Bài viết của Chương Vận, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 02-06-2021] Là phóng viên của Euronews tại Afghanistan, Maryam Shahi đã từng trải qua nhiều tình huống nguy hiểm. Mặc dù không bị thương về thể xác bởi những vụ nổ và súng đạn xung quanh, nhưng cô đã bị sang chấn tâm lý trong nhiều năm. Họa vô đơn chí, khi đại dịch COVID ập đến, cô lại có các triệu chứng giống như cảm mạo trong suốt ba tháng.

Trong những ngày khó khăn nhất đó, cô Maryam đã biết đến Pháp Luân Đại Pháp thông qua một đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội. Câu chuyện về sự hồi phục kỳ diệu của một người bị nhiễm COVID khiến cô tò mò về phương pháp luyện tập này. “Tôi đã được truyền cảm hứng bởi câu chuyện đó,” cô nhớ lại. “Cứ như thể khi đã bước tới tận cùng của nhân sinh, tôi lại nhìn thấy một cánh cửa mở ra một tương lai mới.”

Cô Maryam muốn chia sẻ với mọi người về câu chuyện của mình.

ba43f41072b5fd2e24240c820ad48da3.jpg

Cô Maryam Shahi từng là nhà báo của Euronews thường trú tại Afghanistan

Trải nghiệm gây ra chấn thương tâm lý

Để đưa tin về một cuộc biểu tình và tuần hành ở Kabul, thủ đô của Afghanistan, cô Maryam đã đến một quảng trường công cộng để quay video thu thập tư liệu. “Tôi nhận được một cuộc điện thoại từ một biên tập viên tin tức người Pháp,” cô nhớ lại. “Anh ấy yêu cầu tôi phỏng vấn một thành viên hội đồng tối cao của một tổ chức, vì họ là người tổ chức cuộc biểu tình.”

Cô ấy không hề biết rằng cuộc điện thoại đó đã cứu mạng cô ấy. “Để phỏng vấn vị thành viên hội đồng, tôi phải ra khỏi đám đông và đứng ở một nơi ít ồn ào hơn,” Maryam giải thích.

“Nhưng hai phút sau cuộc phỏng vấn, một vụ nổ và sau đó một vụ nổ thứ hai xảy ra tại chính nơi mà tôi đã đứng trước đó.”

Trong khi cô nhanh chóng chạy đến nấp đằng sau một bức tường, súng máy bắt đầu bắn vào những người biểu tình từ một địa điểm bí mật cách cô ấy không xa. “Tôi nghĩ những kẻ khủng bố có thể sẽ bắn vào tôi,” cô nói thêm, “nhưng bằng cách nào đó tôi đã sống sót sau vụ việc này.”

Nhưng cảnh tượng bi thảm đó đã gây ra cho cô những tổn thương lâu dài – cả về thể chất và tinh thần. “Hai tháng sau, tôi bắt đầu cảm thấy cực kỳ khó thở,” cô nói. “Sau đó, tôi bắt đầu có các triệu chứng của bệnh tim và đau bụng nghiêm trọng kéo dài trong nhiều tháng.”

Các triệu chứng này tăng giảm cường độ tùy theo thời điểm. Các bác sĩ ở Kabul cho biết nguyên nhân là do căng thẳng và họ đã kê đơn thuốc an thần cho cô. Nhưng các loại thuốc chỉ làm giảm cơn đau chứ không thể khiến nó biến mất. Năm 2018, cô đã đến Iran để điều trị. “Một bác sĩ tâm thần cho biết tôi bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD) và tôi phải dùng thuốc chống loạn thần trong sáu tháng,” cô nói.

Tiếng nói từ trái tim

Cô Maryam vẫn bị trầm cảm, mặc dù tình trạng không quá tệ như trước. Cô giải thích: “Khi tôi đọc về ô nhiễm tài nguyên thiên nhiên và hệ thống sinh thái của trái đất đang xấu đi, tôi cảm thấy trái đất đang chết dần. “Tôi đã rất lo lắng về tương lai và thế hệ tương lai”.

Tuy nhiên, trong lòng cô luôn có một loại dự cảm – như thể sứ mệnh của cô chưa hoàn thành. “Kỳ thực loại cảm giác đó vẫn luôn tồn tại trong tôi –- mặc dù tôi không biết chính xác mình phải làm gì. Nhưng những quyết định quan trọng của cuộc đời tôi đều dựa theo tiếng nói từ trái tim đó.”

Cô muốn đi theo tiếng nói đó, nhưng không biết chính xác phải làm gì. Bạn bè xung quanh cô đã chia sẻ với cô kinh nghiệm của họ. Họ khuyên cô nên tập trung vào công việc và học tiếng Anh để có thể kiếm thêm thu nhập hoặc tìm một công việc như một công chức chính phủ. “Nhưng họ đã bỏ qua một điểm — đó không phải là điều tôi muốn,” cô Maryam nói.

