Bài viết của Thánh Liên, đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc
[MINH HUỆ 25-05-2022] Tôi là một nữ đệ tử Đại Pháp ở vùng nông thôn tỉnh Hà Bắc. Năm nay tôi 67 tuổi. Mùa đông năm 2002, tôi may mắn đắc Pháp và bước vào tu luyện. Tại đây, tôi chia sẻ tình huống tu luyện của mình sau khi dịch bệnh bùng phát.
Hoàn thành sứ mệnh và cứu nhiều người
Sau khi viêm phổi Vũ Hán (virus Trung Cộng) bùng phát, thành phố và tiểu khu bị phong tỏa và hạn chế ra vào. Vì để không ảnh hưởng cứu người, chúng tôi đã thay đổi phương thức cứu người. Trước khi ôn dịch ập đến, đều là đồng tu gửi sách chân tướng cho chúng tôi. Chúng tôi đặt sách trước cửa từng nhà hoặc để trên tay nắm cửa. Nhưng bây giờ làm vậy không được, do dịch bệnh nên đồng tu không vào được tiểu khu chúng tôi. Sách chân tướng không đến được chỗ chúng tôi, vậy chúng tôi lấy gì để cứu người? Nếu tôi đi lấy thì cũng không vào được tiểu khu bên nhà đồng tu. Đúng lúc tôi đang nghĩ cách, thì đồng tu đã gọi điện cho tôi, cô nói: “Chị đến nhà tôi nhé, tôi ra cửa đợi chị.” Tôi liền hiểu ý của cô, và trả lời tôi sẽ đi ngay. Do đó, tôi đã lái xe đến nhà cô chở tài liệu về.
Nhưng thời đó, ra vào tiểu khu cần xuất trình giấy thông hành, cũng như ghi lại số điện thoại và địa chỉ. Tôi nghĩ làm thế nào để liên lạc với đồng tu B? Lúc bình thường chúng tôi không gọi điện thoại, nhưng lần này tôi nghĩ hay là mình gọi cho đồng tu B. Tôi nói với đồng tu B: “Chị ra cửa nhé, tôi nói vài lời với chị.” Tôi bỏ tài liệu vào trong hộp quà và đưa cho cô. Vì hôm đó là ngày đầu năm mới, nên tặng quà là việc rất bình thường. Đồng thời, tôi và đồng tu B còn hẹn trước lần sau mấy giờ sẽ gặp nhau ở cổng nhỏ.
Lần sau, tôi chia tài liệu thành hai túi nhỏ, vì nếu để túi lớn thì không thể nhét qua lan can cửa. Như vậy, tôi đã đi vài ba lượt. Cuối cùng, đồng tu B nói vẫn còn hai tòa nhà nữa. Lần đi cuối, tôi bỏ tài liệu vào thùng các-tông lớn. Đồng tu B nhờ con trai của một đồng tu khác lái chiếc xe điện nhỏ ra cổng chính để chở về. Có vài đồng tu trong tiểu khu đó, họ làm rất tốt, họ đã tặng tài liệu cho toàn bộ tiểu khu.
Hết thảy năng lực của chúng ta đều do Đại Pháp ban cho. Chúng ta dùng trí huệ tu xuất trong Đại Pháp đi truyền chân tướng, cứu nhiều người và làm các việc chúng ta cần làm.
Viên dung chỉnh thể và san sẻ gánh nặng với đồng tu
Đó là mùa đông năm 2019, đồng tu B hỏi tôi có tiền chân tướng không? Tôi trả lời: “Tôi chỉ có thể hỏi thăm giúp cô.” Tôi đã hỏi đồng tu A nhiều lần, nhưng đồng tu ấy đều nói không có. Tôi có thể tưởng tượng được nỗi vất vả của các đồng tu, vậy nên tôi đã nói với đồng tu A: “Liệu tôi có thể san sẻ gánh nặng với các đồng tu không? Tôi có thể học được không?” Đồng tu A nói tôi có thể học.
Nhà tôi có chiếc máy tính. Mấy ngày sau, hai đồng tu kỹ thuật mang máy in đến nhà tôi và tận tay chỉ tôi cách in tiền chân tướng. Ngoài ra, họ còn chỉ tôi cách đăng danh sách tam thoái nữa.
