Bài viết của Dung Pháp, phóng viên Minh Huệ tại Brussels

[MINH HUỆ 03-07-2022] Ngày 29 tháng 6 vừa qua, hội nghị về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã diễn ra tại Câu lạc bộ Báo chí Brussels. Sự kiện do ông Gary Cartwright, biên tập viên của kênh truyền thông EU Today, chủ trì và được tổ chức bên cạnh Nghị viện Châu Âu, với khách mời là các quan chức đắc cử cũng như các chuyên gia nhân quyền tham gia thảo luận.

36615dd9b5d7ed6815cc4dba704f59ad.jpg

Hội nghị thảo luận về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, diễn ra tại Câu lạc bộ Báo chí Brussels, ngày 29 tháng 6

20f3ce1d7879ff9d0f59b3650795682b.jpg

Ông Gary Cartwright, biên tập viên kênh truyền thông EU Today, chủ trì phiên thảo luận

Nghị sỹ: Một tội ác do nhà nước hậu thuẫn

Các thành viên trong hội nghị đã thảo luận việc ĐCSTQ đã huy động bộ máy nhà nước để đàn áp Pháp Luân Công như thế nào. Ông Tomáš Zdechovský, Nghị viên Châu Âu cấp cao người Séc nhận định: “Việc thảo luận về hành vi hoàn toàn đáng lên án này của chính quyền cộng sản Trung Quốc là vô cùng cần thiết. Một điều không thể phủ nhận là Trung Quốc nhắm mục tiêu vào các nhóm thiểu số, trong đó có Pháp Luân Công.”

3219ccc23235999514f45958d573d9db.jpg

Ông Tomáš Zdechovský, Nghị viên Châu Âu đại diện cho Cộng hòa Séc

Ông Zdechovský cho biết thêm: “Điều không thể phủ nhận là việc thu hoạch nội tạng này lại do nhà nước hậu thuẫn.” Ông từng đến thăm Đài Loan và đích thân gặp các học viên Pháp Luân Công và tìm hiểu nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ họ. Ông cho hay ông kinh hoàng khi xem những bức ảnh các nạn nhân bị mổ lấy nội tạng trong chuyến thăm của mình.

Ông Zdechovský chỉ ra rằng rõ ràng là Trung Quốc nhắm tới các học viên Pháp Luân Công, người Tây Tạng và tín đồ Cơ Đốc giáo để tiến hành thu hoạch nội tạng. Đó là lý do tại sao ông cảm ơn ban tổ chức và những người tham gia hội nghị, đồng thời hối thúc hành động cụ thể từ Nghị viện Châu Âu về vấn đề này.

Tổ chức Nhân quyền không Biên giới: Duy hộ các nguyên tắc

d9cb8c461e641fb33104587cb6b9099c.jpg

Ông Willy Fautré, Chủ tịch và Đồng sáng lập Tổ chức Nhân quyền không Biên giới

Ông Willy Fautré, Chủ tịch và Đồng sáng lập Tổ chức Nhân quyền không Biên giới (HRWF), đã đề cập đến nhiều trường hợp điển hình được đưa vào báo cáo thường niên của tổ chức này. Trong một cuộc phỏng vấn, ông cho hay HRWF đã theo sát cuộc bức hại Pháp Luân Công trong 20 năm và hàng năm tổ chức này đều xuất bản báo cáo nhân quyền, trong đó có một chương dành riêng cho Pháp Luân Công, hơn nữa, các trường hợp bức hại cũng được đưa vào các bản tin vắn hàng tháng của tổ chức này.

Ông Fautré cho biết thêm, các học viên Pháp Luân Công là những người thổi còi và bảo vệ nhân quyền. Thông qua các học viên mà thế giới mới biết đến tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng đáng ghê tởm này. Ông giải thích rằng quy mô và mức độ nghiêm trọng của cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc là ngoài sức tưởng tượng.

