Bài viết của Hồng Nguyện, đệ tử Đại Pháp tại Đại lục

Tiếp theo Phần 1 Phần 2 Phần 3 Phần 4

[MINH HUỆ 23-10-2014] Lời người biên tập: Bài viết này là những điều mà tác giả nhìn thấy ở trạng thái của bản thân mình, chỉ để các đồng tu tham khảo, mong các đồng tu hãy dĩ Pháp vi Sư.

18. Cuộc sống thuận lợi, năng lực chịu khổ kém, không lý giải được nội hàm của việc chịu khổ, khó nạn nhỏ bé lại biến thành đại quan

Một vài học viên chưa từng trải qua khó khăn nào to lớn, khả năng chịu đựng của họ lại thấp. Những đồng tu như vậy rất khó đi sâu vào lý giải nội hàm của việc chịu khổ trong khi tu luyện Đại Pháp, rất khó để đạt tới cảnh giới “…lấy khổ làm vui.” (Cảnh giớiTinh Tấn Yếu Chỉ).

Trong “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ đã giảng:

“‘Tâm tính’ là gì? Tâm tính bao gồm có đức (‘đức’ là một thứ vật chất), gồm có Nhẫn, gồm có ngộ, gồm có xả, xả bỏ các thứ dục vọng tâm chấp trước trong người thường; còn cả khả năng chịu khổ v.v., bao gồm nhiều thứ phương diện [khác nhau].”

Họ đọc đến đoạn này liền đọc lướt qua và nhanh chóng quên rằng chịu khổ cũng là một phần trọng yếu của tâm tính.

Tôi đã gặp một đồng tu như vậy. Các học viên khác phải chịu những nghiệp bệnh tương tự đều không coi đó là chuyện lớn, kiên định học Pháp luyện công như bình thường, sau hai đến ba ngày liền vượt qua được. Nhưng đồng tu này lại nằm bẹp trên giường, không đọc được sách, chỉ có thể nghe Pháp (nhưng lại không ngừng xao nhãng). Sau hai tuần, cuối cùng cô ấy cũng vượt qua, phần nghiệp bệnh này đã tiêu. Nhưng tư tưởng của cô ấy lại không thể đề cao, đã đi ngược lại quá xa so với cảnh giới lấy khổ làm vui. Hơn nữa còn gặp khổ sinh oán hận, coi những uy đức trong khi chịu khổ thành chịu đựng can nhiễu, chịu đựng bức hại. Tâm tính không vượt qua được, lần sau ma nạn tương tự lại đến, càng ngày càng lớn, cuối cùng tiểu quan của cô ấy lại trở thành đại quan.

Loại vượt quan chịu khổ này, không chịu đề cao tâm tính, cũng giống như tiểu đạo thế gian trong quá khứ, không phải tu luyện Đại Pháp trực chỉ nhân tâm. Mà tâm không thể chịu khổ của cô ấy, còn không bằng tiểu đạo thế gian, lý giải về Pháp không có cách nào đào sâu được, trường kỳ dừng lại ở chỗ nhận thức cảm tính.

19. Nuông chiều trẻ nhỏ chiêu mời nghiệp bệnh

Gần đây tôi nghe nói có một học viên trung niên qua đời vì nghiệp bệnh. Sư phụ đã triển hiện cho tôi thấy những cớ mà cựu thế lực dùng để bức hại, trong đó có một nguyên nhân là “do nuông chiều nên đã hủy hoại đệ tử Đại Pháp”.

Một đồng tu đã kể cho tôi tình huống của bà ấy, tôi vừa nghe vừa hỏi han, phát hiện ra vấn đề của bà ấy khá điển hình, hơn nữa còn là một hiện tượng khá phổ biến. Sau này sẽ chia sẻ thấu đáo hơn, trước mắt tôi sẽ chỉ chia sẻ qua một chút.

Con gái bà căn cơ rất tốt, là người đến nhân gian này để đắc Pháp và đạt quả vị của mình. Biểu hiện điển hình chính là, lúc cô gái này còn nhỏ, cô đã được mẹ đưa đến Thiên An Môn chứng thực Đại Pháp. Mẹ cô xuất thân nghèo khổ, phải chịu nhiều khổ nạn, nhưng lại gắng hết sức để con gái không phải chịu khổ. Dường như người mẹ này đã hiểu sai đoạn Pháp sau trong “Bài giảng thứ sáu”“Chuyển Pháp Luân”:

“Đối với ai cũng vậy, đối với cha mẹ, đối với con cái đều tốt, ở đâu cũng cân nhắc đến người khác”

Bà nghĩ mình phải không để con gái chịu khổ, chịu bắt nạt, phải đối tốt với cô bé, lúc nào cũng lo lắng cho cô bé, tận lực đáp ứng những yêu cầu của nó. Bản thân mình thì sống tằn tiện nhưng không bao giờ để con gái phải chịu tủi thân.

