Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Cát Lâm, Đại Lục
[MINH HUỆ 06-05-2022] Là người tu luyện Đại Pháp, chúng ta đều biết rằng luyện công không tăng công có hai nguyên nhân. Nhưng trong quá trình thực tu, phía không tu tốt biểu hiện ra rất người thường, khi gặp chuyện vượt quan tâm tính, điều đầu tiên bị xung kích chính là “hướng ngoại cầu” và “đẩy ra ngoài”. Tôi khổ não vì điều này đã nhiều năm rồi.
Thời gian phong tỏa thành phố, ngày ngày ở nhà, có đủ thời gian học Pháp, ngoài quyển “Chuyển Pháp Luân”, tôi bắt đầu học theo thứ tự tất cả Giảng Pháp tại các nơi. Không ngừng học, không ngừng nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề hướng ngoại tìm, đó không phải là người tu luyện chân chính. Tôi bắt đầu gia cường Pháp lý ở phương diện này.
Nhưng buông sách xuống, trong cuộc sống ngày thường, mỗi khi trong đầu nổi lên sự kiện phối hợp chỉnh thể nào đó trước đây, trong tâm vẫn bất giác cho rằng khi đó bản thân đúng, còn các đồng tu nào đó không phối hợp tốt. Càng đáng sợ hơn là, lúc này có thể động não suy nghĩ, viện dẫn Pháp khác nhau để bao biện cho cái tâm này. Đôi khi, quá trình suy nghĩ này có thể kéo dài 10 phút. Nhưng sau khi tĩnh tâm xuống, phát hiện bản thân lại bất tri bất giác chiểu theo thói quen hướng ngoại nhìn của người thường.
Hôm nay, tôi xem thấy đoạn Pháp này của Sư phụ giảng:
“Nếu thật sự có vấn đề nghiêm trọng thì chư vị có thể phản ánh một cách bình thường, nhưng cái tập quán vốn hình thành qua nhiều năm, rất khó thu lại cái tâm không coi trọng người nào đó, quen với hướng ngoại tìm, trạng thái đó là tôi muốn vứt bỏ cho chư vị, tôi muốn trừ bỏ những thứ đó cho chư vị, không thể tiếp tục như thế được nữa, thời gian ấy đã qua rồi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010, Giảng Pháp tại các nơi XI)
Tôi lập tức bừng tỉnh và minh bạch ra một số đạo lý. Trong sự vui mừng, tôi bắt đầu suy xét lại: Đây là Pháp mà Sư phụ đã giảng 12 năm trước, lúc đó bản thân không nghiêm túc học, đọc hai lần rồi không xem nữa. Căn bản đây là một sai lầm, chính là không chú trọng các bài Giảng Pháp tại các nơi. Vì vậy mỗi khi công bố Kinh văn mới, ấy là Sư phụ thấy chúng ta tồn tại vấn đề mang tính phổ biến nào đó, e rằng chúng ta bước đi không tốt nên mới giảng. Do đó, không chú trọng các bài Giảng Pháp tại các nơi tại mỗi thời điểm khác nhau, sẽ dẫn đến xuất hiện vấn đề, và không theo kịp tiến trình Chính Pháp, tôi thực sự xấu hổ với Phật ân hạo đãng.
Quay đầu nhìn lại con đường tu luyện, kỳ thực khi đó nếu bản thân có thể tĩnh tâm học thêm mấy lần các bài Giảng Pháp tại các nơi, thì có thể đã có thu hoạch rồi. Vì có một Pháp lý trong đó mà bản thân trước đây từng nhận thức ra được: Tôi nhớ vào năm 2005, Sư phụ đã lấy xuống cho chúng ta cái gọi là “không để người khác nói [phê bình]” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006]), điều còn lại chỉ là thói quen để chúng ta tự thay đổi. Cũng chính là nói, “không để người khác nói [phê bình]”, cái tâm này đối ứng với một vật chất, một thứ nào đó, năm ấy sau khi tôi minh bạch được đạo lý này, cảm thấy vấn đề “không để người khác nói [phê bình]” trở nên rất nhẹ nhàng và đã tu bỏ đi.
Hôm nay, từ bài học về quá trình tu luyện đó, lại thấy trạng thái “hướng ngoại cầu” và “đẩy ra ngoài”, Sư phụ đã lấy xuống thứ đối ứng với trạng thái này cho chúng ta, chỉ còn lại thói quen hình thành bề mặt người thường này, và đây là thói quen mà chúng ta phải thay đổi. Sau khi nhận rõ ra điểm này, tôi cảm giác như vừa trút đi gánh nặng, nhẹ nhõm rất nhiều, không còn cảm thấy vấn đề “hướng ngoại cầu” khó tu nữa.
Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/5/6/“向外求”这个习惯得改-441987p.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/6/28/202002.html
Đăng ngày 01-08-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.