Thời gian trôi qua, cô thấy mình đang chỉ trôi theo dòng xoáy. Cô cảm thấy mình đang mất kiểm soát với bản thân. “Khi tôi cảm thấy buồn, tôi rất dễ mất kiên nhẫn,” cô nói. “Tôi trở nên cáu kỉnh và thường trút giận lên những người thân xung quanh.” Một ngày đầu năm 2020, cô Maryam có một giấc mơ. “Cứ như thể tôi đang trượt xuống dốc trên bánh xe vậy. Tốc độ tăng lên và tôi đang mất kiểm soát,” cô nhớ lại. “Rồi đến một khúc quanh, có một luồng lực đẩy tôi lùi lại và tôi đã dừng lại. Tôi hoảng sợ thức dậy – nếu luồng lực đó không ngăn tôi lại, tôi đã rơi xuống vách đá.“

Cô không biết giấc mơ đó có ý nghĩa gì cho đến vài tháng sau.

Tìm thấy hy vọng trong những ngày khó khăn nhất

Khi đợt sóng COVID-19 đầu tiên lan đến Afghanistan vào tháng 3 năm 2020, Kabul đã thực hiện các biện pháp phong tỏa. “Tôi đang chuẩn bị luận văn tốt nghiệp để lấy bằng Thạc sĩ, vì vậy tôi chịu áp lực tinh thần rất lớn,” cô nói. Trong suốt ba tháng sau đó, ngày nào thức dậy cô cũng bị ho và cổ họng đau rát. Việc này diễn ra hằng ngày cho đến tối khiến cô kiệt sức. Cô đã uống thuốc, kể cả thuốc Trung y nhưng vẫn không cải thiện. “Em gái tôi lúc đó đang trong kỳ nghỉ hè và đã đi du lịch cùng bố mẹ tôi,” cô Maryam nói. “Tôi ở nhà một mình – tôi cảm thấy cô đơn và chán nản. May mắn thay, tôi không bị nhiễm COVID; nếu không tôi có thể đã chết.”

Trong những ngày khó khăn đó, cô thường lướt mạng xã hội. Một ngày nọ, cô xem một video bằng tiếng Ba Tư (Farsi) về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc, nhưng cô ấy vẫn chưa xem hết video này. Sau đó, cô thấy một bài đăng về việc nhiều người phục hồi sau COVID bằng cách niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân Thiện Nhẫn hảo.” “Mặc dù tôi không nhiễm virus COVID, tôi vẫn tò mò và tự hỏi liệu điều này có thể giúp tôi không – tôi đã phải chịu đựng như vậy trong nhiều tháng, nhưng không có loại thuốc nào giúp tôi cải thiện tình hình,” cô Maryam nghĩ. “Tôi sẽ thử điều này vì cũng không có gì để mất”.

Sáng hôm đó cô bắt đầu đọc thuộc các cụm từ nói trên bằng tiếng Ba Tư. “Sau một vài phút, tôi bắt đầu hắt hơi và cảm thấy cơ thể không còn nặng nề nữa,” cô giải thích. “Khi tôi đọc các cụm từ đó vào buổi chiều. Tôi lại bắt đầu hắt hơi. Cơ thể tôi trở nên nhẹ nhàng hơn và tôi cảm thấy rất thoải mái.” Để tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp, cô đã liên lạc với một học viên thông qua thông tin liên hệ mà cô tìm thấy trên một trang web của Pháp Luân Đại Pháp. “Với sự giúp đỡ của anh ấy, tôi đã tải cuốn Chuyển Pháp Luân và âm nhạc luyện năm bài công pháp,” cô nói.

Những hiểu biết mới

Buổi tối đầu tiên đọc cuốn Chuyển Pháp Luân là một trải nghiệm đáng nhớ và cô Maryam nói rằng cô phấn khích đến nỗi không ngủ được. “Tâm trí tôi đã được thanh lọc. Nội dung trong cuốn sách cũng khiến tôi suy nghĩ lại về những kiến thức tôi đã học ở trường cũng như các tôn giáo,” cô nói. “Trên thực tế, tôi nhận thấy rằng một số nguyên tắc tôi đã học được trong cuộc sống phù hợp với những lời dạy của Pháp Luân Đại Pháp.”

Trong những ngày buộc phải cách ly ở nhà, cô đã dành nhiều gian để đọc cuốn Chuyển Pháp Luân và luyện công mỗi ngày. “Đôi lúc ngay cả trong khi nửa tỉnh nửa mê, tôi vẫn có thể cảm thấy rằng Sư phụ Lý (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) đang thanh lọc cơ thể tôi và giúp tôi đề cao trong tu luyện,” cô Maryam nhớ lại.

(Còn tiếp)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/2/444105.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/6/5/201693.html

Đăng ngày 12-08-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share