Bài viết của Dân Sinh

[MINH HUỆ 06-07-2022] Các chính phủ trên khắp thế giới đã sử dụng biện pháp phong tỏa và vắc-xin để chống dịch COVID-19 hơn hai năm qua. Những biện pháp này đã dẫn đến những vấn đề mới, khiến nhiều người không khỏi băn khoăn liệu những biện pháp này có đúng đắn hay không.

Đợt phong tỏa Thượng Hải từ tháng 4 đến tháng 5 năm nay là một minh chứng cho các vấn đề của biện pháp này. Trong thời gian phong tỏa nghiêm ngặt, tình trạng thiếu lương thực, không được tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế đối với bệnh không phải COVID đã khiến nhiều người rơi vào tình cảnh thảm khốc, có thể cướp đi sinh mạng của nhiều người hơn chính COVID-19. Ngoài ra, nền kinh tế của thành phố, thậm chí một bộ phận nền kinh tế tổng thể của Trung Quốc phải hứng chịu những tác động lớn do các đợt phong tỏa.

Có những nghiên cứu chỉ ra rằng phong tỏa và tiêm chủng không hiệu quả như hứa hẹn.

Phong tỏa

Trung Quốc đã liên tục bám vào biện pháp phong tỏa trong hai năm rưỡi qua nhằm đạt được zero-COVID (không có COVID). Nhiều quốc gia khác cũng từng chống dịch bằng biện pháp phong tỏa nhưng đã dần dần mở cửa sau khi tiêm chủng và đạt được miễn dịch cộng đồng.

Trong thời gian cưỡng chế phong tỏa ở Trung Quốc, các nhà chức trách trở thành siêu quyền lực và tùy ý vi phạm các quyền cá nhân. Họ bắt tất cả mọi người phải ở nhà, niêm phong các tòa nhà, thậm chí cả căn hộ, vào nhà phun thuốc khử trùng không cần chủ nhà có đồng ý hay không, và bắt buộc sử dụng các ứng dụng y tế để kiểm soát việc đi lại. Đương nhiên, người bị phong tỏa cũng bị thiệt hại tài chính và sụp đổ kinh tế.

Theo một bài báo của The Epoch Times, một ông lão ở thành phố Nam Cung, tỉnh Hà Bắc, đã chết trong lúc gọi đến đường dây nóng của thị trưởng để đề nghị được giúp đỡ sau khi ông bị sốt. Nhiều cư dân khác bị ốm ở nhà cũng không được đi khám chữa bệnh trong thời gian phong tỏa.

Cô Cung ở quận Hồ Lan, thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, cho biết, “Vừa hôm trước hôm sau mà chính phủ đã ra lệnh phong tỏa tất cả các trường học, nhà máy và cơ sở kinh doanh, không ai được đi làm, cửa hàng không được mở bán, người đi bộ hay xe cơ giới đều không được phép lưu thông trên đường. Mọi người phải ở nhà. Cả thành phố giống như thị trấn ma vậy.” Ngày 3 tháng 2 năm 2021, một nhóm cư dân của một khu dân cư, khi không có đủ lương thực và vật dụng cơ bản, đã mất kiểm soát cảm xúc và đâm chết một tình nguyện viên gác cổng khu dân cư.

Trong thời gian Thượng Hải bị phong tỏa, một người cha trẻ đã đến phòng cấp cứu của bệnh viện, nhưng bị các bác sỹ từ chối khám chữa cho đến khi có kết quả xét nghiệm Covid. Anh đã qua đời khi đang chờ kết quả xét nghiệm, bỏ lại vợ và đứa con 5 tuổi. Những lời cuối cùng mà anh nói với vợ là, “Mau đi xem kết quả xét nghiệm PCR của anh đã có chưa?”

Một cặp vợ chồng trẻ tranh cãi với một viên chức nhà nước đến đưa họ vào bệnh viện dã chiến để cách ly. Vợ chồng họ nói anh ta đã nhầm vì kết quả xét nghiệm của họ là âm tính, nhưng viên chức này nói anh ta không quan tâm: việc của anh ta là đưa họ đi nên họ phải đi cùng anh ta; nếu không, anh ta sẽ dùng vũ lực.

Thế nhưng, phong tỏa có tác dụng kiềm chế vi-rút không?

Tháng 1 năm 2021, trường đại học Imperial College London đã tiến hành nghiên cứu Đánh giá thời gian thực về tình trạng lây nhiễm vi-rút corona trong cộng đồng (Real-time assessment of community transmission of coronavirus, REACT-1). Ngày 4 tháng 1 năm 2021, Vương quốc Anh đã áp đặt đợt phong tỏa thứ ba, tuy nhiên, nghiên cứu xác định: “Trong thời gian từ ngày 6-22 tháng 1, số ca nhiễm vẫn ở mức cao trong thời gian vi-rút SARS-CoV-2 hoành hành mạnh.”

