Bài viết của Tân Tân, đệ tử Đại Pháp tại Hắc Long Giang
[MINH HUỆ 29-03-2022] Mẹ tôi bị nghẽn mạch máu não lúc 50 tuổi, bản thân bà chịu khổ không nói, mà con cái cũng nhọc lòng lo lắng. Tôi nghĩ lúc về già, mình sẽ không giống như mẹ để cho con cái phải bận tâm. Năm 1997, một người bạn kể với tôi, chú hai của cô từ Đường Sơn đến chơi, sắc mặt hồng hào vô bệnh, chú nhờ luyện Pháp Luân Công nên tất cả bệnh tật đều khỏi. Cô cũng muốn để cho bố cô luyện. Cô còn nói với tôi ở sân vận động có điểm luyện công.
Tôi rất hào hứng khi nghe nói Pháp Luân Công có thể trừ bệnh khỏe thân, đây chính là thứ tôi cần. Sáng sớm, tôi đến sân vận động tìm điểm luyện công, ở đó có phụ đạo viên chủ động dạy tôi. Tôi bước vào tu luyện Đại Pháp kể từ đó. Thuận theo học Pháp ngày càng thâm sâu, tôi mới biết đây là tu luyện, đây là một bộ cao đức Đại Pháp giúp con người nâng cao đạo đức và tịnh hóa thân tâm.
Pháp Luân Đại Pháp đã khiến thân tâm của tôi phát sinh biến hóa to lớn. Tôi từ một người tự tư tự lợi, hay hờn dỗi trở thành một người biết nghĩ cho người khác, vui vẻ cởi mở. Đại Pháp đã cải biến tư tưởng và tịnh hóa tâm linh của tôi. Làm người tốt theo Chân-Thiện-Nhẫn giúp thân thể tôi vô bệnh, nhẹ nhàng và tràn đầy năng lượng.
Một hôm luyện công xong, tôi ra chợ mua thức ăn, rồi về nhà nấu bữa sáng. Tôi thấy cá chiên ngoài chợ rất ngon nên đã đến mua. Chủ tiệm nhớ nhầm tôi đã đưa ông 10 nhân dân tệ, nên ông thối lại cho tôi 5 nhân dân tệ. Tôi nói với ông là tôi trả ông 5 nhân dân tệ mới đúng. Ông luôn miệng cảm ơn tôi! Ông bảo may là gặp được người tốt, nếu không thì sáng nay buôn bán cũng như không. Tôi nói ông không cần cảm ơn. Lúc đó, tôi đã luyện Pháp Luân Công nên mới biết nghĩ cho người khác, không chiếm tiện nghi của người ta.
Trong công tác, chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn làm một người tốt
Công ty của tôi là một công ty xây dựng. Đa số nhân viên đều là một người kiêm nhiều chức. Ở công ty, tôi phụ trách công việc ở phòng chuyển phát thư, cũng như dọn dẹp vệ sinh và tưới cây. Mùa thi công ở miền Bắc thường ngắn, kỳ hạn công trình rất chặt. Thủ quỹ công ty kiêm chức thủ kho, đến lúc cần đến ngân hàng giao dịch, công việc xuất kho không có người làm, người đến lấy đồ phải chờ. Thế nhưng, công trình đang cần gấp, thủ quỹ nhờ tôi đếm giúp số lượng xuất kho và tôi vui vẻ nhận lời. Lúc xuống ca, công trường hoàn trả đồ đạc, tôi lại giúp thủ kho đếm số lượng. Nếu không thì thủ kho phải từ nhà quay lại công ty, ăn cơm cũng không yên. Buổi trưa, những nhân viên khác xuống ca, còn tôi ở lại trông coi phòng thư, chứ không về nhà.
