Bài của Nhất Liên

[MINH HUỆ 06-07-2011] Trung Quốc đã từng được coi là vùng đất của nhạc lễ. Trong cuốn Lễ Ký nói rằng, “Âm nhạc đại diện cho sự hòa hợp giữa trời và đất,” nó có nghĩa là âm nhạc đại diện trạng thái hòa hợp nhất của mọi vật trên thiên đường và trên mặt đất. Âm nhạc tốt nhất sẽ mang tới cho mọi người sự hòa ái và khuyến khích mọi người hướng tới cái thiện. Nhìn vào xã hội ngày nay, ý nghĩa giáo dục như vậy về “âm nhạc” đã biến mất. Thay vào đó, âm nhạc đã trở thành một công cụ cho mọi người hướng tới sự ích kỷ, ham muốn nhục dục. Nhạc POP hiện đại chứa đầy những ham muốn nhục cảm và sự oán hận ích kỷ. Thậm chí tồi tệ nhất là nhưng bài “nhạc đỏ” tẩy não của Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ), vì chúng đầy những lời tán dương đạo đức giả và khuyến khích một cuộc đấu tranh tinh thần.

Âm nhạc chèn phụ đề cảm hóa tâm trí mọi người. Một khi âm nhạc được chuẩn bị đầy đủ lời ca, mọi người có thể nhớ lại lời ca một cách tự nhiên khi họ ngân nga giai điệu. Vì thế sau khi ĐCSTQ cướp chính quyền, họ đã thay thế những lời ca của một số các bài hát dân gian hay với lời được sáng tác bởi chính họ, và sử dụng đủ loại phương tiện để phổ biến những bài hát như thế khắp cả nước trong nỗ lực thay đổi tâm trí mọi người bằng cách tiếp cận ôn hòa. Mọi người có thể chống lại sự tẩy não cưỡng bức, nhưng nói chung là không đề phòng hiện tượng văn hóa như thế trong cuộc sống thường nhật của họ. Mọi người hát những bài hát này suốt ngày, và trước khi họ biết, tâm trí của họ đã chứa đầy những luận điệu của ĐCSTQ. Đến lượt việc này lại cung cấp một cái vỏ đủ để che đậy áp lực của ĐCSTQ với người Trung Quốc, làm lạc lối mọi người nghĩ rằng mọi người chịu đựng bất kỳ cái gì sai, nó luôn luôn là lỗi cá nhân và rằng “Đảng” mãi mãi là vinh quang. Thậm chí các nền văn hóa khác nhau khi nhập vào Trung Quốc, và mọi người bắt đầu thưởng thức một sự khác biệt về âm nhạc, họ vẫn bị ép phải hát “nhạc đỏ”. Gần đây, các cơ quan và trường đại học phải tổ chức đủ loại cuộc thi “nhạc đỏ”, trong nỗ lực lại một lần nữa thấm nhuần tâm trí của mọi người với các khái niệm của ĐCSTQ.

Cổ nhân đã từ lâu nhận ra rằng âm nhạc có thể giúp giáo dục và cảm hóa mọi người, và nó cũng có thể được dùng để phá hủy một quốc gia. Sự ám chỉ về mức độ suy đồi dẫn tới sự sụp đổ triều đại là một điển cố có đạo lý: “Trong ruộng dâu, trên bãi sông Bộc là tiếng nhạc mất nước” (Hán thư : Ðất nước Trịnh, Vệ có bãi dâu trên sông Bộc, trai gái tụ tập đàn hát gợi chuyện dâm ô). Người ta nói rằng vào thời Xuân Thu (722-481 B.C.), Vệ Linh công tới thăm nước Tấn. Trên đường tới đó, ông nghỉ qua đêm tại sông Bộc, và ở đó ông nghe thấy âm thanh của một loại nhạc cụ đàn dây. Vì thế ông yêu cầu nhạc công Sư Quyên ghi lại đoạn nhạc. Khi ông tới nước Tấn gặp Tấn Bình công, ông đã yêu cầu nhạc công Sư Quyên chơi lại đoạn nhạc mà ông đã chép lại. Khi nhạc công nước Tấn là Sư Khoáng nghe được, ông đặt tay của mình lên dây đàn và dừng nhạc rồi nói: “Nhạc này là vong quốc. Nó là thứ nhạc suy đồi do nhạc sư của Trụ Vương, Sư Duyên sáng tác. Khi Vũ Vương chinh phạt Trụ Vương, Sư Duyên chuồn về hướng đông. Khi ông tới sông Bộc, ông ta đã nhảy xuống sông tự tử; cho nên bất kỳ ai nghe nhạc này, trạng thái người đó sẽ chắc chắn suy đồi.” Sau đó, nhạc như thế được coi là “vong quốc chi âm”.

Làm sao để người ta có thể phân biệt giữa “vong quốc chi âm” và “Hưng bang chi lạc” (nhạc làm hưng thịnh quốc gia)? Nó còn tùy thuộc vào âm nhạc diễn tả cái gì: liệu nó là đức hay oán.