Về cách đăng danh sách tam thoái, đối với người trẻ mà nói thì khá đơn giản, nhưng đối với một người đã 67 tuổi như tôi mà nói, thì nó không dễ như vậy. Tôi không biết đánh máy. Tôi bèn dùng cuốn sách giáo khoa lớp một để vừa học pinyin, vừa học đánh máy, học hành rất nhọc; nhưng nhờ Sư phụ gia trì, cuối cùng tôi đã học xong.
Tôi từ chỗ không biết gì đến chỗ biết làm, có thể đảm đương công việc hiện tại, hoàn toàn là nhờ vào Sư phụ gia trì và lực lượng của Đại Pháp.
Tu luyện tâm tính trong quá trình làm việc
Đồng tu B thường xuyên mang tiền đến để in chân tướng. Hầu như tuần nào cô cũng mang tiền đến và lấy số tiền đã in xong về. Lâu dần, không thể tránh khỏi việc đưa thiếu tiền và thừa tiền. Có một lần, đồng tu mang tiền đến, cô bảo tôi nhớ đếm. Sau khi cô ra về, tôi lấy tiền ra đếm, mới phát hiện thiếu mất một tờ 20 nhân dân tệ. Khi đó, tôi nhớ lại Pháp lý mất và được mà Sư phụ đã giảng. Tôi thầm nghĩ là để mình đề cao tâm tính, như vậy xem như việc đó cũng qua.
Một lần khác, cô lại mang tiền đến. Mới đầu tôi nghĩ là khỏi đếm tiền, nhưng không biết sao, tôi lại đếm. Lần này tôi thấy dư một tờ 20 nhân dân tệ. Tôi đếm thế nào cũng thấy dư. Đợi đến tuần sau đồng tu lại đến, tôi nói với cô lần trước đưa dư một tờ 20 nhân dân tệ, giờ tôi trả lại cô. Sẵn tiện, tôi hỏi cô là có khi nào tôi đưa thiếu tiền cho cô không? Lúc đó, tôi thầm nghĩ chắc chắn không thể xảy ra chuyện đó, bởi vì tôi rất nghiêm túc trong lúc in tiền. Cuối cùng cô nói: “Có khi chị đưa thiếu, nhưng tôi không nói với chị.” Tôi thầm nghĩ, sao lại có chuyện thế nhỉ? Tôi bèn lấy một xấp tiền loại 5 nhân dân tệ đưa cho cô ấy, và bảo cô đếm thử. Tôi nghĩ trong lòng, chắc chắn sẽ không thiếu, vì đây là con số đếm trên máy tính, sao có thể sai được? Cô đếm xong, thì thấy thiếu một tờ. Và tôi đã đưa thêm một tờ cho cô ấy.
Sau khi cô rời đi, tôi mới kiểm tra lại con số trên máy tính, hóa ra lúc máy in hết giấy, máy tính vẫn đếm đủ số. Sau khi biết được chuyện này, tôi đã trừ bỏ tâm sợ phiền phức. Mỗi lần in xong một phần, tôi sẽ nghiêm túc đếm lại một lượt.
Hiện nay, tôi và đồng tu B không còn xảy ra mâu thuẫn vì chuyện thừa tiền thiếu tiền nữa, đều là tu bản thân dựa trên đề cao tâm tính, bình ổn vận chuyển thật tốt, âm thầm lặng lẽ phát huy tác dụng của mỗi lạp tử Đại Pháp trong cứu độ chúng sinh.
Chuyển biến quan niệm và thực tu bản thân
Trước khi tu luyện, tôi kiếm sống bằng nghề may vá, lúc đó tôi đã đeo kính lão. Sau khi tu luyện, tôi cũng biết không nên đeo kính, nhưng tôi chưa làm được. Lúc chép Pháp hồi mấy năm trước, tôi còn mua một cặp kính lão thật tốt. Lúc mua nó, tôi thấy không đúng nhưng vẫn mua. Sau đó, tôi cầm bút lên vừa định chép Pháp, điều đầu tiên nghĩ đến là đi tìm cặp kính, nhưng tôi không có đeo. Tôi nhìn mọi thứ không rõ. Tôi đã nhận ra nó là một loại quan niệm. Năm 2020, do đúng vào thời kỳ dịch bệnh nên thời gian ở nhà nhiều, hễ có thời gian thì tôi học Pháp và chép Pháp nhiều. Lúc này, tôi thấy chồng chép Pháp mà không cần đeo kính. Lúc ấy, tôi ngộ ra mình cũng nên bỏ kính, tôi cần đề cao tâm tính. Khi đó, tôi đã bỏ kính, chữ viết tuy không đẹp lắm nhưng vẫn đọc được.
