Bài viết của Viễn Hành, học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-06-2022] Cuối cùng tôi đã hiểu được ý nghĩa của việc xả bỏ tình cảm khi giúp đỡ các học viên khác. Điều này liên quan đến một học viên lớn tuổi bị nghiệp bệnh nghiêm trọng sau khi được trả tự do sau nhiều năm bị cầm tù. Bà bị liệt và không thể nói được. Khi tôi thấy bà sống trong một căn nhà dột nát và phải nhờ người chăm sóc, tôi đã không cầm được nước mắt.

Trong nhiều tuần, tôi đã không thể xả bỏ tình. Tôi phát sinh chấp trước truy cầu mạnh mẽ và hy vọng giúp bà nói và vận động lại được ngay lập tức.

Khi tôi học Pháp, Sư phụ Lý đã có nhiều điểm hóa rằng tâm tôi không chính, nhưng tôi đã không để tâm đến những điểm hóa này. Tôi chỉ muốn sức khỏe của học viên này được cải thiện!

Ý định giúp bà ấy dường như là đúng trên bề mặt. Tuy nhiên, ý định này bị những quan niệm người thường lèo lái. Tình cảm của tôi phát triển mạnh đến mức tôi khóc bất cứ khi nào tôi đọc các báo cáo về cuộc bức hại đang diễn ra trên trang Minh Huệ.

Tôi đã không thể tập trung vào bất cứ điều gì bởi vì tôi chỉ nghĩ về tình hình của học viên này. Khi tôi đọc những bài viết về việc đãng trí, tôi lại nghĩ đến bà ấy. Tôi không hiểu lý do tại sao bà lại như vậy, đặc biệt khi bà đã chịu đựng đến mức đó mà vẫn không từ bỏ đức tin vào Đại Pháp.

Nhận ra một phương diện mới

Đột nhiên, một chiếc kính lúp lớn đã xuất hiện trước một bài báo mà tôi đang đọc. Tôi choáng váng và ngay lập tức nhận ra rằng tôi đã thổi phồng vấn đề quá mức. Tuy nhiên chính xác thì tôi đã phóng đại cái gì? Trong bài báo, tôi đã đọc về một nhóm học viên bị bức hại.

Tôi hiểu là mình đã thổi phồng cuộc bức hại. Có phải tôi bị mắc kẹt trong tình không? Mục đích của bản báo cáo này là khiến tôi cảm thấy buồn có phải không? Tôi có giống như một học viên không khi tôi khóc như vậy? Việc này có thể làm giảm nhẹ khổ nạn mà các học viên đang phải gánh chịu hay không?

Tôi nhận ra rằng mình đã dính mắc vào tình. Nếu nhiều học viên hành xử như thế này, họ có thể tạo nên một trường năng lượng tiêu cực, có thể khiến gia tăng khổ nạn trong nhóm của chúng tôi.

Sư phụ giảng:

“…Thuỳ ngôn trí huệ đại
Tình trung vũ càn khôn

Tạm dịch:

Ai xưng trí huệ lớn
Trong tình múa càn khôn”
(Hồi thủ-Hồng Ngâm)

Tôi sẽ không thể giúp các học viên nếu tôi thấm đẫm trong tình và có thể dao động tín tâm vào Đại Pháp.

Tình bắt nguồn từ sự ích kỷ. Làm sao tôi có thể giúp những người khác đề cao từ phương diện Pháp lý với tình đây? Chỉ có sức mạnh của chân thiện mới có thể giúp các học viên trở lại tu luyện tinh tấn và vượt qua khổ nạn.

Nhìn cuộc bức hại theo cách của người thường thật nguy hiểm, bởi vì chúng ta sẽ thấy những hành động tàn bạo khó mà chấp nhận được. Người học viên cao tuổi này có thể không cảm nhận được uy lực của Pháp khi tôi bị mắc kẹt trong những suy nghĩ tiêu cực. Trên thực tế, quan niệm con người của tôi sẽ chỉ làm giảm chính niệm của bà ấy và khiến bà khó nhìn thấu được giả tướng này.

Các học viên chân chính có trường năng lượng chính niệm, có thể điều chỉnh những trạng thái không đúng đắn. Chúng ta chỉ có thể giúp giải thể bức hại bằng cách học Pháp tốt và có chính niệm. Chỉ bằng cách tín tâm kiên định vào Sư phụ và Pháp, chúng ta mới có thể giúp các đồng tu tăng cường chính niệm của họ.

Nếu các học viên có những niệm tiêu cực, cựu thế lực sẽ lợi dụng sơ hở và khiến tình hình trở nên tệ hơn, rắc rối hơn và khó chấp nhận hơn.

Làm sao Sư phụ lại có thể an bài cho một học viên bị liệt và không thể nói được vào thời điểm quan trọng này khi chúng ta phải cứu người? Nhìn nhận tình trạng của bà ấy như thế nào là một vấn đề tu luyện.