Tôi đã làm phụ việc này trong vài năm. Dường như nó đã trở thành bổn phận của tôi. Tuy vất vả cực khổ một chút, nhưng tôi không bao giờ oán trách. Lãnh đạo biết tôi luyện Pháp Luân Công, ông nói chuyện với bí thư của công ty, phải chi nhân viên công ty chúng ta đều giống chị ấy thì tôi yên tâm rồi. Có một năm, lãnh đạo và bí thư bàn với nhau thưởng cho tôi 500 nhân dân tệ, nhằm khích lệ tôi làm việc chăm chỉ. Tôi nói tôi không nhận tiền thưởng vì đã có phần thưởng cuối năm và khoản phúc lợi rồi. Lãnh đạo bèn nhét tiền vào túi đồng phục của tôi; đúng lúc người quản lý đi tới, nên tôi không nhất mực từ chối nữa và đã nhận tiền. Tòa nhà công ty có ba tầng. Tầng 1 và 2 là văn phòng, tầng 3 là phòng họp hội nghị. Tôi phụ trách quét dọn vệ sinh hành lang tầng 1 và 2, phòng họp nhỏ ở tầng 2, phòng hội nghị ở tầng 3 và ba phòng làm việc. Đến mùa xuân, tôi lau dọn hành lang và cửa kính của các phòng họp lớn nhỏ. Ngoài ra, tôi còn phụ trách việc tưới cây. Tuy lao động nặng nhọc, nhưng ngày nào tôi cũng dọn dẹp sạch sẽ. Đến mùa mưa, tôi còn phải lau sàn nhà. Có một năm, mùa đông tuyết rơi dày, trên đường rải chất làm tan tuyết, tuyết tan hòa chung với bùn vừa đen vừa bẩn. Nhân viên đi làm dẫm giày lên hành lang rất bẩn. Trước tiên, tôi phải chà sàn bằng nước, sau đó mới dùng cây lau để lau sạch. Tuy mệt và vất vả, nhưng nhìn đồng nghiệp làm việc trong môi trường sạch sẽ, tôi cũng thấy an ủi phần nào. Vệ sinh ở công ty lúc nào cũng sạch sẽ tươm tất.
Mỗi lần cảnh sát ở đội quốc bảo và đồn cảnh sát đến công ty quấy nhiễu tôi, lãnh đạo sẽ trực tiếp ra can ngăn. Nhờ đó, lãnh đạo cũng được phúc báo, công ty có nhiều công trình làm không xuể, mức lương và phúc lợi của nhân viên cũng cao.
Có một lần, lãnh đạo cấp trên đến công tác ở công ty tôi. Sau khi dạo quanh công ty một vòng từ trên xuống dưới, ông ấy đã nói với sếp của tôi: “Công ty các anh vệ sinh sạch sẽ quá.” Sếp tôi nghe xong thấy rất vui, bảo tôi đã giúp công ty mở mày mở mặt. Lúc tôi về hưu, trong một cuộc họp toàn thể công nhân viên chức, lãnh đạo đã đánh giá rất cao về công tác của tôi, ngoài ra ông còn công khai thưởng cho tôi 500 nhân dân tệ. Nhân viên ai nấy cũng vỗ tay khen ngợi. Mọi người đều nghĩ tôi xứng đáng được như thế.
Con trai được thụ ích từ Đại Pháp
Con trai đi theo tôi luyện công từ nhỏ. Lúc cháu khoảng 12 tuổi, vào kỳ nghỉ đông năm đó, cháu cùng luyện công với tôi ở bên ngoài sân vận động. Mùa đông ở miền Bắc rất lạnh, ngày lạnh nhất có khi xuống dưới hơn âm 30 độ. Cháu nói với tôi, từ bàn tay xuống bụng cháu giống như có một cái lò than nhỏ, tay cháu không thấy lạnh chút nào. Con tôi lúc nhỏ dị ứng với cá thu đao. Có một lần cháu bị dị ứng, tay và mặt sưng to. Thầy giáo cho cháu về nhà để phụ huynh dẫn đi khám. Tôi bảo con trai nằm xuống giường đất, và tôi đọc cho cháu nghe một lượt bài kinh văn “Nghiệp bệnh” của Sư phụ, rồi tôi bảo cháu ngủ một lúc sẽ khỏi. Tôi đọc xong thì cháu cũng thiếp đi, đến lúc tỉnh lại, vết sưng đã hoàn toàn biến mất. Cháu quay lại trường học bình thường. Từ đó trở đi, cháu không bao giờ bị dị ứng nữa.
Con tôi không thuộc loại đầu óc thông minh, nhưng Đại Pháp đã khai trí khai huệ cho cháu. Thành tích học tập của cháu rất tốt, thường hay đứng nhất nhì lớp. Tôi bị giam giữ phi pháp ở trại lao động một năm, nhưng việc học của cháu không hề bị ảnh hưởng. Cháu thi đỗ cấp hai, xếp vị trí thứ ba trong lớp. Lúc học tiểu học, năm nào cháu cũng là học sinh giỏi “ba tốt”. Lên cấp hai, cháu được xếp vào lớp chọn, thành tích luôn đứng đầu lớp. Sau khi tốt nghiệp cấp ba, cháu thi đỗ vào trường đại học danh giá.
