Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-08-2022] Bà Hạ Quế Trân, một cư 79 tuổi ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, đã bị tịch thu nhà vào tháng 8 năm 2019 và bị tạm giam vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Khi ở trong Trại tạm giam, bà bị thương ở lưng dưới, nhưng không được chăm sóc y tế đầy đủ. Sau khi bà bị kết án 3 năm tù, lính canh đã tra tấn bà bằng nhiều hình thức khác nhau, khiến tình trạng lưng dưới của bà trở nên tồi tệ hơn.

Tháng 5 năm 2021, khi vẫn đang trong thời gian thụ án, bà Hạ đã nhận được thông báo yêu cầu bà phải trả lại một lượng lớn tiền lương hưu mà bà đã lĩnh từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 8 năm 2020, cũng như từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 3 năm 2014, trong khi bà đang chấp hành bản án 3 năm đầu tiên. Gia đình bà đã trả được khoảng một phần tư số tiền đó trong thời gian bà đang bị giam giữ và kể từ khi bà được trả tự do vào ngày 11 tháng 3 năm 2022, chính quyền đã khấu trừ tiền lương hưu hiện tại của bà. Cảnh sát địa phương và nhân viên chính quyền cũng thường xuyên đến nhà sách nhiễu bà.

Vụ bắt giam gần nhất

Bốn cảnh sát mặc thường phục đã đột nhập vào nhà của bà Hạ vào ngày 11 tháng 8 năm 2019. Một cảnh sát phe phẩy một tờ giấy mà anh ta tuyên bố là lệnh lục soát trước mặt bà trong khi những người còn lại đột kích vào nhà bà.

Họ tuyên bố họ có trong tay một đoạn video ghi cảnh bà đang nói với mọi người về Pháp Luân Công, nhưng không mở video để xác minh xem nhân vật trong đó có thực sự là bà hay không. Cảnh sát đã tịch thu các sách Pháp Luân Công của bà và ảnh của Nhà sáng lập pháp môn, nhưng không cung cấp danh sách các đồ vật bị tịch thu hoặc để bà xem qua danh sách xem họ đã lấy những gì từ nhà bà.

Cảnh sát đã đưa bà tới Đồn Công an đến đồn cảnh sát Tiểu Nam Môn và trói chặt bà vào một chiếc ghế kim loại trước khi thẩm vấn. Họ ép bà phải ký tên vào biên bản thẩm vấn mà không cho bà đọc nội dung. Cảnh sát giữ bà trong đồn công an qua đêm và đến sáng hôm sau họ mới cung cấp thức ăn cho bà.

a9473d985c26d1b398ae20e4dcec7f51.jpg

Tái hiện phương thức tra tấn: Ghế sắt

Sau khi cưỡng chế thu thập dấu vân tay của bà, cảnh sát đưa bà tới một con phố và cố gắng chụp ảnh để ngụy tạo bằng chứng chống lại bà. Họ cũng yêu cầu bà cung cấp thông tin về các học viên khác, nhưng bà từ chối.

Sau đó, cảnh sát đã đưa bà đến bệnh viện và cưỡng chế kiểm tra sức khỏe của bà trước khi đưa bà đến trại tạm giam thành phố Côn Minh. Tuy nhiên, trại đã từ chối tiếp nhận bà khi xem báo cáo sức khỏe. Cảnh sát đưa bà đến một bệnh viện khác để kiểm tra sức khỏe một lần nữa, rồi bà trở lại trại tạm giam. Họ đôi co với lính canh một tiếng đồng hồ, cuối cùng, đã thuyết phục được trại giam nhận bà.

Một tuần sau khi bà bị tạm giam, Công an quận Ngũ Hoa đã ra quyết định bắt giữ chính thức bà và chuyển hồ sơ của bà sang Viện Kiểm sát quận Ngũ Hoa. Một công tố viên đã đến trại giam để phỏng vấn bà, và nói sẽ đưa ra một mức án nhẹ hơn nếu bà nhận tội. Bà từ chối và khẳng định rằng việc bà tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không phải là hành vi phạm pháp.