Tháng 1 năm 2022, Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế Ứng dụng (Studies in Applied Economics) đã xuất bản một bài báo với tiêu đề “Đánh giá tài liệu và phân tích tổng hợp về ảnh hưởng của phong tỏa đối với tỷ lệ tử vong do COVID-19” (A Literature Review and Meta-Analysis of the Effects of Lockdowns on COVID-19 Mortality). Các tác giả phát hiện ra rằng phong tỏa có rất ít hoặc không có tác dụng gì đối với các trường hợp tử vong do COVID-19.

“Cụ thể, các nghiên cứu về chỉ số mức độ nghiêm ngặt cho thấy việc phong tỏa ở châu Âu và Hoa Kỳ chỉ làm giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19 trung bình là 0,2%. Lệnh ai ở đâu ở đó (SIPOs) cũng không hiệu quả, chỉ giảm được trung bình 2,9% tỷ lệ tử vong do COVID-19. Các nghiên cứu về biện pháp can thiệp không dùng thuốc (NPI) cụ thể cũng không tìm được bằng chứng trên diện rộng cho thấy có tác dụng đáng kể đối với tỷ lệ tử vong do COVID-19. Do đó, các chính sách phong tỏa là không có cơ sở và nên bị loại bỏ khỏi công cụ chính sách chống đại dịch.”

Chủng ngừa

Để kiểm soát đại dịch, nhiều quốc gia đã triển khai “giấy thông hành vắc-xin” để buộc mọi người phải tiêm vắc-xin. Ở Trung Quốc, chính quyền sử dụng nhiều cách để ép người dân tiêm vắc-xin.

Nhưng những hành động này làm dấy lên nhiều lo ngại vì những lý do dưới đây.

Theo một báo cáo chính thức của Israel vào ngày 7 tháng 8 năm 2021, 90% dân số trưởng thành của Israel đã hoàn thành việc tiêm chủng COVID-19. Chỉ riêng ngày 6 tháng 8 năm 2021, đã có 3.849 trường hợp nhiễm mới, trong đó 324 (gần 10%) bệnh nhân nặng, trong đó 209 người đã được tiêm phòng. Các báo cáo trước đó cũng chỉ ra rằng hơn 70% các trường hợp được xác nhận ở Israel đã tiêm hai mũi. Dữ liệu như vậy cho thấy hiệu quả phòng dịch, nhiễm dịch và trở nặng của vắc-xin là rất hạn chế.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tính đến ngày 4 tháng 6 năm 2021, đã có 329.021 báo cáo về các tác dụng phụ sau khi tiêm chủng, bao gồm 5.888 ca tử vong, 19.597 ca nhập viện, 43.891 lượt vào phòng cấp cứu, 58.800 lượt bệnh nhân ngoại trú, 2.190 cơn đau tim, 1.087 viêm cơ tim, 4.583 khuyết tật, 652 lượt sẩy thai, 15.052 phản ứng dị ứng nghiêm trọng, v.v. Các triệu chứng khác bao gồm liệt Bell’s, giảm tiểu cầu, v.v.

Trong một bức thư ngỏ đăng trên trang web của Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) vào ngày 25 tháng 5 năm 2021, cơ quan này đã đề cập đến lo ngại của các nhà dịch tễ học phản đối vắc-xin, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và các nhà vi trùng học từ khắp nơi trên thế giới về tác dụng phụ của vắc-xin. Bức thư cũng liệt kê những cơn đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, ý thức thất thường, thay đổi giọng nói, thay đổi thị lực, các vấn đề về thính giác, các mức độ tê liệt ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, mất kiểm soát vận động, huyết khối não và các tác dụng phụ khác.

Ở Trung Quốc đại lục, mặc dù chính quyền ĐCSTQ bưng bít thông tin, cư dân mạng đã tiết lộ có nhiều trường hợp tử vong, ung thư máu, chóng mặt và các triệu chứng khác được cho là do vắc-xin COVID-19 gây ra.

Ngày 3 tháng 8 năm 2021, một tiến sỹ dược học tên là Tan Yadi đã chỉ ra tác hại nghiêm trọng của vắc-xin trên Weibo (một trang web tiểu blog của Trung Quốc). Cô viết, “Làm sao để ngăn tình trạng tiêm vắc-xin COVID [của Trung Quốc] nhắc lại nhiều lần cho toàn dân, trong khi tác dụng của vắc-xin mới chỉ là giả thuyết chưa được xác nhận? Kế hoạch “đại nhảy vọt” về vắc-xin hiện nay thật hoang đường, xét duyệt và tiêm chủng nhanh như chớp là hoàn toàn trái với quy tắc thông thường. Mà vi-rút hễ đột biến thì [vắc-xin] cũng hoàn toàn không thể tạo ra hàng rào miễn dịch.”

