Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại Lục
[MINH HUỆ 08-06-2022] Tôi là đệ tử Đại Pháp đã tu luyện 26 năm trong Đại Pháp, năm nay tôi 62 tuổi. Nay tôi viết lại thể hội tu luyện trong thời gian gần đây nhất, để kính gửi lên Sư tôn và chia sẻ với đồng tu. Nếu có chỗ nào không ở trong Pháp, mong đồng tu chỉ chính.
Tiểu khu chúng tôi đã bị phong tỏa toàn diện hơn 20 ngày, ngày càng nghiêm ngặt hơn, không được bước chân ra khỏi cửa, có xe tuần tra hú còi inh ỏi mấy lần trong ngày, không cho phép rời khỏi nhà.
Từ khi phong tỏa tiểu khu, tôi nắm chắc thời gian, học bài giảng trong sách “Chuyển Pháp Luân” nhiều hơn bình thường, lúc học Pháp ngồi song bàn, tư thế ngay thẳng, nghiêm túc nghiêm khắc, cảm thấy từng câu từng câu nhập tâm.
Sư phụ giảng:
“nên có một giai đoạn tư tưởng của tôi và họ liên [kết] với nhau. Sau khi liên [kết], tôi có chút đỉnh chịu không nổi; bất kể tầng của tôi cao bao nhiêu, cũng như tầng của tôi thấp bao nhiêu, bởi vì tôi ở nơi người thường, tôi vẫn còn làm một việc hữu vi: tâm đang độ nhân, để tâm vào việc độ nhân. Nhưng cái tâm của họ tĩnh đến trình độ nào? Tĩnh đến một trình độ đáng sợ. Nếu có một cá nhân tĩnh đến trình độ ấy thì còn được; [nhưng] bốn, năm vị ngồi nơi kia, đều tĩnh đến trình độ ấy, giống như một đầm [sâu] nước chết không có gì trong đó hết; tôi muốn cảm thụ họ mà không thể cảm thụ được. Mấy hôm ấy trong tâm tôi rất khó chịu, chính là cảm thấy một dư vị nào đó.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)
Khi đọc đến đây, nước mắt tôi rơi đầy mặt. Tôi nghĩ: Sư phụ ơi, Ngài thật không dễ dàng gì, còn có những điều chúng con không biết, cũng không tưởng tượng đến được, Ngài vì chính Pháp, vì chúng sinh, vì chúng con mà chịu đựng và phó xuất cự đại.
Tiếp tục học, sau khi học xong Bài giảng thứ tư, từ đầu đến cuối chân vẫn song bàn, không hề cử động, rất thoải mái, không có bất kỳ cảm giác nào. Tôi nghĩ: Không bỏ xuống, học tiếp Bài giảng thứ năm, nghiêm túc học, không nhanh không chậm, học đến đâu vào đến đó. Khi đến nửa Bài giảng thứ năm, cảm thấy chân hơi tê nhưng tôi không quan tâm, nhất định phải kiên trì học xong Bài giảng thứ năm. Vì vậy tôi tiếp tục kiên trì. Điều này trước đây chưa bao giờ xảy ra, bình thường học một bài giảng Pháp không biết phải bỏ chân lên xuống bao nhiêu lần, còn buồn ngủ, lần này thì rất thanh tỉnh từ đầu đến cuối. Thật kỳ diệu, khi tôi tinh tấn, thì Sư phụ khích lệ và gia trì cho tôi.
Tối hôm trước, tôi cầm máy tính đến phòng mẹ và nói: Mẹ, con chia sẻ một bài viết với mẹ. Vừa để máy tính xuống giường, mẹ liền lấy chai dầu xoa tay, xoa tay. Tôi nhìn thấy, chẳng nghĩ gì, sau đó cũng quên mất. Tôi vừa đọc mấy câu, mẹ giơ mười ngón tay trên hai bàn tay ra, như vỗ tay, và vỗ ra tiếng. Tôi nói: Mẹ làm gì vậy? Bà lập tức dừng vỗ tay. Tôi tiếp tục đọc, chưa đọc được mấy câu, bà cầm con chuột máy tính lên nghịch, gõ phím một cái liền chạy mất trang.