Lên đại học, con trai tôi vẫn luôn kiên trì học Pháp luyện công. Lúc ký túc xá không có người, cháu sẽ luyện công ở đó. Trên lớp không có người, cháu sẽ học Pháp. Cháu làm việc theo đúng chuyên ngành của mình. Sau khi tốt nghiệp, cháu đã thuận lợi xin việc ở một công ty tốt. Đãi ngộ công ty rất tốt, lương cũng khá cao.
Nhẫn nại chăm sóc bố mẹ chồng
Chồng tôi là con trưởng, trong nhà còn có một em gái và hai em trai. Em trai đầu đã mất do nghẽn mạch máu não. Em trai nhỏ bị thiểu năng, sống cùng bố mẹ chồng. Lúc bố chồng 74 tuổi, ông bị nhồi máu não và teo tiểu não. Vợ chồng tôi đưa bố mẹ và chú út về nhà nuôi. Do nhà chật, nên vợ chồng tôi ra ngoài thuê nhà. Bố chồng không thể đi tiểu, nên phải nhập viện làm phẫu thuật. Phẫu thuật xong, cần có người chăm sóc bố cả ngày. Vì vợ chồng tôi còn phải đi làm, nên mẹ chồng đã nhờ cậu chồng và cháu rể trông giúp. Hàng ngày, tôi nấu ba bữa sáng, trưa và tối thật ngon để đưa đến bệnh viện cho họ. Sáng sớm, bố chồng húp cháo kê; còn người trông bố sẽ ăn món xào, kèm theo bánh gạo hay màn thầu. Bữa trưa gồm có hai món, làm theo thực đơn của bố chồng.
Một ngày của tôi sẽ là nấu bữa sáng, rồi nấu bữa trưa, chiều đi làm về, tôi lại nấu bữa tối. Tôi bận bịu như vậy trong suốt một tháng. Y tá ở bệnh viện tưởng tôi là con gái của bệnh nhân. Y tá nói với mẹ chồng tôi: “Con gái bà tốt quá, quán xuyến mọi việc cả trong lẫn ngoài.” Mẹ chồng nói với y tá tôi là con dâu của bà. Mấy người ở cùng phòng bệnh đều ngưỡng mộ mẹ chồng có phúc phận, có đứa con dâu hiếu thảo như vậy. Lúc bố chồng 76 tuổi, ông nằm liệt giường, không thể tự chăm sóc bản thân. Để giảm bớt gánh nặng cho mẹ chồng, vợ chồng tôi bàn với nhau mua cho bố chiếc giường bệnh điện tử trị giá 3.600 nhân dân tệ. Mẹ chồng có thể giúp bố trở người bằng cách bấm vào nút điện. Lúc ăn cơm, chỉ cần bấm nút, là có thể giúp bố ngồi dậy, trên giường có bàn ăn cơm bật ra. Nếu muốn trở người cho bố thì mẹ chỉ cần ấn nút điện, hoặc dùng tay xoay bánh xe là được. Nếu mẹ không trở người cho bố, thì bố sẽ bị hoại tử. Lúc đi làm về, tôi sẽ làm vệ sinh và thay tã cho bố.
Sau khi nằm liệt hai năm, bố chồng đã qua đời, người ông không bị hoại tử chút nào. Hai năm sau khi bố mất, mẹ chồng cũng bị teo tiểu não và nhồi máu não. Mỗi khi mẹ chồng nhập viện, đêm nào tôi cũng vào viện trông bà. Có khi mẹ chồng đi tiểu ra quần, tôi sẽ cởi quần và làm vệ sinh cho bà. Có lần mẹ chồng bị nhồi máu não, phải nhập viện ở thành phố lân cận. Giường bệnh chật cứng, một phòng có 8 bệnh nhân, kèm theo người nhà trông nom, tổng cộng là 16 người. Khi đó là thời điểm nóng nhất trong năm, phòng bệnh giống như phòng xông hơi, nóng không thể ngủ được. Vì phòng chật nên điều dưỡng không thể kê thêm giường, tôi và mẹ chồng đành nằm chung một giường. Lúc mẹ ngủ say, tôi ra ngoài hành lang ngồi trên ghế, nếu buồn ngủ quá thì tôi ngồi ngủ ở đó luôn.