Cô giải thích, protein gai – thành phần chính của vắc-xin – vừa có tính kích thích phản ứng miễn dịch vừa có độc tính. Mỗi lần tiêm phòng tương đương với bị ngộ độc một lần, và cô lo ngại mọi người sẽ chết hoặc tàn tật sau khi tiêm nhắc lại.

Cô viết, “Nhiều phụ nữ tiêm mũi đầu tiên đã bị kinh nguyệt thất thường, đàn ông bị bất lực, và nhiều người già bị nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, và mắc các bệnh khác.”

Xét nghiệm

Theo dữ liệu CDC của Hoa Kỳ được công bố vào tháng 1 năm 2022, trong tuần kết thúc vào ngày 17 tháng 1, số ca nhiễm COVID mới do chủng Omicron chiếm 99,5% tổng số ca nhiễm. Dữ liệu vào cuối tháng 3 của CDC cho thấy ba biến thể Omicron phổ biến nhất là BA.1, BA.1.1 và BA.2. Vào đầu tháng 7, các biến thể Omicron đã phát triển thành BA2.75 và sau đó nhanh chóng thành BA.5.

Khi vi-rút liên tục đột biến với tốc độ nhanh hơn, liệu việc nghiên cứu và sản xuất bộ xét nghiệm PCR có theo kịp tiến độ không? Ảnh hưởng sẽ thế nào khi sử dụng những bộ xét nghiệm đã lỗi thời?

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mức độ nghiêm trọng của chủng Omicron ít hơn Delta nhiều, nhưng lại dễ lây lan hơn nhiều.

Trung Quốc ra lệnh cho người dân làm xét nghiệm PCR hai ngày một lần ở các khu vực có nguy cơ cao. Việc chuẩn bị để kiểm tra hai ngày một lần không chỉ làm xáo trộn thói quen hàng ngày của mọi người mà còn làm tăng nguy cơ phơi nhiễm.

Ngoài ra, xét nghiệm hai ngày một lần này chỉ để tìm ra ai dương tính. Sau đó, người đó sẽ bị đưa đi cách ly hoặc nhốt tại nhà. Không có liệu pháp chữa trị thực sự cho vi-rút COVID.

Tháng 4 năm 2022, Cơ quan Bảo hiểm Y tế Quốc gia Trung Quốc ước tính thực hiện xét nghiệm PCR định kỳ riêng ở các thành phố lớn ở Trung Quốc đã tốn 1,45 nghìn tỷ nhân dân tệ (220 tỷ USD).

Niềm hy vọng mới

Các biện pháp chống COVID mà các chính phủ đã thực hiện cho đến nay, từ phong tỏa, tiêm chủng cho đến xét nghiệm PCR, có thể không phải là biện pháp đúng.

Trong lịch sử, đã có nhiều lần bệnh dịch tự xuất hiện và biến mất. Chẳng hạn như bệnh dịch ở Athens (năm 430 TCN), Cái chết đen ở thế kỷ 14, và bệnh cúm Tây Ban Nha trong Thế Chiến I. Hầu hết lần nào, đại dịch cũng đến đột ngột và biến mất một cách bí ẩn. Các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát của chính phủ không góp phần làm đẩy lùi bệnh dịch.

Một số người gọi những trường hợp sống sót sau bệnh dịch hoặc khi bệnh dịch biến mất là phép màu, nhưng đối với những người khác, có một lý do siêu phàm.

Năm 1527, khi Wittenberg nhiễm bệnh dịch hạch, Martin Luther quyết định ở lại chăm sóc người bệnh sắp chết. Ông tin rằng những người giúp đỡ bệnh nhân bằng đức hạnh, sự tận tâm và chân thành sẽ được bảo vệ. Cuối cùng, ông đã sống sót sau bệnh dịch.

Một ví dụ khác là làng Oberammergau ở Bavaria, Đức. Năm 1633, khi một trận dịch hạch hoành hành trong vùng, một nửa dân làng đã chết. Những cư dân còn lại thề sẽ diễn vở “Tưởng nhớ khổ nạn của Chúa Jesus” 10 năm một lần nếu Chúa bảo vệ họ khỏi bệnh dịch. Sau đó, không ai khác trong làng chết vì bệnh dịch, và truyền thống làm vở kịch này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Ở Trung Quốc, cuối thời nhà Minh cũng xảy ra trường hợp tương tự. Một bệnh dịch bùng phát chỉ lây nhiễm cho binh lính nhà Minh mà không lây nhiễm cho quân đội Mãn Thanh. Đến khi Hoàng đế Thuận Chi tuyên bố thành lập nhà Thanh, bệnh dịch đã biến mất một cách bí ẩn.

Cuộc sống luôn có nhiều điều bất trắc, nhưng khi hành động theo lương tâm và biết hướng thiện sẽ luôn mang lại phước lành, cho bạn, cho tôi, và cho xã hội chúng ta.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/6/445851.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/12/202207.html

Đăng ngày 14-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share