Tôi nói: Mẹ làm gì với nó vậy?
Bà nói: Đây là cái gì? Mẹ cũng không biết.
Tôi hơi bực mình. Lớn tiếng nói: Sao mẹ lại khiến mọi người không thích mẹ đến vậy?
Bà nói: Mẹ làm gì mà không thích mẹ chứ?
Lúc này tôi lập tức cảnh giác. Tôi sai rồi, tôi im lặng và không nói nữa, giữ vững tâm tính, tiếp tục đọc bài chia sẻ.
Chuyện này đã bộc lộ biết bao nhân tâm chấp trước trong tôi: Chỉ trích, văn hóa đảng, nghiêm khắc, v.v., lại đào sâu xuống, vẫn còn có nữa. Khi học Pháp của Sư phụ, Sư phụ điểm hóa cho tôi. Vì pháp môn của chúng ta là trực chỉ nhân tâm, những mâu thuẫn và nhân tâm chấp trước này đều phải xem nhẹ, đây là điều quan trọng nhất trong pháp môn của chúng ta. Vì vậy tôi phải nỗ lực quy chính, tu bản thân. Trong tâm tôi nói: Cảm tạ Sư phụ đã điểm ngộ.
Mấy ngày này, tôi tăng cường học Pháp lượng lớn. Có thời gian thì tôi học thuộc sách “Chuyển Pháp Luân” và “Hồng Ngâm”. Đồng thời học Pháp nhiều hơn, phát chính niệm nhiều hơn. Mỗi ngày phát chính niệm chín, mười lần, phát chính niệm phải thực sự đạt được tác dụng trừ ác, nếu không thì phát chính niệm có tác dụng gì?
Tôi phát chính niệm, đầu não bảo trì thanh tỉnh, tập trung niệm lực, quyết không đổ tay hay dính tay lại với nhau. Đôi khi cảm thấy có chút không khởi tinh thần, thì lập tức phấn chấn lên, dốc toàn lực trong tâm hô to khẩu quyết chính Pháp, “Pháp chính càn khôn, tà ác toàn diệt!” Có bao nhiêu sức lực thì dùng bấy nhiêu sức lực, hô to hai lần, lập tức không mệt mỏi buồn ngủ nữa.
Khi phát chính niệm thường cảm thấy thân thể “soạt, soạt”. Công lực cường đại. Tôi tu (trong trạng thái thiên mục) đóng, thậm chí không nhìn thấy gì, tôi nghĩ nếu nhìn thấy thì thật hùng tráng. Cũng giống như pháo hoa được bắn vào Tết Nguyên Đán, màu sắc vô cùng ngoạn mục. Phát chính niệm đến đâu, thì tất cả mọi nhân tố bất chính đều bị giải thể. Tôi có một cảm giác như vậy.
Trong thời gian này, tôi tu tốt bản thân. Mỗi ngày tôi thức dậy lúc ba giờ sáng, luyện hết năm bài công pháp. Trong tình huống này, một số đồng tu dần dần buông lơi, xem tivi, xem phim truyền hình, chơi bài trên điện thoại di động, đánh mạt chược, uống bia, ngủ muộn. Trong thùng thuốc nhuộm này, hơi không chú ý liền bị kéo xuống. Chúng ta tu luyện trong Đại Pháp nhiều năm như vậy, bước qua trong gió mưa, chúng ta hãy thắt chặt gốc rễ tu luyện của mình, coi mỗi ngày là một ngày mới, hoặc coi mỗi ngày là một ngày cuối cùng, làm tốt những gì chúng ta nên làm. Các đồng tu này, chúng ta cùng tinh tấn lên nhé!
Tầng thứ hữu hạn, nếu có chỗ nào không ở trong Pháp, mong đồng tu chỉ chính.
Cảm tạ Sư phụ!
Cảm ơn đồng tu!
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/6/8/繃緊修煉這根弦-443701.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/8/7/202672.html
Đăng ngày 16-08-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.