Thực ra, cảnh giới của người mẹ này đang ở tầng thấp nhất, ngay cả đối với người thường (người thường vẫn giảng “yêu cho roi cho vọt”). Từ cảnh giới cao mà nhìn, người học viên này đã không thể phân biệt tốt và xấu. Đứa con gái có thể đọc bài thơ của Sư phụ trong “Hồng Ngâm”: “Cật khổ đương thành lạc” (Khổ kì tâm chí) (Tạm dịch: “Lấy chịu khổ làm vui”, Khổ về tâm chí), nhưng nó lại không thể hành xử theo nguyên lý đó.

Sư phụ đã giảng:

“Chư vị không được tuỳ tiện muốn làm gì liền làm nấy.” (Bài giảng thứ chínChuyển Pháp Luân).

Nhưng dưới sự nuông chiều của mẹ, cô gái làm gì tùy ý và rất cứng đầu. Càng lớn cô càng ít giống một người tu luyện. Khi còn nhỏ, cô có thể đọc nhẩm một vài bài thơ trong Hồng Ngâm, nhưng cô đã sa đà vào thức ăn và trò chơi điện tử. Cô lười biếng và truy cầu sự thoải mái. Khi lớn lên cô không còn tu luyện nữa. Sư phụ cũng giảng:

“chịu khổ quá nhiều thì chư vị không thể tu” (Bài giảng thứ haiChuyển Pháp Luân )

Trong mắt của những học viên khác, những khổ nạn nhỏ và một chút nghiệp không đáng kể gì. Nhưng đối với cô gái này, nó như khổ nạn to lớn, làm sao có thể tu luyện đây? Huống hồ mẹ của cô lại qua đời do nghiệp bệnh, tạo thành chướng ngại trong tâm lý cho đứa con gái, đời này rất khó để đứa con gái lại bước vào Đại Pháp. Sau này hoàn cảnh không còn áp lực như vậy nữa, muốn quay lại thì dường như không có điều kiện nữa. Một Đại Giác Giả căn cơ như vậy, lại bị hủy hoại trong người thường như thế, tội nghiệp chẳng phải rất lớn sao? Thực chất chính là tội hủy hoại đồng tu. Người mẹ đã dùng “thiện”, nhưng cái “thiện” này, tại cảnh giới cao hơn một chút mà nhìn, có phải là thiện không?

Một số tiểu đệ tử lúc còn nhỏ rất tinh tấn, nhưng lớn lên lại không còn tinh tấn nữa, tu luyện không đều đặn, thậm chí còn ngừng tu. Đó đều là bị các quan niệm người thường của các đồng tu làm ô nhiễm. Việc này rất phổ biến đối với những em có gia cảnh khá giả, những em có gia cảnh bình thường lại ít gặp.

Một vài học viên trung niên và cao tuổi phủ nhận rằng họ làm hư con cháu. Bởi vì lý giải về Pháp của họ chỉ ở tiêu chuẩn người thường, Kiểu học Pháp tinh tấn này chỉ là trên hình thức, không thể tinh tấn thăng hoa dựa trên Pháp lý, dựa trên lý tính. Nghiệp bệnh của bản thân cũng nhiều lần quay lại, hơn nữa mắc lỗi lầm do không dẫn dắt tốt các tiểu đệ tử, nghiệp bệnh thật sự rất khó qua. Nếu có thể cải biến từ căn bản những quan niệm người thường này thì mới là tu luyện.

20. Không thể loại bỏ dục vọng trong thời gian dài, sinh ra tâm an dật, tìm các loại lý do để che đậy

Đối với tu luyện mà nói, sắc dục là tử quan chủ yếu nhất. Điều này các đồng tu đã chia sẻ nhiều rồi, ở đây tôi sẽ không nói thêm nhiều. Nhưng dục vọng cũng có nhiều khía cạnh khác.