Sau khi tôi nhận ra điều này, tôi đã bình tĩnh hơn nhiều. Sau đó tôi dần thanh trừ những quan niệm người thường của mình và có thể tập trung vào việc học Pháp. Tôi không còn cảm thấy buồn nữa. Mọi thứ đều liên quan đến tâm tính của tôi.

Sư phụ đã giảng:

“Tôi nói với mọi người, nếu như một cá nhân không có nghiệp lực lớn nhường ấy, thì tuyệt đối sẽ không xuất hiện nạn lớn nhường ấy.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 2000-Đạo hàng)

“việc của bạn cũng là việc của mình, việc của mình cũng là việc của bạn. Chúng ta không giảng những gì là ‘đoàn kết’ của người thường, vốn chỉ là một hình thức bề mặt cưỡng cầu mà thôi; chư vị là người tu luyện, chư vị có cảnh giới cao hơn. ” (Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC năm 2002-Giảng Pháp tại các nơi II)

Chúng ta là một chỉnh thể, vì vậy những khổ nạn của bà ấy đã được triển hiện thành khảo nghiệm tôi cần vượt qua. Tôi bắt đầu thay đổi cách suy nghĩ của mình. Tôi không chỉ quan tâm những nhu cầu hàng ngày của bà ấy mà tôi cũng bắt đầu hỗ trợ bà từ phương diện tu luyện.

Tôi đọc Tuần báo Minh Huệ cho bà nghe để bà có thể bắt kịp với tiến trình Chính Pháp. Quan trọng hơn, tôi nói với bà ấy rằng học Pháp là chìa khóa để đề cao tâm tính và giải thể bức hại. Tôi đưa ra một ví dụ về cách mà các học viên tại Trường Xuân bắt đầu học thuộc Pháp cách đây 20 năm. Vì vậy, tôi đã giúp bà hình thành thói quen học thuộc Pháp. Tôi cũng nhắc bà về tầm quan trọng của việc phát chính niệm.

Chính niệm của bà trở nên ngày càng mạnh. Mặc dù bà chưa phục hồi và không thể luyện công, nhưng bà đã học Pháp và bắt đầu hướng nội.

Sư phụ đã chịu vô vàn gian khổ để cứu chúng ta, nhưng Ngài không nói gì về điều này hoặc để trong tâm. Chúng ta cũng không được để tâm đến những phiền toái của mình. Đừng phóng đại những khó khăn của các đồng tu; việc này chỉ tạo thêm trở ngại.

Tôi không thể nhận ra tên của chính mình

Tôi đã không giảng chân tướng trực diện vì có tâm sợ hãi. Bởi vì tôi không thể vượt qua chấp trước này nên tôi luôn cảm thấy xấu hổ rằng Sư phụ đã cứu tôi.

Tôi đã từng có một cơ hội tốt để nói với người giám sát của mình chân tướng về cuộc bức hại. Không may là tôi đã không thể mở lời bởi vì tôi sợ bị báo cảnh sát. Tôi đã không tự tin và cảm thấy mình không có đủ thời gian để đi thẳng vào vấn đề.

Tôi trở nên thất vọng mỗi khi nghĩ đến việc này. Sau đó một cách vô thức tôi đã viết tên mình lên một mẩu giấy. Tôi chợt nghĩ rằng tên tôi trông rất lạ. Mặc dù tôi biết cách đọc nó, tôi không biết nó là tên của ai.

Tôi chợt nhận ra rằng Sư phụ đã thấy tâm sợ hãi của tôi. Ngài đã sử dụng cách này để làm cho tôi hiểu rằng không phải chân ngã của tôi đang sợ. Làm sao tôi có thể chấp nhận giả ngã thành chân ngã của mình được? Làm sao tôi có thể để giả ngã kiểm soát mình chứ?

Tôi nhanh chóng điều chỉnh trạng thái của mình. Chân ngã của tôi đã lập thệ ước cứu người, vì thế tôi tự nhủ mình không được sợ hãi. Tôi thấy một cơ hội khác để tiếp cận người giám sát của mình. Đầu tiên tôi nói với cô rằng tôi đánh giá cao sự chăm chỉ của cô. Tôi cũng cảm ơn cô ấy vì lòng tốt của cô khi bảo vệ tôi không bị bức hại. Sau đó tôi nói với cô ấy lý do vì sao các học viên kiên định vào đức tin của họ và giải thích bản chất thực của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Cuối cùng, cô ấy nói rằng các học viên nên được đối xử một cách từ bi. Tôi vui vì cô ấy không còn hiểu lầm Đại Pháp.

Tôi rất biết ơn những điểm hóa của Sư phụ. Ngài không muốn bất kỳ ai bị rớt lại phía sau. Chúng ta phải tu luyện tinh tấn.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/14/444847.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/18/202301.html

Đăng ngày 27-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share