Chấn thương nghiêm trọng ở lưng kéo dài trong trại tạm giam

Phòng giam của bà Hạ quá đông đúc và những người bị giam nằm chen chúc nhau trên một chiếc phản lớn. Một người cùng phòng đã vô tình đạp vào bụng của bà khi cô ta tỉnh giấc vào ban đêm để đi vệ sinh. Vài ngày sau, phần lưng dưới của bà đau dữ dội và bà đã yêu cầu trại tạm giam để bà được tại ngoại điều trị y tế. Tuy nhiên, lính canh lại cáo buộc bà nói dối, và hỏi liệu có ai nhìn thấy hay không. Khi người bị giam giữ trực ban đêm hôm đó đến để làm chứng, một lính canh đã ra lệnh cho cô ta phải giữ im lặng.

Một bác sĩ trại tạm giam đã cho bà Hạ một ít thuốc, nhưng thay vì giúp giảm đau, chúng lại khiến người bà sưng lên. Bà yêu cầu được tạm tha y tế một lần nữa, nhưng vẫn bị từ chối. Bà đã ngừng uống thuốc và tình trạng sưng tấy của bà biến mất. Tuy nhiên, cơn đau lưng ngày càng nghiêm trọng khiến bà không thể cử động được, mặt bà tái nhợt. Những người trực ca đêm thường đến để kiểm tra xem bà còn thở hay không, vì họ sợ bà có thể sẽ chết ở đó.

Kết án 3 năm và bị tra tấn ở trong tù

Tòa án quận Ngũ Hoa đã tổ chức phiên xử vụ án của bà vào ngày 28 tháng 11 năm 2019 mà không chỉ định cho bà một cố vấn pháp lý. Trong phiên xét xử kéo dài 40 phút, thẩm phán chỉ cho phép bà nói một vài từ, và công tố viên đã không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào, kể cả đoạn video được tuyên bố là ghi lại cảnh bà đang tuyên truyền Pháp Luân Công. Một tháng sau, thẩm phán kết án bà 3 năm tù và phạt bà 10.000 nhân dân tệ.

Bà bị chuyển tới Nhà tù Nữ số 2 tỉnh Vân Nam vào ngày 29 tháng 4 năm 2020. Lúc đầu, lính canh nhốt bà trong xà lim suốt cả ngày và phân công 2 tù nhân canh chừng bà 24/24 và mang thức ăn tới cho bà. Cơn đau ở lưng dưới của bà trở nên tồi tệ đến nỗi bà không thể tự đứng dậy hoặc nằm xuống mà cần có người trợ giúp.

Sau đó bà bị đưa đến bệnh viện nhưng họ không cho bà xem báo cáo sức khỏe. Họ nói với bà rằng bà bị loãng xương nghiêm trọng và bắt bà phải uống “thuốc” 3 lần 1 ngày. Cơn đau vẫn tiếp tục, và bà gần như không thể ra khỏi giường để đi vệ sinh. Bất cứ ai cố gắng giúp bà sẽ bị lính canh dọa nạt.

Khi cơn đau lưng của bà nghiêm trọng hơn, lính canh đã bắt bà phải uống nhiều thuốc hơn. Cuối cùng, bác sĩ cảnh báo rằng liều thuốc đó là quá nặng đối với một người già cả như bà, và nó có thể khiến bà bị chảy máu dạ dày. Một đêm nọ, mũi bà chảy rất nhiều máu, và bà đã ngừng dùng thuốc.

Một buổi sáng, bà Hạ đau đến mức không thể cất người dậy, và khi lính canh nhận thấy bà vắng mặt trong buổi tập trung của tù nhân, cô ta ra lệnh cho ba tù nhân tới lôi bà Hạ ra khỏi giường, cưỡng chế mặc đồng phục và kéo bà tới xưởng. Cô ta cưỡng chế bà lao động khổ sai với việc lắp ráp các linh kiện điện tử: luồn hai sợi dây qua một hạt nhỏ. Với căn bệnh đục thủy tinh thể mãn tính và thị lực bị sụt giảm, bà hầu như không thể làm được công việc này.

235bf64842fed44c04aedf764328ba1d.jpg

Tranh minh họa: cưỡng bức lao động ở trong tù

Lính canh không cho phép bà mua thẻ điện thoại nên bà không thể liên lạc với gia đình. Sau đó, đã họ thay đổi tất cả các tài khoản trả trước của tù nhân và gia đình không thể gửi tiền cho bà vì bà không có cách nào để thông báo cho họ. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhà tù dừng mọi hoạt động thăm thân và không thông báo cho gia đình bà rằng họ có thể đăng ký gặp mặt trực tuyến.