Sư phụ đã giảng trong “Bài giảng thứ nhất”, “Chuyển Pháp Luân”:

“…xả bỏ các thứ dục vọng tâm chấp trước trong người thường…”

Nhiều học viên cao tuổi đã đọc điều này, nhưng họ vẫn không thể đối chiếu với bản thân.

Thích ăn ngon, thích nghe lời tán dương (chỉ thích nghe lời thuận tai, lời chướng tai liền coi là can nhiễu), thích xem chương trình truyền hình người thường, thích hưởng thụ vật chất, thích tiêu tiền, v.v., kỳ thực đây đều là dục vọng của người thường. Tuy nhiên một số học viên không lý giải được điều này, đã quen với những dục vọng này, càng ngày càng nảy sinh tâm an dật, không tự nhận biết ra được.

Thực ra, những học viên như thế nên đến gặp những học viên tinh tấn để xem họ có thể chịu đựng và tu luyện trong môi trường như thế hay không. Sư phụ đã giảng:

“…nếu chư vị có nó hay không cũng như nhau, thì chư vị đã vượt qua khảo nghiệm” (Giảng Pháp tại Mỹ quốc 1997)

Có làm được như vậy không? Trong hoàn cảnh gia đình khá giả, có thể làm được không thèm muốn gì cả không? Trong hoàn cảnh gia đình nghèo khó, có thể làm được không cảm thấy bất công không? Có thể vẫn tinh tấn trong khi cao hứng không? Nếu làm được thì thực sự rất tốt, nó nói lên rằng quan hưởng thụ vật chất này đã thực sự vượt qua được rồi.

Nhưng trong thực tế rất nhiều học viên không thể làm được điều đó. Điều kiện sinh sống hạ thấp một chút, dục vọng muốn ăn ngon liền không thể kiểm soát được, sau một thời gian, những ham muốn khác cũng không thể kiểm soát được. Đó là đã sa vào tâm an dật mà không thể kiểm soát được nữa rồi.

Sau đây là một giáo huấn điển hình. Có một đồng tu lúc đầu có thể chịu đựng khổ nạn rất tốt, nhục thân đã tu luyện đến giai đoạn nãi bạch thể. Tuy nhiên, sau đó, cuộc sống của ông được cải thiện, không còn nhiều áp lực nữa, cuộc sống cũng tốt hơn, tâm an dật dần dần phát sinh, các loại dục vọng cũng nổi lên. Dục vọng nổi lên, tâm tính liền bị rớt xuống. Hiện tại ông không thể chịu bất cứ khổ nạn nào, gặp khổ liền không chịu được. Thân thể của ông cũng vì thế mà bị nghiệp lực nhuộm đen, nghiệp bệnh cũng nổi lên. Bản thân ông đã mất đi tín tâm tu luyện, vì vậy không muốn phải chịu khổ nữa.

21. Không dung nhập chỉnh thể, kéo dài nghiệp bệnh

Một vài học viên chỉ tu luyện gói gọn trong những học viên tâm đầu ý hợp, không dung nhập với chỉnh thể ở địa phương mà phối hợp, bản thân có nghiệp bệnh trường kỳ không thể vượt qua, cũng không để các đồng tu khác đến chia sẻ. Họ đã tự tách mình ra khỏi chỉnh thể. Càng như vậy, nghiệp bệnh càng không thể vượt qua, chịu qua được một lần nó lại đến lần nữa. Không có thăng hoa dựa trên Pháp lý, tâm tính không có chuyển biến căn bản, cũng không thể vượt quan.

Có học viên đọc các bài chia sẻ trên Minh Huệ Net, thực sự có thể tìm ra chỗ thiếu sót của bản thân. Tuy nhiên họ chỉ nhận thức được những thiếu sót trong cách làm của bản thân, và những thiếu sót trong biểu hiện tâm tính. Kỳ thực nếu có thể dung nhập vào những bài chia sẻ đó, xem xem bản thân nếu rơi vào trong ma nạn đó thì tâm của bản thân sẽ bị động như thế nào? Những lúc như thế có thể chịu được không? Niệm đầu đó có xuất ra không? Làm được như vậy thì những tâm chấp trước ở tầng sâu hơn mới có thể phơi bày ra, chúng ta mới có thể xả bỏ nó đi. Đọc bài chia sẻ của các đồng tu theo cách này, giống như bản thân bước qua quan của đồng tu, trực chỉ nhân tâm, xả bỏ tâm đó đi, như vậy có thể đề cao rất nhanh.

