Bài của Thanh Ngôn

[MINH HUỆ 8-1-2006] Chữ “Đức”, theo cuốn “Khang Hy tự điển” giải thích là “Thiện mỹ, chính đại quang minh, trong sáng”. Thực ra trong lời bói quẻ thời nhà Thương và tài liệu lịch sử thời kỳ trước khi nhà Tần thống nhất Trung Hoa, thì “Đức” và “Đắc” là có liên hệ mật thiết. “Đức” có hàm ý là đạt được, có được. Trong cuốn “Thuyết văn giải tự” giải thích “Đức” như thế này: “Đức giả đắc dã, nội đắc vu kỷ, ngoại đắc vu nhân” (Tạm dịch: Người có Đức thì bên trong làm chủ được bản thân, bên ngoài đắc được nhân tâm).

Đức được người xưa xem là tiêu chuẩn phân biệt giữa con người với cầm thú. Chỉ khi phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức mà con người cần phải có thì mới xứng được gọi là người. Mà làm người, muốn “Tề gia trị quốc, bình thiên hạ” thì đầu tiên phải “Tu thân”. Tu thân nghĩa sao? Chính là tu dưỡng đạo đức bản thân. Căn cứ trình độ tu dưỡng đạo đức cao hay thấp, người ta chia làm 4 hạng người là Thánh nhân, người tài, quân tử, và tiểu nhân. Cho nên hoàng đế cần phải “Tu Đức cho xứng với Mệnh”, “Kính Đức hạnh và bảo vệ nhân dân”, nhân dân “Sỹ phu có trăm hạnh, đứng đầu là Đức”, cần phải “Tu thân dưỡng Đức”.

Vì sao Đức lại quan trọng đến thế? Vấn đề này vượt khỏi nhận thức “Tu thân” thông thường, là một phương diện mà giới tu luyện mới có thể hiểu rõ. Người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp – Sư Phụ Lý Hồng Chí đã giảng:

“Đức tích lại từ các kiếp trước. Vua, quan, phú, quý đều từ Đức mà ra. Vô Đức, vô đắc; mất Đức tức là mất tất cả. Vậy ai muốn quyền lực và của cải trước tiên cần phải tích đức. Bằng lao động vất vả và làm việc thiện, người ta có thể thu lấy Đức từ quần chúng. Muốn thành tựu, phải lĩnh hội luật nhân-quả. Hiểu được thế thì dân chúng và quan chức mới biết tự tu thân, phú quý thái bình mới thịnh hành thiên hạ”. (Tinh tấn yếu chỉ – “Của và Đức”)

“Con người tại rất nhiều các không gian khác đều có một thân thể chuyên biệt; và trong một không gian nhất định, thì có một trường bao quanh thân thể. Là trường gì vậy? Trường ấy chính là cái mà chúng tôi gọi là “đức”. Đức là một loại chất màu trắng; nó không phải là thứ mà trước kia chúng ta cho rằng chỉ là điều [thuộc về] tinh thần, điều ở trong con người [với] hình thái ý thức; nó hoàn toàn là dạng tồn tại vật chất; vậy nên những người già trước đây thường nói nào là tích đức, nào là tổn đức; những lời nói ấy hết sức đúng.” (Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ nhất)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/1/8/118213.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/1/25/69319.html
Đăng ngày 01-06-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share