra hỏi, “Cô đi đâu đấy?” Tôi không trả lời và tiếp tục bước đi. Họ lại đợi tôi lần nữa ở một đoạn cách đó không xa lắm. Khi tôi tới gần họ nói, “Đừng đi nữa. Cô không có tiền để đi tàu đúng không? Tại sao cô không tới làng của chúng tôi? Chúng tôi sẽ tìm ai đó cho cô tiền để cô đi tiếp.” Tôi trả lời họ, “Tôi không có tiền. Tôi cũng không cần tiền.” Tôi lại tiếp tục đi đường của mình. Họ đợi tôi lần thứ ba và lặp lại những gì họ đã nói. Lần này tôi bảo với họ, “Các anh đang cố gắng làm gì khi cứ chặn tôi lại hết lần này tới lần khác? Các anh có biết tôi là ai không?” Họ nhìn nhau và trả lời, “Không.” Tôi nói, “Tôi tập Pháp Luân Công!” Họ vội bỏ đi trước khi tôi có cơ hội nói thêm điều gì.

Chiều hôm đó, tôi quá mệt và ngủ thiếp đi trên một chiếc ghế đá dài ở dải phân cách màu xanh giữa đường quốc lộ. Tôi mơ thấy tôi theo ai đó tới một tiệm vải. Người này cao lớn, mặc một bộ vest và đeo cà vạt. Ông đi vào tiệm và bảo người bán hàng, “Có một người nữa đây. Chuẩn bị một bộ đồ cho cô ấy nữa nhé.” Tôi nhìn vào quầy hàng và thấy các thầy tu mặc áo choàng đỏ đang xếp thành nhiều hàng. Khi tỉnh dậy và đi tiếp, tôi ngẫm nghĩ về giấc mơ này. Tôi thấy một cái bảng lớn ở giữa dải phân cách, “Vượt qua mọi đau khổ chỉ vì một con đường duy nhất.”. Mắt tôi nhòa lệ.

Sau hai tuần, vào ngày 16 tháng 3, cuối cùng tôi cũng tới được Quảng trường Thiên An Môn. Cảnh sát mặc thường phục lôi tôi vào một chiếc xe cảnh sát và dẫn tôi cùng các học viên đến từ các vùng khác nhau tới một sở cảnh sát. Có rất nhiều học viên ở đó, có một số là học viên già, và cả một số học viên nhỏ tuổi. Mặc dù không biết nhau nhưng chúng tôi cảm thấy thân thiết như một gia đình, bởi chúng tôi đều là đệ tử của Sư Phụ!

Một người đàn ông hỏi nhà tôi ở đâu. Tôi trả lời ông. Ông nói ông đến từ văn phòng đại diện cho một thành phố tỉnh Sơn Đông ở Bắc Kinh. Ông chịu trách nhiệm trả các học viên tới Bắc Kinh về Sơn Đông. Ông hỏi tôi tới đây bằng cách nào. Tôi nói tôi đi bộ và không ăn gì kể từ ngày thứ hai ở bên ngoài. Ông hỏi tại sao tôi tới đây. Tôi trả lời rằng tôi muốn nói cho các quan chức Pháp Luân Đại Pháp là tốt và họ không nên bức hại Pháp Luân Công. Ông giơ ngón tay cái lên và không nói thêm gì nữa.

Đêm hôm đó, hai người từ văn phòng đại diện của tỉnh tôi ở Bắc Kinh đến đưa tôi tới phòng ngủ tập thể của họ và còng tay tôi vào một cái ống dẫn hơi nước suốt đêm đó. Sau đó, họ báo về địa phương của chúng tôi. Một người đàn ông ở làng của tôi tới. Tôi kể cho ông ấy nghe sự tình và lý do tôi tới Bắc Kinh. Ông cũng ngưỡng mộ dũng khí của tôi. Ông đưa tôi tới đồn cảnh sát ở địa phương và bảo với mọi người ở đó, “Xin hãy đối xử tốt với cô ấy. Cô ấy đã phải chịu đựng rất nhiều trên suốt quãng đường.” Sau đó tôi về nhà.

Về tới nhà, tôi thấy một bài thơ dài trên bàn do chồng tôi viết lúc tôi đi. Anh viết rằng mười năm hôn nhân vợ anh đã làm việc vất vả, là một người vợ và một người mẹ vĩ đại. Tôi đặt nó lại trên bàn với tâm trí hòa ái. Chồng tôi hỏi, “Sao em không tìm một ai đó đồng hành trên quãng đường tới đó? Điều gì sẽ xảy ra nếu có người lợi dụng em?” Tôi cười với anh, “Không lo! Em đã có Sư phụ!

Với chính niệm mạnh mẽ của tôi, gia đình tôi không còn cố gắng bắt tôi từ bỏ niềm tin vào Đại Pháp. Đặc biệt khi thấy sự kỳ diệu sau hai tuần tôi còn sống sót khi không có lương thực và đi bộ tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Đại Pháp, chồng tôi đã thay đổi thái độ với Đại Pháp. Anh ấy tự hào về trải nghiệm của vợ mình và hãnh diện chia sẻ nó với các công nhân khác. Chồng tôi sau đó phải uống thuốc và tiêm. Tôi đưa cho anh đĩa CD về vụ tự thiêu ở Thiên An Môn. Anh hiểu sự thật và nói với các bạn của anh, “Vụ tự thiêu ở Thiên An Môn là giả. Nó được chỉ đạo bởi ĐCSTQ. Chúng ta đều bị ĐCSTQ lừa rồi. Nhà tôi cũng có một học viên Pháp Luân Công. Cô ấy thậm chí còn không giết một con ruồi – huống chi là sát sinh.” Sáu tháng sau, anh không còn phải uống thuốc và tiêm nữa và anh trở nên khỏe hơn mỗi ngày. Anh đã quay lại làm việc.

Đây là kinh nghiệm và suy nghĩ của tôi trên con đường tu luyện của mình. Giữ vững con đường của chúng ta kể từ lúc bắt đầu tu luyện cho tới hôm nay thật sự là một điều kỳ diệu. Những điều kỳ diệu này đến từ Sư Phụ và Pháp.

Mong các bạn đồng tu giúp tôi chỉ ra những điểm không phù hợp.


Bản tiếng Trung: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/8/31/半月未食、千里徒步去北京的经历-246058.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/9/18/128178.html
Đăng ngày 28-8-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share