Bởi không thể nói chuyện hay vào thăm bà, gia đình vô cùng lo lắng và thuê luật sư để tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra. Cuối cùng, gia đình bà đã được phép gặp bà trực tuyến. Nhưng địa điểm tổ chức cuộc gặp mặt cách xa xưởng, và bà không thể đi bộ xa như vậy do sức khỏe kém. Bà phải từ bỏ cuộc thăm thân trực tuyến này và sau đó chỉ được phép gọi điện về nhà mỗi tháng một lần.

Lính canh chỉ định một tù nhân theo dõi mọi người trong phòng giam của bà. Người này đã bắt nạt bà, dội nước lạnh vào người bà và cướp đi những thứ bà đã mua. Lính canh đã làm ngơ với hành vi đó của tù nhân.

Cưỡng chế trả lại tiền lương

Tháng 5 năm 2021, khoảng 2 năm sau khi bị bắt, Cục An sinh Xã hội quận Tây Sơn đã gửi thư cho bà Hạ yêu cầu bà trả lại 133.814 nhân dân tệ tiền lương hưu mà bà đã lĩnh, bao gồm cả 33.686,87 nhân dân tệ mà bà đã lĩnh sau vụ bắt giữ gần đây nhất từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 8 năm 2020, cũng như 91.508,27 nhân dân tệ mà bà đã lĩnh từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 3 năm 2014, trong thời gian bà chấp hành bản án 3 năm trước đó.

Nhà chức trách buộc gia đình bà phải trả lại 33.686,87 nhân dân tệ và buộc họ phải ký một thỏa thuận cam kết sẽ để cơ quan bảo hiểm khấu trừ 1.500 nhân dân tệ từ lương hưu của bà mỗi tháng cho đến khi số tiền 33.686,87 nhân dân tệ được trả hết. Như vậy, bà chỉ có 700 nhân dân tệ tiền trợ cấp mỗi tháng. Thỏa thuận này cũng bao gồm một điều khoản rằng nếu bà Hạ chết trước khi số tiền được hoàn trả hết, thì các con của bà sẽ phải trả hết số tiền nợ còn lại trong một lần.

Sau khi bà Hạ được trả tự do vào ngày 11 tháng 3 năm 2022, cảnh sát của Đồn Công an Tiểu Nam Môn và các nhân viên từ cộng đồng địa phương tiếp tục sách nhiễu bà tại nhà.

Những lần bức hại trước đó

Bà Hạ sinh năm 1943, ngụ tại quận Ngũ Hoa, thành phố Côn Minh và là nhân viên về hưu của một nhà máy dệt. Bà từng bị bệnh về túi mật, tim, dạ dày và mũi. Bà cũng bị mất ngủ, đau nửa đầu, trĩ và thiếu máu. Bà đã thử tập nhiều loại khí công để chữa bệnh, nhưng bà càng bị đau nhiều hơn và cuối cùng phải ngồi xe lăn. Chồng bà đã giới thiệu Pháp Luân Công với bà vào năm 1997. Chỉ một tuần sau khi học luyện, bà không cần ngồi xe lăn nữa, và ngay sau đó bà đã khỏi mọi bệnh tật.

Chồng qua đời vì cuộc bức hại

Bà Hạ bị giam 1 tháng vào năm 2000 vì tập các bài công pháp của Pháp Luân Công ở nơi công cộng. Sau đó, nhà máy nơi bà nghỉ hưu đã liệt bà vào danh sách những người phải giám sát. Một nhóm gồm bí thư nhà máy, trưởng phòng bảo vệ nhà máy, cảnh sát của Công an quận Bàn Long, cảnh sát Phòng 610 quận, và các cảnh sát của Đồn Công an Trường Xuân, đã theo dõi và giám sát bà. Họ liên tục đe dọa bắt giữ bà và đưa bà đến trung tâm tẩy não. Bà buộc phải rời khỏi nhà đi trốn nhiều lần để tránh bị bức hại.

Chồng bà, ông Lữ Tổ Đạt, cũng là một học viên. Ông nguyên là một kỹ sư cao cấp tại Viện Quy hoạch và Nghiên cứu Lâm nghiệp tỉnh Vân Nam. Ông đã kháng nghị trước trụ sở Chính quyền Côn Minh vào ngày 22 tháng 7 năm 1999 (2 ngày sau khi bắt đầu cuộc bức hại xảy ra) và bị cảnh sát bắt giam. Kể từ đó, lãnh đạo đơn vị công tác của ông đã tổ chức một cuộc họp hàng tuần để chỉ trích ông và ép ông phải viết những lời vu khống Pháp Luân Công. Ông từ chối làm như vậy và bị tẩy não.

