Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-09-2011] Tòa án quận Võ Hầu ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, đã xét xử bảy học viên vào ngày 26 tháng 8 năm 2011. Ông Cốc Hoài Binh bị kết án bảy năm tù; ông Chu Á Bình bị kết án hai năm bốn tháng; ông Liêu Kiến Phủ bị kết án hai năm rưỡi; ông Triệu Hải Bình, ông Vương Hồng Ba, ông Vương Kiến Quốc, và bà Lý Tiểu Diễm bị kết án ba năm tù. Bảy học viên đều tuyên bố rằng tập Pháp Luân Công không phải là hành vi phạm tội. Họ cũng bày tỏ ý định sẽ kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn.

Phiên xử bắt đầu lúc 9 giờ sáng và kết thúc muộn sau 8 giờ tối. Bảy học viên nói rằng họ bị thẩm vấn với những hình phạt thể xác. Luật sư của họ đã đưa ra những bằng chứng hợp lý để bác bỏ toàn bộ chứng cứ của bên khởi tố và phơi bày việc làm giả chứng cứ của công an. Tuy nhiên, thẩm phán Hoàng Dịch vẫn kết án học viên một cách phi pháp.

Khoảng 9 giờ tối ngày 21 tháng 7 năm 2009, nhiều công an ở Đồn công an Khiêu Tán Tháp đã xông vào một cửa hàng ở Thành phố Máy tính Thành Đô và bắt giữ năm nhân viên, đó là ông Cốc Hoài Binh, ông Liêu Kiến Phủ, ông Triệu Hải Bình, ông Chu Á Bình và ông Vương Hồng Ba. Còn có hai người trước đây từng làm việc ở công ty là bà Lý Tiểu Diễm và chồng là ông Vương Kiến Quốc sau đó cũng bị bắt giữ.

Công an và mật vụ ở khắp nơi, cả ở bên trong và ngoài phòng xử.

Ngày 25 tháng 8, một ngày trước phiên xử, công an đã cài đặt nhiều thiết bị giám sát để ghi hình những người đi bộ trên phố bên ngoài Tòa án quận Võ Hầu. Ngày 26 tháng 8 là ngày xét xử, có nhiều công an và mật vụ ở khắp nơi, cả ở bên trong và ngoài phòng xử. Có hai xe chở đầy công an đậu bên ngoài phòng xử. Mật vụ thậm chí còn vào các phòng trà gần đó, để kiểm tra xem có ai là học viên Pháp Luân Công ở đó không. Vài mật vụ Phòng 610 cũng đến phòng xử hoặc đứng bên ngoài. Điều đó cho thấy họ đang tìm kiếm các học viên Pháp Luân Công trong khu vực họ quản lý.

2011-9-3-minghui-pohai-chengdu-tingshen-01--ss.jpg
Công an ở bên ngoài phòng xử

2011-9-3-minghui-pohai-chengdu-tingshen-02--ss.jpg

Công an ở bên ngoài phòng xử

2011-9-3-minghui-pohai-chengdu-tingshen-03--ss.jpg

Mật vụ hay mật vụ Phòng 610 đang gọi điện thoại ở bên ngoài phòng xử

2011-9-3-minghui-pohai-chengdu-tingshen-04--ss.jpg

Tòa án quận Võ Hầu

Gia đình không được tham dự “Phiên xử công khai”
Tòa án quận Võ Hầu tuyên bố rằng đây là phiên xét xử công khai; tuy nhiên, họ chỉ cho phép một người trong gia đình mỗi học viên vào trong phòng xử. Theo một người nhà của học viên, chỉ có bảy người trong gia đình bảy học viên ở trong phòng xử, và những người còn lại thì ngồi nghe trong phòng được tòa án sắp xếp.

Nhiều người trong gia đình học viên không được tham dự phiên xử, trong đó có cha ông Cốc và con ông. Có tám người trong gia đình ông Cốc muốn vào tham dự phiên xử, nhưng đều không được. Chỉ có vợ ông Cốc là được vào. Bà hy vọng con trai ông Cốc có thể được thấy cha.

Hành xử phi pháp của thẩm phán Hoàng Dịch

Luật sư của các học viên đã chỉ ra trình tự tố tụng đã vi phạm luật pháp một cách nghiêm trọng, chẳng hạn như việc gia hạn thời gian giam giữ thêm hai năm. Nhiều học viên cũng đề cập đến việc công an ở Đồn công an Khiêu Tán Tháp đã không xuất trình bất cứ giấy tờ hợp pháp nào hoặc thẻ nhận dạng trong lúc bắt giữ.

Theo nhiều nguồn tin của chúng tôi, thẩm phán Hoàng Dịch đã đến trại giam và cố gắng thuyết phục các học viên chấp nhận án tù trong thời gian ngắn. Ông ta âm mưu ép buộc các học viên nhận là có tội, dọa dẫm và cố hối lộ họ. Ông ta cũng cố thuyết phục học viên hủy bỏ những luật sư mà gia đình đã thuê [không còn nghi ngờ gì, đó là truyền thống đút lót của ĐCSTQ] và cho phép tòa án chỉ định luật sư cho họ.

Tòa án cũng không thông báo cho các luật sư về phiên xử này. Luật sư của cô Lý, người được gia đình thuê vào đầu năm ngoái, chỉ biết được phiên xét xử từ gia đình trước một ngày. Ông đã gọi cho tòa án và được thông báo rằng họ đã chỉ định một luật sư khác cho cô Lý. Ông bị sốc và sau đó cùng gia đình cô Lý đi đến tòa án. Thẩm phán Hoàng Dịch không có lựa chọn nào ngoài việc chấp nhận yêu cầu được gặp thân chủ của luật sư. Thẩm phán cũng yêu cầu người nhà không được hiện diện và luật sư chỉ được nói chuyện trong phòng riêng.

