Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại New York
[MINH HUỆ 12-07-2022] Ngày 10 tháng 7 năm 2022, 1.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tập trung tại Khu phố Tàu ở Manhattan, cộng đồng người Hoa lâu đời nhất ở New York để diễu hành phản đối cuộc bức hại đối với Pháp Luân Đại Pháp suốt 23 năm qua, đồng thời chúc mừng gần 400 triệu người dân Trung Quốc đã thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó.
Các học viên Pháp Luân Công diễu hành ở Khu phố Tàu của Manhattan ngày 10 tháng 7 năm 2022 để ghi dấu 23 năm cuộc bức hại
Từ năm 2017, lần này các học viên Pháp Luân Công mới lại tổ chức diễu hành ở Khu phố Tàu, và người dân Trung Quốc ở khu vực này rất vui mừng vì lại được thấy sự kiện này. Một công dân Trung Quốc nói, cuộc diễu hành như thế này là không thể thấy ở Trung Quốc, mà nếu như mọi người được tự do tu luyện Pháp Luân Công, thì ước chừng số người theo học ở Trung Quốc hiện nay phải lên đến mấy trăm triệu rồi.
Sau 23 năm các học viên kiên trì nỗ lực nâng cao nhận thức về cuộc bức hại, hiện nay, ngày càng có nhiều người ủng hộ Pháp Luân Công. Mọi người tìm đến các học viên để trò chuyện và tìm hiểu thêm về môn tu luyện. Một ông lão bán rau trên đường phố nói chuyện với một học viên đã thốt lên: “Cuộc diễu hành tuyệt vời thật đấy! Pháp Luân Đại Pháp thật tuyệt!“ Khi các học viên khuyên ông thoái xuất khỏi ĐCSTQ, ông trả lời: “Tôi đã thoái rồi.” Sau đó, ông chỉ vào người đàn ông đang bán hàng bên cạnh và nói: “Ông ấy cũng thoái rồi.”
Một người đàn ông trung niên kéo một học viên lại hỏi: “Tại sao hôm nay các anh lại tổ chức cuộc diễu hành này?” Người học viên nói với ông rằng năm nay ghi dấu 23 năm cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc. Nghe xong, ông lấy một tờ rơi và nói lớn: “Tôi hiểu hết rồi. Ở Trung Quốc hiện nay đang rất loạn. Trung Quốc thì tốt, ĐCSTQ mới là xấu xa.”
Bà Dịch Dung, Chủ tịch Trung tâm Phục vụ Thoái ĐCSTQ Toàn cầu, cũng có mặt tại cuộc diễu hành. Bà cho biết Khu phố Tàu ở Manhattan có nhiều người Trung Quốc nhập cư cao tuổi, trong đó, một số người có quan hệ mật thiết với Lãnh sự quán Trung Quốc đã bị lừa gạt bởi những tuyên truyền dối trá của chính quyền cộng sản Trung Quốc nhằm phỉ báng Pháp Luân Công. Do vậy, giúp họ thấy được sự kỳ diệu của Pháp Luân Đại Pháp và biết đến nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn là vô cùng quan trọng.”
Bà Dịch Dung cho hay, đến nay đã có gần 400 triệu người dân Trung Quốc thoái ĐCSTQ. Bà nói, đây thực sự là một tin tốt và có lợi cho hòa bình thế giới. Bà cho hay: “Chúng tôi hy vọng những người nhập cư Trung Quốc cao tuổi ở Khu phố Tàu có thể thoát khỏi sự tẩy não của ĐCSTQ, và thông qua cuộc diễu hành này, họ sẽ thấy được có rất nhiều người đang tu luyện Pháp Luân Công, không chỉ là người Trung Quốc mà cả người phương Tây. Công dân Trung Quốc nên tự hào về Pháp Luân Công.”
Pháp Luân Công cần sớm trở về Trung Quốc
Người dân Trung Quốc đứng cả hai bên đường để theo dõi khi đoàn diễu hành đi qua. Một số người bắt đầu đọc thông tin về Pháp Luân Công trên các tờ rơi nhận được từ các học viên. Một số khán giả là những du khách Trung Quốc mới đến Hoa Kỳ. Một số người bày tỏ hy vọng Pháp Luân Công có thể sớm được tự do luyện tập ở Trung Quốc.
Bà Trần, 76 tuổi, đến từ New Jersey để xem cuộc diễu hành. Đây là lần đầu tiên bà thấy đoàn diễu hành Pháp Luân Công ở Khu phố Tàu. Bà đón nhận một bông hoa sen giấy mang thông điệp “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Bà liền niệm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân-Thiện-Nhẫn hảo. Tôi sẽ ghi nhớ điều này!”