Khi bà Hạ rời khỏi nhà để tránh bức hại và cảnh sát liên tục đến sách nhiễu chồng bà. Sống trong nỗi sợ hãi thường trực và lo lắng cho sự an toàn của vợ đã khiến sức khỏe của ông Lữ nhanh chóng giảm sút. Cuối cùng, ông đã qua đời vào ngày 4 tháng 12 năm 2003, hưởng dương 68 tuổi.

Bị bắt vì phân phát đĩa DVD thông tin về Pháp Luân Công

Sáng ngày 31 tháng 3 năm 2011, bà Hạ đã phát đĩa DVD có thông tin về Pháp Luân Công vào tại một khu chợ và bị bảo an chợ khống chế và đưa đến một đồn công an gần đó. Cảnh sát của Phòng 610 quận Bàn Long đã khám người và thẩm vấn bà. Họ lục soát nhà bà vào chiều hôm đó dù không có lệnh khám xét, và cũng không cung cấp cho bà danh sách những đồ vật tịch thu.

Cảnh sát thẩm vấn bà đến gần nửa đêm rồi đưa bà đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Cảnh sát Phòng 610 ép bà phải ký tên vào thông báo giam giữ, sau đó lột quần áo của bà và khám người bà. Bà bị giam trong trại tạm giam Số 1 quận Bàn Long 18 tháng.

Cảnh sát của Phòng 610 đã có được chữ ký của bà vào lệnh bắt giữ vào ngày 26 tháng 4 năm 2011. Năm tháng sau, Viện Kiểm sát thành phố Côn Minh truy tố bà với tội danh “lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật” (một cái cớ tiêu chuẩn được chính quyền sử dụng để hình sự hóa Pháp Luân Công).

Kết án 3 năm tù

Ngày 21 tháng 10 năm 2011, các nhân viên chính quyền đã đưa bà Hạ đến Tòa án Trung cấp Côn Minh để xét xử mà không thông báo cho bà và gia đình. Trong phiên tòa, thẩm phán cắt ngang lời bào chữa của bà và cho dừng phiên tòa sau 10 phút xét xử. Bà bị kết án 3 năm tù vào ngày 17 tháng 2 năm 2012. Khi bà nói với thẩm phán rằng bà muốn kháng cáo vụ án, thẩm phán đã không thông báo cho Tòa án Cấp cao tỉnh Vân Nam về kháng cáo của bà.

Theo quy định tại Điều 216 Bộ luật Tố tụng Hình sự: bị cáo từ chối chấp nhận phán quyết của tòa án sơ thẩm có quyền kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn, thông qua văn bản hoặc bằng lời nói, và quyền kháng cáo không thể bị tước đoạt với bất kỳ lý do nào.

Bị tra tấn trong Nhà tù Nữ tỉnh Vân Nam

Bà Hạ bị đưa đến Nhà tù Nữ tỉnh Vân Nam vào ngày 12 tháng 9 năm 2012. Lính canh đã bắt bà ngồi bất động trên một chiếc ghế đẩu nhỏ trong nhiều giờ, khiến lưng dưới và mông của bà bị đau nhức. Họ cố gắng ép bà từ bỏ đức tin của mình, đồng thời cưỡng bức bà lao động nặng nhọc. Mỗi ngày bà phải may 19 chiếc túi nhỏ. Bà không thể hoàn thành khối lượng công việc do thị lực kém, nên lính canh phạt bà đứng trong nhiều giờ đồng hồ. Họ bắt bà gọi điện cho gia đình và bảo họ gửi cho bà một cặp kính. Bà vẫn không thể hoàn thành khối lượng công việc khi đeo kính. Tuy nhiên, mỗi ngày lính canh vẫn tiếp tục ép bà phải hoàn thành chỉ tiêu cho đến khi bà được thả.

Sau khi bà trở về nhà, cảnh sát địa phương và cán bộ khu phố thường đến sách nhiễu bà và ra lệnh cho bà từ bỏ Pháp Luân Công.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/8/19/447800.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/9/11/203489.html

Đăng ngày 07-11-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share