Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Nhật Bản
[MINH HUỆ 23-07-2022] Từ ngày 16-18 tháng 7 năm 2022, các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Kumamoto đã tổ chức các hoạt động tại ba thành phố. Tại sự kiện ở Tenjin, Fukuoka, các học viên thu thập chữ ký vào một bản kiến nghị kêu gọi đưa cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân ra công lý. Họ cũng kháng nghị ôn hòa bên ngoài các Đại sứ quán Trung Quốc ở cả hai thành phố Fukuoka và Nagasaki.
Thu thập chữ kỹ ở Fukuoka
Từ ngày 16-17 tháng 7 năm 2022, các học viên đã đến Tenjin, khu phố mua sắm của Fukuoka để thông tin cho mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp vẫn đang tiếp diễn suốt 23 năm qua. Họ cũng kêu gọi mọi người ký bản kiến nghị nhằm đưa Giang Trạch Dân ra công lý.
Mọi người ký bản kiến nghị ủng hộ vụ kiện Giang Trạch Dân
Một người mẹ đang chuẩn bị cùng hai con sang đường thì một học viên bước tới nói chuyện với cô về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Người mẹ không chút do dự ký vào bản kiến nghị, mà còn bảo con trai và con gái của mình cùng ký. Cô nói với người học viên: “Tôi thấy quá kinh hãi. Trên thế giới này lại có một cuộc bức hại tàn bạo như vậy đang diễn ra, vậy mà cộng đồng quốc tế vẫn giữ kín nó. Thật đau lòng. Tôi có thể làm gì giúp các bạn được không?”
Người học viên đưa cho cô một số tài liệu chân tướng và nói: “Cô hãy nói với người thân và bạn bè của mình về tội ác này.” Người phụ nữ trả lời: “Nhất định rồi, nhất định tôi sẽ nói.” Trước khi rời đi, người mẹ nói với người học viên: “ĐCSTQ đúng là tà ác đến cùng cực. Các bạn nhất định phải chú ý đến an toàn của mình nhé.”
Cuối tháng 3 năm nay, chính phủ Nhật Bản đã dỡ bỏ quy định cấm người nước ngoài nhập cảnh vào Nhật Bản áp dụng trong đại dịch covid. Hiện nay, tại khu vực mua sắm Tenjin đâu đâu cũng thấy du học sinh. Họ đến từ các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới và đua nhau đến để theo học các trường đại học ở Nhật Bản.
Một số sinh viên có thể nói một chút tiếng Nhật đơn giản, nhưng nhiều sinh viên mới đến Nhật Bản chỉ có thể nói tiếng mẹ đẻ. Do vậy, cùng với các tài liệu chân tướng bằng tiếng Nhật, các học viên cũng chuẩn bị tài liệu bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau để phát tặng cho các sinh viên, như tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Nepal, tiếng Tây Ban Nha…
Hai sinh viên của chương trình trao đổi sinh viên đến từ Nepal đã đọc qua các tài liệu và nói họ thấy rất sốc khi biết cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Sau đó, họ làm cử chỉ ra hiệu với các học viên rằng họ muốn ký bản kiến nghị. Sau khi ký, họ chỉ về phía bảng trưng bày phơi bày cuộc bức hại tàn nhẫn của ĐCSTQ đối với các học viên, gương mặt biểu lộ sự bất bình và liên tục nói: “Không, không” bằng tiếng Nhật.
Sau khi nghe một học viên giảng chân tướng, một sinh viên đại học đến từ Hàn Quốc đã nói lưu loát bằng tiếng Nhật rằng: “Tôi là người Hàn Quốc. Tôi hiện đang học một trường đại học ở Fukuoka. Tôi không nghĩ cuộc bức hại nhân quyền nghiêm trọng đến vậy lại đang xảy ra ở Trung Quốc. Thật quá đáng sợ. Tôi rất sẵn lòng ký bản kiến nghị nếu chữ ký của mình có thể góp thêm sức mạnh vào trường chính nghĩa.”
Kháng nghị ôn hòa bên ngoài các Đại sứ quán Trung Quốc
Ngày 18 tháng 7 năm 2022, các học viên ở Kumamoto đã tổ chức các hoạt động trước các Đại sứ quán Trung Quốc tại Fukuokia và Nagasaki. Họ dựng các bảng trưng bày và căng biểu ngữ phơi bày cuộc bức hại. Các học viên đã đọc các bản tuyên bố mô tả những hành động vi phạm nhân quyền tàn bạo chưa từng có của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Họ cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế nhận ra bản chất của ĐCSTQ và cùng chung tay chấm dứt cuộc bức hại.
Các cuộc kháng nghị ôn hòa trước các Đại sứ quán Trung Quốc tại Fukuoka và Nagasaki
Trong thư, các học viên chỉ rõ: “Các thủ phạm chính: Giang Trạch Dân, La Cán, Tằng Khánh Hồng, Lý Lam Thanh, Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai,… những thủ phạm tích cực tham gia bức hại Pháp Luân Đại Pháp, đều đã bị kiện ra tòa và đang bị toàn thế giới lên án.”
“Kể từ tháng 5 năm 2015, hơn 200.000 học viên Pháp Luân Công cùng người thân của họ đã đệ đơn kiện hình sự đối với Giang Trạch Dân vì vai trò của ông ta trong việc bức hại Pháp Luân Đại Pháp, đơn kiện được gửi lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao của Trung Quốc. Họ yêu cầu các cơ quan này thụ lý, tiến hành điều tra các hành vi phạm tội và truy cứu trách nhiệm pháp lý của Giang theo quy định của pháp luật.”
Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì và Tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc lại bức hại môn tu luyện?
Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc, vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện được thực hành tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người đã học các bài giảng dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, đã có những chuyển biến tích cực về sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.
Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng lớn của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng nên đã ra lệnh cấm môn tu luyện này vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.
Trang Minghui.org đã xác nhận cái chết của hàng nghìn học viên bị bức hại trong 22 năm qua. Con số tử vong thực tế chắc chắn cao hơn nhiều. Số người bị cầm tù và tra tấn vì đức tin còn cao hơn nữa.
Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại và thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam cầm làm nguồn cung cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật, được trao quyền lực vượt trên ngành an ninh và tư pháp, có chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại đối với Pháp Luân Đại Pháp.
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/20/446495.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/26/202453.html
Đăng ngày 03-08-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.