Trong quá trình xét xử, học viên Vương Kiến Quốc đã từ chối vị luật sư được tòa án chỉ định. Ông khẳng định vô tội và tự bào chữa cho mình.

Các học viên bị tra tấn và bị thẩm vấn

Trong lúc đối chất, hầu hết các học viên đều nói rằng họ bị tra tấn trong lúc thẩm vấn. Ông Cốc Hài Binh nói với tòa rằng ông và ông Liêu Kiến Phủ bị đưa đến một nơi nào đó ở Cốc Kiều trong hai tuần sau khi bị bắt vào ngày 4 tháng 8. Ông bị giam ở tòa nhà thứ hai, trong khi ông Liêu bị giam ở tòa nhà thứ nhất. Ngày đầu tiên ở đó, ông Cốc bị trói vào khung cửa sổ. “Điều tra viên” Vương Bằng Phi và Vương Lý đã không cho ông ngủ. Họ đổ nước lên người ông và dùng gậy thọc vào người ông để giữ ông tỉnh. Ngày thứ hai, ông Cốc tiếp tục bị trói vào cửa sổ và bị đấm vào ngực. Họ nói với ông đánh đập chính là “Màn chào hỏi” của chế độ độc tài quốc gia. Việc đó diễn ra trong bốn ngày từ ngày 4 tháng 8 đến ngày 7 tháng 8 năm 2009. Ông Liêu Kiến Phủ, ông Vương Kiến Quốc và nhiều học viên khác cũng miêu tả những tra tấn mà họ chịu đựng. Người thẩm vấn ông Vương Kiến Quốc nói với ông rằng “Chúng tôi đã chuẩn bị hơn 20 kiểu tra tấn khác nhau cho ông!Luật sư chứng minh những bằng chứng của bên nguyên đều là giả Từ góc độ nghề nghiệp, luật sư đã chứng minh những bằng chứng của bên nguyên đều là giả. Lấy ví dụ: Các vụ bắt giữ xảy ra vào tối ngày 21 tháng 7, nhưng trong biên bản khám xét lại đề ngày 8 tháng 7. Điều đó có nghĩa là biên bản khám xét được chuẩn bị trước khi vụ việc này xảy ra, và cũng chứng minh rằng bản thân sự việc này và toàn bộ chứng cứ đều là giả.

Luật sư cũng yêu cầu tòa đối chất những cái gọi là chứng cứ và bật đĩa VCD được coi là chứng cứ. Tòa án cũng không làm theo cách làm thông thường để bật trên màn hình lớn. Thay vào đó, họ chỉ bật đĩa trên màn hình máy tính. Chỉ có một vài người xem được băng hình này. Theo nguồn tin của chúng tôi, đĩa VCD này không hề hoạt động.

Điều đó chứng tỏ rằng không có chứng cứ hay sự thật nào để xác nhận lời buộc tội chống lại ông Cốc Hoài Binh và các học viên khác. Nếu không có chứng cứ nào, thì lời buộc tội là không có cơ sở.

Luật sư và các học viên: Tập Pháp Luân Đại Pháp là hợp pháp

Gần như toàn bộ các học viên đều phủ nhận những lời buộc tội mà công an đưa ra, và nói rằng những lời khai đều là sản phẩm của tra tấn.

Ông Liêu Kiến Phủ, một người đã bị bỏ tù trong tám năm, đã bị bắt vào ngày đầu tiên đi làm. Ông tự biện hộ cho mình với giọng cương trực. Ông nói rằng tập Pháp Luân Công không phạm pháp và yêu cầu trắng án ngay lập tức

Luật sư cũng chỉ ra rằng tập Pháp Luân Công là hợp pháp ở Trung Quốc, Điều 300 ở Bộ luật hình sự không thể áp dụng cho các học viên Pháp Luân Công.

Thẩm phán Hoàng Dịch liên tục quấy nhiễu khi luật sư nói. Có luật sư còn bị sách nhiễu hơn mười lần. Sau mỗi lần chen ngang, luật sư lại chuyển sang quan điểm mới để biện hộ cho thân chủ. Một thẩm phán nói với các luật sư, “Các ông đều là những luật sư có trình độ cao!

Ông Cốc và các học viên khác nói rằng họ đều vô tội và sẽ kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn.

Dưới đây là những cá nhân tham dự bức hại:

Hoàng Dịch, chủ thẩm: +86-28-85118193
Tề Bội Gia, thư ký: +86-28-85118203
Vu Gia Xuyên, viện trưởng Tòa án quận Võ Hầu:
+86-28-82006333, +86-13540284886 (di động)
Phân cục công an quận Võ Hầu: +86-28-86406628
Đồn công an Khiêu Tán Tháp: +86-28-85222200
Ủy ban chính trị và luật pháp: +86-28-85558685

Thông tin liên quan:

Nhiều nhân viên ở Thành phố máy tính Thành Đô bị giam 18 tháng (ảnh)
https://en.minghui.org/html/articles/2011/1/13/122462.html

Vương Bằng Phi bức hại ông Cốc Hoài Binh ở Thành Đô (ảnh)
https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/14/113897.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/9/4/四川谷怀兵等七名法轮功学员被非法判刑(图)-246230.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/9/20/128226.html
Đăng ngày 27-09-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share