Bài viết của Tiêu Hiểu Huệ

[MINH HUỆ 03-07-2022] Tôi sinh ra vào những năm 1950, đương thuở thiếu thời thì gặp phải cuộc Cách mạng Văn hóa (1966-1976). Khoác trên mình bộ quân phục màu xanh lá cây, đeo băng tay đỏ và mang phù hiệu Mao, chúng tôi thường nghỉ học để tham gia vào cuộc cách mạng, gồm cả việc tấn công các giáo viên trong trường, cũng như đột kích vào nhà của địa chủ và nông dân giàu có ở các thôn làng lân cận.

Thời đó, chúng tôi đều coi cách mạng là mục đích sống của mình. Cũng như Mao Trạch Đông đã nói trong Sách Đỏ Nhỏ, “Nổi dậy là chính đáng,” và “Mỗi cuộc cách mạng là một cuộc nổi dậy, là hành động bạo lực qua đó giai cấp này lật đổ giai cấp khác.” Bởi vậy, đấu tranh giai cấp và lòng căm thù đã gieo vào tâm trí trẻ thơ của chúng tôi. Chúng tôi tin chắc rằng ba phần tư dân số thế giới vẫn đang sống trong khổ ải, họ cần chúng tôi giải phóng và hướng dẫn họ theo chủ nghĩa cộng sản.

Sau đó, chúng tôi làm theo chỉ thị của Mao, rằng “Mọi thanh niên có học thức cần phải lên miền núi và về nông thôn để cải tạo tầng lớp bần nông và trung nông.” Chúng tôi được kêu gọi hãy cắm rễ ở đó, chân lấm tay bùn tiếp tục kiên trì cuộc cách mạng dưới chế độ chuyên chính của giai cấp vô sản. Đồng thời, chỉ trích Khổng Tử, phê bình Nho giáo và giới trí thức, học theo tấm gương của Trương Thiết Sinh, người đã nộp tờ giấy trắng trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 1973 và tuyên bố rằng kiến ​​thức là vô ích, hay Hoàng Suất với câu nói “Tôi là người Trung Quốc, tôi không học ngoại ngữ.” Điều đó đã làm lẫn lộn tư duy và quan niệm của con người, đảo lộn luân lý và cách nhìn truyền thống về cuộc sống.

Sự hủ bại vẫn tiếp tục diễn ra sau khi tôi kết hôn. Vào thời điểm đó, Trung Quốc bắt đầu thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình (có hiệu lực từ năm 1980 đến năm 2016). Có một con là điều hết sức bình thường, còn những người sinh thêm sẽ bị phạt tiền, triệt sản, lục soát nhà và thậm chí là giam giữ.

Nhìn lại những năm tháng thăng trầm và thương đau này, công bằng mà nói, thế hệ chúng tôi, từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành đều bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thao túng về cả tinh thần lẫn thể xác.

Năm 1996, tôi vui mừng gặp được Pháp Luân Đại Pháp, tôi đột nhiên tỉnh ngộ. Cuốn sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, đã giải đáp nhiều câu hỏi của tôi, giúp tôi nhận ra ý nghĩa thực sự của sinh mệnh. Tôi như đứa trẻ lạc lối tìm được đường về nhà, từ đó cuộc sống không còn hoang mang, cuộc đời tôi có đích đến.

Vậy ý nghĩa của kiếp nhân sinh là gì, mục đích cuối cùng của cuộc sống là gì? Đó là trở về với bản nguyên của con người, với bản tính Chân-Thiện-Nhẫn. Hoàn cảnh sống đã khiến con người trở nên ích kỷ, không còn tốt nữa. Họ ngày càng lệch khỏi đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn, dần đánh mất tiêu chuẩn làm người và đứng trước nguy cơ bị đào thải.

Nhìn lại lịch sử, Trung Quốc có truyền thống tín Thần lâu đời và sâu sắc, từ lâu đã thừa nhận sự hài hòa giữa Thiên-Địa-Nhân. ĐCSTQ đã phá hủy di sản tinh thần và văn hóa truyền thống của Trung Quốc, thay vào đó là truyền bá sự thù hận, tàn bạo và dối trá. Pháp Luân Đại Pháp và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn có thể quy chính nhân tâm, mang lại hy vọng cho thế giới. Đặc biệt hơn, tuân theo các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp trong cuộc sống hàng ngày, người tu luyện luôn cố gắng trở thành người tốt hơn.

Bởi vì người tu luyện biết rằng giữa người với người là có quan hệ nhân duyên, đúng sai, mâu thuẫn đều là nghiệp. Kiếp trước ta nợ người, kiếp này ta không trả, cái gọi là ân oán đến bao giờ mới hóa giải được đây? Chẳng phải người xưa nói: lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một chút sóng yên gió lặng sao. Trước những nóng giận, bất bình, người tu luyện nếu có thể bảo trì thiện niệm, với tấm lòng nhân ái, khoan dung, thì sẽ hóa giải được mâu thuẫn, và tâm tính cũng được đề cao.

Hơn nữa, khi người tu luyện bảo trì tâm thái bình tĩnh và thể hiện sự quan tâm đối với người khác, lòng tốt, sự chân thành của họ sẽ cảm hóa được mọi người. Nhiều người trong chúng ta có thể hàn gắn các mối quan hệ căng thẳng với người thân trong gia đình, hòa thuận với những người hàng xóm khó tính trước đây và phối hợp tốt với đồng nghiệp. Tất cả những điều này đều là những lợi ích hàng đầu về cải thiện tính cách mà nhiều học viên đã trải nghiệm.

Trên đây là lý do tại sao tôi cảm thấy rất may mắn khi gặp được Pháp Luân Đại Pháp. Sau gần nửa thế kỷ lạc lối, cuối cùng, tôi cũng đã tìm được nhà của mình.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/3/444906.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/12/202208.html

Đăng ngày 14-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share