Trong hơn 20 năm qua, ĐCSTQ đã tuyên truyền phỉ báng nhằm chống lại Pháp Luân Công, nhưng trên thực tế, các học viên Pháp Luân Công lại duy hộ các nguyên tắc đạo đức cao đẹp. Chính điều đó càng làm nổi bật lên rằng ĐCSTQ là một chính quyền hủ bại khi bức hại chính người dân của nó.

Ông Fautré cho biết hiện tại Tổ chức Nhân quyền không Biên giới đã thu thập được hơn 2.200 trường hợp các học viên Pháp Luân Công bị bức hại nhưng đó mới chỉ là một góc của tảng băng chìm, con số thực tế còn cao hơn nhiều. Ông cho hay ông sẽ tiếp tục lên tiếng cho các học viên Pháp Luân Công để nhiều người hơn nữa biết điều gì đang diễn ra ở Trung Quốc.

Luật sư nhân quyền: Một tội ác phản nhân loại

Ông Carlos Iglesias, luật sư người Tây Ban Nha đứng đầu nhóm pháp lý Châu Âu của Tổ chức phi chính phủ Hiệp hội Bác sỹ Chống Thu hoạch Nội tạng, đã tham gia hội nghị thông qua cuộc gọi video trực tuyến. Ông cho biết ĐCSTQ giống như “những kẻ giết người hàng loạt quy mô lớn.”

Ông giải thích hành vi cưỡng bức thu hoạch nội tạng là một “tội ác phản nhân loại – một tội ác diệt chủng.” Ngoài việc kiếm được lợi nhuận khổng lồ, ĐCSTQ có thể còn coi việc thu hoạch nội tạng như một phần của kế hoạch diệt chủng nhằm triệt tiêu Pháp Luân Công và các nhóm thiểu số khác.

Mặc dù việc giết người và lấy nội tạng của họ trên quy mô lớn đã và đang diễn ra ở Trung Quốc trong 20 năm qua, nhưng những gì cộng đồng quốc tế đã làm vẫn chưa đủ để ngăn chặn hay trừng phạt tội ác này. Đó là lý do tại sao ông Iglesias kêu gọi nhiều người hơn nữa trợ giúp chấm dứt thảm kịch này.

Lời chứng từ các học viên

Bà Trương Diễm Hoa, một học viên Pháp Luân Công, đã chia sẻ về những trải nghiệm của bản thân bà khi bị bắt và cầm tù ở Trung Quốc. Ngoài việc phải ở ngoài trời dưới nhiệt độ lạnh cóng, bà còn bị còng tay và treo lên, bà cũng bị đánh đập tàn bạo, bị cấm ngủ và không được sử dụng phòng vệ sinh. Đôi khi, bà còn bị tra tấn tàn bạo đến mức bất tỉnh.

Mặc dù bị tra tấn, bà Trương vẫn bị bắt phải trải qua các cuộc kiểm tra y tế, bà bị lấy mẫu máu nhiều lần để xác định sự phù hợp của nội tạng để hiến cho một khách hàng đặt mua tạng. May mắn thay, cuối cùng bà đã không bị lựa chọn.

Ông Nico Bijnens, người điều phối của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Bỉ, đã phát một đoạn ghi âm của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG). Đoạn ghi âm là cuộc trò chuyện giữa một điều tra viên chìm và một bác sỹ phẫu thuật cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc. Bác sỹ phẫu thuật xác nhận sự tồn tại của nạn thu hoạch nội tạng và cho biết lối sống lành mạnh của các học viên Pháp Luân Công trẻ tuổi khiến họ trở thành mục tiêu của ngành công nghiệp thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc.

Ông Cartwright, chủ trì hội nghị, cho biết ông tán thành việc coi những gì ĐCSTQ đang làm là tội ác diệt chủng.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/3/445733.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/4/202092.html

Đăng ngày 06-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share