Bài viết của phóng viên Minh Huệ-Hoàng Vũ Sanh tại Chung-Li, Đài Loan

[MINH HUỆ 10-03-2022] Giọng nói trong trẻo của các học viên trẻ vang vọng qua các bức tường tại Trường Minh Huệ ở Chung-Li, Đài Loan, khi họ đọc Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, trong một lớp học cuối tuần mới đây.

19ffa5908f89fe3d396e8ee582baf856.jpg

498a07cbaa9f898cb09d68911f47cf5e.jpg

Phụ huynh và giáo viên cùng các em đang học Pháp.

Cả người lớn và các học viên trẻ đều chia sẻ những câu chuyện tu luyện của họ, học Pháp và luyện công tại trường. Họ khích lệ lẫn nhau tinh tấn hơn và kiên định trong tu luyện bằng cách chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hằng ngày trong khi làm người tốt.

Cô Quân Mân, một nhà giáo dục mầm non, nói: “Chương trình giảng dạy của trường Minh Huệ dạy văn hóa Trung Quốc truyền thống, chẳng hạn như Tam Tự Kinh. Nó cũng được dung nhập trong nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, và khích lệ tụi trẻ hướng nội để tìm những thiếu sót của bản thân mình. Sau khi cùng nhau đọc một câu chuyện, các em rút ra cách ứng xử chuẩn mực bằng cách hiểu được liệu nhân vật chính có phù hợp với các Pháp lý hay không.

Khi đến lúc chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của bản thân, tụi trẻ bắt đầu nói về những gì chúng đã gặp phải trong cuộc sống hàng ngày và liệu chúng đã chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn hay chưa.”

01cbfca1d441e60faa283416c8fbe019.jpg

e48f636f7152a1ca67c4dd6d1a3099f8.jpg

Phụ huynh và giáo viên cùng tụi trẻ luyện năm bài công Pháp của Pháp Luân Đại Pháp.

Cô Quân Mẫn nói rằng tất cả các đệ tử trẻ tuổi của Đại Pháp đều chủ động tham gia chia sẻ và trao đổi. Sau khi đọc một câu chuyện về một đứa trẻ chấp trước vào tiền, giáo viên đã hỏi: “Các con có chấp trước nào không?” Một học sinh lớp 4 nói rằng em có tâm hiển thị. Mặc dù giáo viên trấn an cậu bé rằng điều đó cũng được xem là lòng tự trọng, cậu bé lớp 4 vẫn cảm thấy rằng cậu vẫn mang đầy tâm tự mãn và kiêu hãnh mà cần phải được xem xét một cách nghiêm túc.

Cô Quân Mẫn chia sẻ câu chuyện tu luyện của một cậu bé tên là Da Mao. Da Mao thường chủ động tham gia vào cuộc nói chuyện và chia sẻ những nhận thức của cậu về những câu chuyện tu luyện, và cậu đã đề cao rất nhiều trong tu luyện của mình. Tuy nhiên, cậu vẫn bồn chồn khi học Pháp và luyện công, và câu thiếu kiên nhẫn. Da Mao bây giờ có thể đứng yên khi luyện bài công Pháp số 2.

Từ việc nghe nhiều câu truyện điển cố nổi tiếng của Trung Quốc, các tiểu đệ tử Đại Pháp học thêm về cách áp dụng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày và từ đó đề cao tâm tính của mình.

Cô Dật Trăn, phụ huynh của một học sinh 5 tuổi, nói: “Phụ huynh chúng tôi trân trọng cơ hội tu luyện này. Bất chấp đường xa và thời tiết, chúng tôi vẫn đến học tại Trường Minh Huệ.”

Con trai của cô Dật Trăn rất nghịch ngợm và hiếu động. Sau khi theo học tại trường Minh Huệ, cháu có vẻ bình tĩnh hơn và đã có thể học Pháp và luyện công cùng mọi người. Cô Dật Trăn nói rằng đôi khi cô chểnh mảng việc tu luyện ở nhà, do vậy môi trường ở Trường Minh Huệ là môi trường tốt cho cả phụ huynh và học sinh. Phụ huynh có thể chia sẻ kinh nghiệm và động viên nhau trong tu luyện.

Em Chỉ Hiên, một học sinh lớp 6, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vài tháng trước. Em đến trường Minh Huệ cùng mẹ và anh trai vào thứ Bảy hàng tuần. Em chia sẻ rằng đề cao lớn nhất trong tu luyện của em là “đề cao tâm tính.” Trước đây em thường cãi vã và đánh bạn, nhưng bây giờ em có thể nhẫn hơn và không xảy ra mâu thuẫn. Em cũng trở nên vị tha và chu đáo hơn. Sau khi nhận ra rằng em đã có thể nghĩ cho người khác trước, Chỉ Hiên vui vẻ nói: “Ồ! Mình đã đề cao.” Em trân quý môi trường tu luyện của Trường Minh Huệ.

Cô Tương Ngâm, phụ huynh của 2 bé trai song sinh, nói: “Tôi quý trọng môi trường tu luyện này. Bọn trẻ có thể tìm hiểu về các điển cố Trung Quốc và ý nghĩa cùng sự hình thành Hán tự. Tôi nghĩ nó rất tốt. Các con tôi thích học ở Trường Minh Huệ. Tôi hy vọng bọn trẻ có thể được giáo dục với các giá trị tích cực và chiểu theo đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn mà trở thành người tốt hơn.” Các cậu bé giờ đây sẽ không tranh cãi hay xung đột ở trường và thường rất quan tâm đến người khác.

Có lần vòi nước ở trường bị vỡ và nước tiếp tục chảy. Các em lo lắng về việc nước bị lãng phí, vì vậy chúng đã cố gắng dùng thân thể và tay để giữ nước lại. Dù ướt sũng nhưng bọn trẻ không bỏ đi mà tiếp tục chặn dòng nước.

Các giáo viên cũng nhận thấy rằng hai cậu bé sinh đôi giờ rất ngoan. Chúng quan tâm đến người khác trong giờ học và không xung đột hay tranh cãi. Chúng đã thực sự đồng hóa với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả. Mọi nội dung đăng tải trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Minh Huệ sẽ biên tập lại các nội dung trực tuyến theo định kỳ và những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/10/439898.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/15/199536.html

Đăng ngày 25-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share