Cuốn sách Lễ Ký giải thích phần linh hồn bên trong của âm nhạc là sự hòa hợp, không phải hỗn loạn, và chuẩn mực của âm nhạc là làm cho mọi người hạnh phúc với sự trìu mến. Do đó chúng ta có thể thấy rằng cảnh giới cao nhất của “âm nhạc” là nó có thể dẫn tới “tính tính hòa ái”. Âm nhạc đó có thể giúp mọi người duy trì một tâm trí thanh tĩnh và thăng hoa tới điều tốt đẹp là âm nhạc thật sự tốt. Thế còn những thứ “nhạc đỏ” kia mang tới cái gì? Chúng tràn ngập sự oán hận sâu sắc. Từ một góc độ nghệ thuật, người ta có thể thấy một cách rõ ràng chúng có chất lượng thấp. Ví dụ, lấy bài gốc của ĐCSTQ “Quốc tế ca”; nó diễn tả một cuộc đấu tranh tinh thần mạnh mẽ, căm hận Thần linh, và coi rẻ mọi thứ văn hóa cổ xưa. Âm nhạc ĐCSTQ kể từ đó phản ánh sự oán hận giống thế này. ĐCSTQ sử dụng âm nhạc mạnh để diễn tả những cảm xúc dữ dội và để thiết lập “hình tượng” của “Đảng”. Nếu chúng ta nhìn vào văn hóa truyền thống, chúng ta sẽ phát hiện rằng từ cổ chí kim, Trung Quốc luôn là một đất nước bao dung và không hề có sự phân biệt chống lại các nền văn hóa ngoại lai. Trái lại, bất kỳ văn hóa nào đặt chân trên vùng đất của Trung Quốc đều để lại những thành tựu tốt đẹp nhất trong tính cách của dân tộc Trung Quốc và trở nên đồng hóa vào dân tộc Trung Quốc. Văn hóa ĐCSTQ là trái ngược. Những bài “nhạc đỏ” của họ khuyến khích mọi người phá hủy mọi truyền thống và cắt đứt niềm tin vào thần để thiết lập sự sùng bái chính họ. Khi mọi người hát những bài hát như vậy, họ vô tình tiếp thu sự cuồng ngạo của ĐCSTQ, muốn đấu lại với thiên địa cũng như với người; cái mà họ tôn thờ là máu và lòng hận thù. Hoàn toàn không có sự lương thiện của con người trong những bài hát như vậy. Khi mọi người lắng nghe loại nhạc này một cách thường xuyên, họ sẽ cảm thấy không thoải mái, và khi loại âm nhạc này trở thành một phần cuộc sống của họ, họ sẽ dần dần mất đi sự lương thiện và bao dung nguyên thủy của mình.

Vậy thì loại nhạc nào thật sự tao nhã và chân chính? Âm nhạc thật sự tốt nên là “Mỹ đức chi âm” phải là mang nội hàm lương thiện và hình thức đẹp đẽ. Những âm nhạc như vậy có thể dẫn dắt nội tâm và thỏa mãn mọi người bằng hình thức đẹp, như thế dẫn dắt con người hướng tới Thiện và Mỹ.

Biểu diễn Nghệ thuật Thần Vận đi vòng quanh thế giới đã mang tới cho nhân loại một cơ hội trở về sự tốt đẹp trong cảnh giới của nghệ thuật. Những màn biểu diễn về sự lương thiện và vẻ đẹp thuần khiết không những mô tả 5000 năm văn hóa truyền thống Trung Quốc, mà còn hiển thị đại thiện và đại nhẫn. Hiệu ứng sân khấu tuyệt vời, âm nhạc thiên đường kêu gọi lương tri và chấn động nội tâm con người.

Biểu diễn Thần Vận trình diễn đa dạng, mỗi hình thức cho phép mọi người nghĩ về hàm nghĩa của cuộc sống trong một trạng thái thanh tỉnh. Khán giả không chỉ thưởng thức hiệu ứng sân khâu độc nhất vô nhị và nghệ thuật tuyệt hảo, mà còn trải nghiệm sâu sắc sự yên bình, chân thành, và trung thực xuất phát từ nội tâm. Vẻ đẹp của cuộc sống nằm trong sự thăng hoa bên trong của mỗi cá nhân cho phép người ta phản bổn quy chân thay vì chỉ hưởng thụ nội tâm.

Sự kỳ diệu của âm nhạc nằm ở Đức của nó. Âm nhạc không có Đức là không khác gì thứ nhạc suy đồi, tà dâm, và nó sẽ kéo mọi người xuống địa ngục, trong khi âm nhạc của Đức sẽ cho phép người ta tìm thấy tự ngã và chứng ngộ tới giá trị đích thực của cuộc sống.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/7/6/乐之妙在于德-243457.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/9/15/128123.html
Đăng ngày 16-9-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share