Sư phụ giảng:
”Nhưng sau khi giúp họ vứt bỏ [phụ thể] rồi, thì cái tâm bệnh của họ lại không dứt: họ cứ cảm giác như trạng thái ấy vẫn tồn tại; họ cho rằng vẫn còn; ấy chính là một loại tâm chấp trước, gọi là ‘nghi tâm’. Dần dà tự họ chiêu mời cái thứ không tốt ấy trở lại. Tự chư vị phải vứt bỏ cái tâm ấy; hoàn toàn không tồn tại [phụ thể nữa đâu].” (Chuyển Pháp Luân)
Tôi tín Sư tín Pháp và chuyển biến quan niệm. Từ đó về sau, tôi không đeo kính lần nào nữa. Có khi đọc sách học Pháp vào buổi tối, cũng có lúc nhìn không rõ, nhưng tôi không còn nghĩ mắt có vấn đề nữa. Tôi nghĩ là ánh sáng yếu nên nhìn không rõ. Tôi bèn đến chỗ nhiều ánh sáng để đọc sách, như vậy tôi đã nhìn rõ. Tôi còn tự nói với mình, chẳng phải nhìn rõ rồi sao?! Căn bản không phải là mắt có vấn đề.
Một lần khác, trong lúc bóc màng nhựa pvc, tôi thầm nghĩ miếng nhựa trong suốt thế này, mắt tốt còn nhìn chẳng rõ. Tôi vẫn còn ngộ nhận mắt mình không ổn. Khi đó, tôi phát hiện loại tư duy quan niệm này không đúng. Lúc làm tiếp, tôi đã chuyển biến quan niệm và nhìn thật kỹ lúc bóc màng nhựa. Tôi tự nói với chính mình chẳng phải nhìn rõ rồi sao?! Tôi thật sự thể nghiệm được sự khác nhau về sai biệt giữa một niệm. Có khi tôi đang viết chữ hay đọc sách, trong mắt có thứ gì đó dinh dính, tôi sẽ lau nó đi và nghĩ rằng Sư phụ thanh lý mắt cho mình. Sau đó, tôi đã trải qua nhiều lần chuyển biến quan niệm giống như vậy, cuối cùng tôi đã quy chính bản thân trong Pháp. Đệ tử cảm tạ Sư tôn từ bi cứu độ. Kỳ thực trong cuộc sống thường ngày, ngày nào chúng ta cũng có lựa chọn và khảo nghiệm, thời thời khắc khắc đều ở trong tu luyện, đều đang đề cao tâm tính thông qua từng ý từng niệm. Có khi vẫn còn nhân tâm phản ánh ra, nhưng trong tâm chúng ta có Pháp, chiểu theo tiêu chuẩn của Đại Pháp, phân biệt rõ chân ngã và giả ngã, bài trừ tư duy phụ diện, kiên định với lựa chọn đúng đắn của bản thân.
Trong hoàn cảnh đệ tử Đại Pháp bị bức hại khốc liệt, tôi đã bước vào tu luyện Đại Pháp. Nếu chúng ta hòa nhập vào chỉnh thể, thì sẽ góp thêm một phần sức vào việc cứu người. Thân là đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, tôi nhất định phải học Pháp luyện công thật tốt, thực tu bản thân, làm tốt ba việc, bảo trì khiêm tốn; trong trạng thái ổn định mà cứu nhiều người hơn, thiết thực bước đi cho tốt đoạn đường tu luyện cuối cùng.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/5/25/疫情中走在救人的路上-443968.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/16/202271.html
Đăng ngày 06-08-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.