Một cư dân Phúc Kiến từ Trường Lạc đã nhập cư vào Hoa Kỳ cách đây sáu tháng. Ông sống ở khu phố sau tuyến đường diễu hành. Đây là lần đầu tiên ông thấy có nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp như vậy, vì thế ông đã quay mấy đoạn video về cho gia đình xem.
Ông chia sẻ: “Quyền tự do mà mọi người có được ở nước Mỹ này thật tuyệt vời. Thậm chí còn có cả cảnh sát bảo vệ cho các học viên trong suốt cuộc diễu hành.” Ông Trần nói, ông biết ở Trung Quốc vẫn có nhiều người tu luyện Pháp Luân Công nhưng “cuộc diễu hành này thì không tìm đâu được ở Trung Quốc.”
Ông Dương sống ở Bronx cho biết, đây là lần đầu tiên ông thấy các học viên diễu hành ở Khu phố Tàu. Ông nhận xét: “Tôi cảm thấy Pháp Luân Công rất chân chính, bởi họ dạy con người sống theo Chân-Thiện-Nhẫn. Điều đó rất quan trọng.”
Ông Dương nói, ông biết đến Pháp Luân Công thông qua Đài Truyền hình Tân Đường Nhân (NTD).
Ông nói: “Tôi thấy rất dễ chịu khi xem cuộc diễu hành. Trong đoàn diễu hành có nhiều bạn trẻ, tôi hoan nghênh họ tới Khu phố Tàu. Giờ đây, cả thế giới đều biết đến cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công.”
Một nam thanh niên có tên Tom đứng trên phố Mott chăm chú xem cuộc diễu hành. Anh cho biết trước đó anh đã thấy những cuộc diễu hành tương tự ở Đại lộ 8 Manhattan và ở Flushing, Queens. Anh nói: “Tôi hoan nghênh Pháp Luân Công đến Khu phố Tàu. Thực ra, cuộc diễu hành của họ có lẽ nên trở về Trung Quốc bởi người dân ở đó cần Chân-Thiện-Nhẫn nhất.”
Ông Lưu sang Mỹ thăm người thân và tràn đầy cảm xúc sau khi xem cuộc diễu hành. Ông chia sẻ: “Đúng là xã hội tự do, mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng. Đúng là một hoàn cảnh xã hội mà con người nên có.”
Ông tiếp tục: “Chân-Thiện-Nhẫn là những giá trị quan mà thế giới cần. Nếu ai cũng tuân theo những giá trị này thì thế giới sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn, phải vậy không? Những người thiện lương, chính trực sẽ muốn sống theo những nguyên lý này, nhưng chúng ta không thể làm được vì hầu hết mọi người sẽ bỏ cuộc khi đối mặt với lợi ích cá nhân. Đó là lý do tại sao các học viên Pháp Luân Công gọi đó là tu luyện. Chỉ những người có niềm tin vững chắc và sự kiên định mới có thể thực sự hiểu được ý nghĩa rốt ráo của những nguyên lý này.”
Ông Lưu nói, các học viên Pháp Luân Công đối mặt với cuộc đàn áp tàn bạo suốt hai thập kỷ qua mà vẫn có thể kiên trì đứng lên phản đối cuộc bức hại một cách ôn hòa, điều này có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với Trung Quốc và toàn thế giới.
Ông Lưu cho hay: “Họ bảo vệ các giá trị đạo đức của xã hội nhân loại. Nhóm người tin vào Chân-Thiện-Nhẫn này sẽ nâng cao tiêu chuẩn đạo đức của xã hội. Tại sao lại có nhiều người tu luyện Pháp Luân Công đến vậy? Chính vì họ được quần chúng tán thành. Bởi vì ‘Nhân chi sơ, tính bản thiện’. Tôi hy vọng một ngày nào đó Pháp Luân Công có thể quay trở về Trung Quốc.”
Ông Trần đã sống ở Khu phố Tàu hơn 40 năm, nhận xét cuộc diễu hành thật tuyệt vời. Ông nói những người tu luyện Pháp Luân Công đều điềm tĩnh và tài năng. Ông cũng nói rằng cuộc diễu hành đã mang lại cơ hội làm ăn cho các nhà hàng ở Khu phố Tàu.
