[MINH HUỆ 26-05-2011] Vào năm thứ hai triều đại Trinh Quán, đã xảy ra một đợt dịch châu chấu gần kinh thành Trường An. Khi Đường Thái Tông nhìn thấy những con châu chấu trong khi kiểm tra các loại cây trồng trong vườn thượng uyển, Ngài bắt lấy một vài con và nói, “Mọi người sống dựa vào cây trồng, nhưng ngươi lại làm khô héo chúng để gây hại cho mọi người. Nếu mọi người không làm điều gì sai, ta phải có trách nhiệm về điều đó. Nếu ngươi hiều được điều này, thì hãy dừng việc gây hại cho nhiều người. Ngươi có thể ăn ở trong trái tim của ta.” Cùng với những lời đó, Ngài định nuốt những con châu chấu. Khi những viên quan trong triều nhìn thấy như vậy, họ liền nói, “Xin ngài đừng làm vậy. Ngài có thể bị ốm mất thôi”. Đường Thái Tông nói, “Ta mong mỏi rằng tai họa có thể chuyển sang ta. Sao ta lại sợ bị ốm chứ?” Ngài liền nuốt chửng lấy những con châu chấu. Kể từ đó trở đi, trong suốt triều đại của Ngài, không bao giờ có dịch châu chấu nào xẩy ra nữa. (Từ cuốn Trinh Quán chính yếu, Vụ nông đệ tam thập)

2011-2-28-minghui-guren-02--ss.jpg

Đường Thái Tông

Vào tháng Tám năm thứ hai triều đại Trinh Quán, Đường Thái Tông đến tòa án để đọc các trường hợp bất công của dân chúng. Bởi vì không có vấn đề lớn nào phải giải quyết vào thời gian đó, Đường Thái Tông quyết định ở lại Cung điện phía tây. Các đại thần trình bày một bản tấu chương cho nhà Vua, trong đó nói: “Dựa vào những lễ nghi, nhà Vua có thể ngự trong một cung điện mát mẻ và khô ráo bên bờ sông trong mùa hè. Ngay lúc này đây, cái nóng mùa hè vẫn còn rõ rệt và sự ẩm ướt của mùa thu chỉ vừa mới đến. Nền tảng của cung điện khá thấp, do đó bên trong cung điện rất ẩm ướt. Chúng thần kính cẩn đề nghị Bệ hạ ban hành một sắc lệnh hoàng gia cho phép xây dựng một cung điện bên sông để Bệ hạ ngự trong mùa hè.

Đường Thái Tông đã viết trả lời, “Ta có vấn đề về sức khỏe, và khi thời tiết ẩm ướt và lạnh, các khớp của ta đau đớn. Đúng là không thích hợp cho ta khi sống trong cung điện, nơi vốn dĩ trũng thấp và bên trong thì ẩm ướt. Tuy nhiên, nếu ta đồng ý với lời khuyên của các khanh, nó sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền. Trong quá khứ, khi Hán Văn Đế khi được đề nghị xây cung điện, Ngài đã nghĩ rằng nó có thể tiêu tốn mười hộ gia đình giàu có để xây dựng nó, do vậy Ngài đã quyết định không xây dựng nó. Đức hạnh của ta không thể giống với đức hạnh của Hán đế, và nó sẽ chống lại các nguyên tắc nói rằng nhà Vua phải chăm lo cho dân chúng như che mẹ vậy.” Ngài sau đó đã ban lệnh cấm các quan lại yêu cầu xây dưng cung điện cho Ngài. (từ Cựu Đường thư, Thái Tông bản kỉ)

Vào năm thứ năm triều đại Trinh Quán, quan phụ trách lễ nghi trình bày với nhà vua một bản kiến nghị, nói rằng Hoàng thái tử đã đến tuổi thi hành nhân lễ, và thời gian tốt nhất là tháng Hai âm lịch. Họ muốn nhà Vua ban hành chiếu thư tăng binh sĩ chuẩn bị cho việc thái tử thành nhân lễ. Đường Thái Tông viết trả lời, “Nông dân hiện đang bận rộn, và nó (yêu cầu của các khanh) có thể gây tổn hại đến công việc đồng áng.” Ngài sau đó ban chiếu lệnh hoãn buổi lễ đến tháng Mười.

Thầy dạy của thái tử, Tiêu Vũ, trình lên nhà Vua bản tấu chương, nói rằng chiểu theo thuyết Âm Dương tương sinh tương khắc, tháng Hai là tháng tốt nhất cho lễ tuyển trạch. Đường Thái Tông nói, “Trẫm không tuân thủ một cách cứng nhắc theo thuyết Âm Dương để hành sự. Nếu một người hành sự theo thuyết Âm Dương, rồi anh ta không quan tâm nhiều đến lý do và sự đúng đắn. Làm thế nào chúng ta có thể chỉ theo đuổi sự may mắn của chúng ta và yêu cầu Thượng Đế ban phước lành? Nếu một người hành động dựa trên chính nghĩa, anh ta sẽ tự nhiên được ban phước lành với sự may mắn. Bên cạnh đó, số phận của một người phụ thuộc chính anh ta. Làm thế nào mà một người chỉ dựa vào thuyết Âm Dương? Vụ mùa rất quan trọng và không thể bị đặt vào nguy hiểm được.” (Từ Trinh Quán chính yếu, Vụ nông đệ tam thập)
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/5/26/【神传文化】损己身-恤民情-241361.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/6/6/125844.html
Đăng ngày 26-06-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share