Đối với những học viên cảm thấy như thể họ đang không đề cao, tôi đề nghị họ thử làm theo những học viên tinh tấn chia sẻ kinh nghiệm trên Minh Huệ Net. Đây không phải là “cố tìm khổ nạn,” hay tìm kiếm hình mẫu. Đây là “tỉ học tỉ tu” (Thực tu,Hồng Ngâm). Nếu làm được như vậy, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng nếu gặp phải khổ nạn như thế chúng ta sẽ không vượt qua được, mới có thể phơi bày ra rất nhiều tâm chấp trước. Lúc đó liền chiểu theo lời Sư phụ giảng trong “Chuyển Pháp Luân”: “Nan nhẫn năng nhẫn, nan hành năng hành.” Hãy thử làm như vậy xem, nhất định sẽ có thể làm được. Đầu tiên, năng lực chịu khổ của chúng ta sẽ tăng lên, tâm tính sẽ đề cao lên, sẽ có nhận thức mới về Pháp lý, sẽ có đột phá trong cảnh giới tu luyện. Dần dần sẽ có thể dung nhập vào chỉnh thể mà đề cao tầng thứ.

Trong khi giúp đỡ nhau đề cao, chúng ta còn phải chú ý, nhất định không được có tâm xem thường nhau. Xem thường người khác chính là xem thường bản thân, vì mọi người đều là một chỉnh thể. Tâm bao dung lẫn nhau, cần phải to lớn đến mức coi họ như một phần thế giới của chúng ta và chúng ta là một phần trong thế giới của họ, tôi ở trong bạn, bạn ở trong tôi, vũ trụ kỳ thực là có kết cấu như vậy, các đồng tu cũng giống như trợ thủ đắc lực của chúng ta vậy. Nếu có thể hình thành chỉnh thể như vậy, cựu thế lực tự nó sẽ bội phục mà rút lui. Bất kỳ quan niệm nào ảnh hưởng đến việc tạo thành chỉnh thể của các học viên đều có thể là sơ hở để cựu thế lực tăng cường bức hại.

Mỗi lạp tử của Đại Pháp, thực sự có thể như Sư phụ giảng trong “Bài giảng thứ tám”, “Chuyển Pháp Luân”:

“…hơn vạn mạch liên [kết] thành một khối, đạt đến một cảnh giới không mạch không huyệt…”

Nếu phối hợp chỉnh thể đạt đến lực độ như vậy, tà ác muốn “điểm huyệt” đều không thể điểm được, bức hại tuyệt đối sẽ không tồn tại nữa. Điều này cần mỗi cá nhân phải phóng hạ bản thân, phóng hạ tư tâm, phóng hạ quan niệm, cùng nhau nỗ lực.

Đối với các học viên chịu nghiệp bệnh trường kỳ, có học viên có nhiều nguyên nhân, nhưng cũng có học viên có thiếu sót nghiêm trọng và đang ở trong tình trạng nguy hiểm. Thiếu sót lớn đến như vậy, nếu không mở rộng tâm ra để nhìn, không cắn răng hạ quyết tâm, không đền bù cải chính, thì các đồng tu có giúp đỡ cũng vô dụng.

Trong bài “Sư đồ ân“, “Hồng Ngâm II”, Sư phụ đã giảng:

“Đệ tử chính niệm túc,
Sư hữu hồi thiên lực.”

Tạm diễn nghĩa:

“Đệ tử chính niệm mà đầy đủ
Thì Sư phụ sẽ đủ sức đưa trở về trời” (Ơn Thầy Trò)

Nếu trong tâm thực sự nhận thức được như vậy, thực sự làm được như vậy, thực sự có thể cải chính, thì nhất định sẽ vượt qua được đại quan này.

Kỳ thực những nghiệp bệnh này đều là do những lần trước vượt quan không dứt điểm hoặc tâm tính không vượt quan được mà tích tụ lại thành những đại quan, tử quan. Giáo huấn này, các học viên khác đều có thể nhìn vào.

Trên đây là thể ngộ của tôi. Xin hãy từ bi chỉ ra những gì không phù hợp.

(Kết thúc)


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/23/渐悟状态中看到的长期病业(十二)-299247.html
https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/24/渐悟状态中看到的长期病业(十三)-299248.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/11/5/146716.html
Đăng ngày 18-01-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share