Ông chia sẻ: “Tôi vẫn nhớ cách đây khoảng chục năm, sau khi các bạn diễu hành ở đây, các nhà hàng lớn ở địa phương rất đông khách. Vì lần đó có rất nhiều học viên. Tôi còn nhớ sự kiện cách đây nhiều năm khi các bạn lên án Giang Trạch Dân vì tội ác diệt chủng ở bên ngoài văn phòng hội đồng thành phố và tổ chức triển lãm về các hình thức tra tấn mà các học viên đã phải chịu đựng trong cuộc bức hại.”
Ông Trần cho biết, hồi còn ở Trung Quốc, ông đã từng làm thanh tra hải quan biên phòng. Ông nhận định: “Nếu mọi người được tự do tu luyện ở Trung Quốc, tôi ước tính bây giờ đã có mấy trăm triệu người tu luyện Pháp Luân Công rồi; bởi vì Pháp Luân Công đã được hồng truyền 30 năm rồi, mà cách đây 20 năm [trước khi cuộc bức hại bắt đầu], ở Trung Quốc đã có đến 100 triệu người tu luyện rồi.”
Một người đàn ông khác cho biết: “Tôi đã ở Mỹ hơn 30 năm nay. Thấy các bạn là thấy hy vọng. Các bạn vất vả quá. Tôi ủng hộ các bạn.”
Sau đó, người đàn ông chỉ về phía các tiểu đệ tử trên xe diễu hành, nói: “Nhìn bọn trẻ này, chúng thật dễ thương. Các bạn đã làm điều đúng đắn. Tôi là một Đảng viên ĐCSTQ, hồi còn trẻ đã tham gia chiến đấu trong chiến tranh. Nội bộ chế độ này bát nháo lắm. Ai mới đúng là kháng chiến chống Nhật chứ? Chính là Tưởng Giới Thạch mới là kháng chiến chống Nhật. Tôi nhớ một câu trong một chương trình trên Đài Truyền hình Tân Đường Nhân: ‘Dối trá viết bằng mực không thể che giấu được lịch sử viết bằng máu.’ Tôi thấy rất chí lý. Tôi biết ĐCSTQ tà ác đến thế nào. Cảm ơn nỗ lực của các bạn!’
Các học viên kêu gọi xã hội quốc tế giúp chấm dứt cuộc bức hại
Các học viên Pháp Luân Công từ Trung Quốc đã trực tiếp trải qua cuộc bức hại kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý đến những hành động tàn bạo vi phạm nhân quyền một cách kinh hoàng đối với Pháp Luân Công đã diễn ra ở Trung Quốc suốt 23 năm qua.
Ông Hàn Phi là một học viên đến từ Trùng Khánh, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1994. Năm 1999, sau khi cuộc bức hại bắt đầu, nhà ông bị lục soát, ông đã bị sách nhiễu, đe dọa, sau đó bị giam giữ phi pháp.
Vợ ông khi ấy đang mang thai cũng bị đe dọa: “Nếu không từ bỏ tu luyện, cô sẽ phải bỏ đứa bé trong bụng, và bị đưa vào trại lao động ba năm.” Sáu người trong gia đình ông đều bị bức hại, trong đó hai người bị giam giữ ở một trại lao động cưỡng bức.
Ông Hàn Phi bị giam giữ, sau đó bị mất việc làm ở một ngân hàng vì không từ bỏ tu luyện. Sau đó, ông đã tìm được một công việc tại một tổ chức tài chính tư nhân và nhờ hành xử theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn cùng sự nỗ lực trong công việc, từ một nhân viên bình thường, ông đã được thăng chức lên vị trí tổng giám đốc của một công ty trong danh sách Fortune 500.
Ông Hàn cho biết: “Tôi hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ chú ý đến những hành vi tàn bạo ở Trung Quốc, từ đó có thể giúp giải thể ĐCSTQ. Tôi cũng hy vọng người Trung Quốc đang sinh sống ở nước ngoài sẽ trân quý môi trường tự do này. Đây là cuộc diễu hành mà người dân ở Trung Quốc không thể thấy được. Các học viên đã mạo hiểm tính mạng để nói cho các bạn chân tướng quý báu này, điều đó liên quan đến tương lai của các bạn. Hy vọng các bạn sẽ trân quý những điều các học viên Pháp Luân Công nói.”
Nhiều người Trung Quốc dọc tuyến đường diễu hành đã quyết định thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Theo số liệu của Trung tâm Phục vụ thoái ĐCSTQ Toàn cầu, 208 người đã tuyên bố thoái ĐCSTQ sau khi xem diễu hành ngày hôm đó.
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/12/446134.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/14/202246.html
Đăng ngày 18-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.