Có một lần, niệu quản của mẹ bị viêm. Hễ tôi vừa định ngủ thì mẹ lại muốn đi tiểu, do đó tôi phải lấy bô tiểu cho bà, cả đêm hầu như không thể chợp mắt. Sáng hôm sau, chồng mang cơm đến thay tôi. Tôi bắt xe buýt về công ty làm việc. Buổi tối đi làm về, tôi nấu cơm cho mẹ, rồi lái xe đến bệnh viện. Trong 15 ngày nhập viện, cô em chồng đến thay tôi trông mẹ hai lần. Bệnh nhân và người nhà của họ tưởng tôi là con gái của bà.
Vì năm nào mẹ chồng cũng bị nhồi máu não, nên phải nhập viện tiêm thuốc. Bổn phận của tôi là trông mẹ vào ban đêm. Năm ngoái, dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, mỗi gia đình chỉ cho phép một người thăm bệnh, vậy là tôi ở lại chăm mẹ cả ngày. Mẹ chồng thích lải nhải, tôi sẽ kiên nhẫn lắng nghe. Mẹ tuổi đã cao nên thường xuyên đi tiểu ra quần, tôi sẽ làm vệ sinh và thay quần cho bà. Mẹ chồng ở nhà đã quen quyết định mọi việc, chồng tôi là một người nóng tính, đôi lúc nghe mẹ lải nhải, anh cảm thấy phiền. Tôi khuyên chồng, người già thích lải nhải, anh không muốn nghe thì hãy đi ra ngoài.
Công ty chồng tôi năm ngoái đóng cửa, nhân viên tản đi các nơi làm việc. Mẹ chồng bị nhồi máu não, không thể đi lại và không thể tự ăn cơm, chú út cũng không biết nấu cơm. Mẹ không chịu thuê người giúp việc, chồng tôi không đi làm nên ở nhà chăm mẹ và chú út. Chú út không chịu nghe lời bất cứ ai ngoại trừ chồng tôi. Lâu dần, chồng tôi ngủ không ngon, bản thân anh cũng mắc bệnh, lại thêm đến tuổi, tâm ý phiền muộn, khó lòng tránh khỏi tức giận. Cô em chồng đến thăm, trong lòng thấy khó chịu, nhưng không dám nói với chồng tôi, cô bèn gọi điện kêu ca với tôi, nói là chồng tôi bất hiếu, nổi nóng với mẹ. Tôi khuyên cô em: “Anh em đến tuổi, lại thêm sức khỏe không tốt, còn phải chăm sóc mẹ và chú út nữa.” Tôi bàn với cô em, hay là đón mẹ về nhà cô chăm sóc vài hôm. Cô em liền nói: Em và mẹ không hợp tính nhau, mẹ ở nhà em chưa tới nửa ngày, hai mẹ con lại xảy ra chuyện. Em nói em cố hết sức làm cho mẹ vui, nhưng có khi em không thể đáp ứng yêu cầu của bà được (bà muốn về ở nhà phố để có thể nói chuyện với hàng xóm). Mùa đông rét mướt, về ở nhà phố, còn phải đốt lò, phòng ốc cũng lạnh. Tôi bèn nói với cô em: Vậy chị sẽ làm hết sức có thể!
Năm trước, chồng tôi đi khám Trung y, tuy anh đã ngủ được, nhưng anh bị thoát vị đĩa đệm cột sống nên cúi người khó khăn. Tôi không để cho anh nấu cơm, một mình tôi tự nấu ba bữa, sau đó đi làm. Quả thật vừa bận vừa mệt, nhưng hàng ngày luyện công xong, tôi lại tràn đầy tinh thần, làm việc cũng không thấy mệt. Đôi lúc tôi nghĩ, nếu không tu luyện Đại Pháp, thì tôi thật sự không làm nổi.
Cảm tạ Sư phụ đã truyền Đại Pháp cho con, khiến con siêu thoát ra khỏi bể khổ thế gian, không so đo với người thường, bao dung khuyết điểm của họ và thiện đãi họ.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/3/29/按真善忍做好人-全家受益-439598.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/6/23/201923.html
Đăng ngày 18-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.