Bài của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 06-03-2022] Bà Lâm Kiến Bình ở thành phố Tê Hà (tỉnh Sơn Đông) từng suýt mất mạng sau 6 năm bị tra tấn tàn nhẫn, hiện lại đang phải đối mặt với truy tố chỉ bởi đức tin của bà vào Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện với tiêu chuẩn cốt lõi là “Chân-Thiện-Nhẫn” đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

d8bc64163aebf1783244bac71f0c56bb.jpg

Bà Lâm Kiến Bình trước khi bị bức hại

Lần bắt giữ mới nhất

Ngày 6 tháng 2 năm 2022, bà Lâm Kiến Bình đã nói chuyện với một cảnh sát ở bên ngoài trụ sở Công an thành phố Tê Hà và cố gắng giảng chân tướng về vụ tự thiêu giả trên Quản trường Thiên An Môn mà chính quyền cộng sản đã dựng lên để bôi nhọ và vu khống Pháp Luân Công. Tuy nhiên bà đã bị cảnh sát bắt giữ và đưa đến Đồn Công an Trang Viên.

Diêm Chí Cao của Đội An ninh Nội địa đã thẩm vấn bà trong căn phòng dưới tầng hầm của đồn công an. Bà đã giữ im lặng.

Diêm nói: “Chúng tôi đang ghi âm. Ngay cả tên bà cũng không nói cho chúng tôi biết, thì làm sao bà có thể khẳng định bà đang tu luyện ‘Chân-Thiện-Nhẫn’?” Sau khi cảnh sát tìm thấy giấy tờ tùy thân của bà trong túi xách, họ đưa bà đến một căn phòng khác.

Cảnh sát ghi biên bản thẩm vấn nói: “Bởi bà đang tuyên truyền tà giáo, nên chúng tôi cần thẩm vấn bà theo pháp luật.“

Bà Lâm hỏi anh ta: “Cảnh sát các anh là cơ quan chấp pháp phải không?”

Viên cảnh sát chỉ vào bộ đồng phục của anh ta và nói: “Đúng, chúng tôi đang mặc cảnh phục đây.”

Bà Lâm nhắc nhở anh ta: “Mặc cảnh phục không có nghĩa là các anh đang chấp pháp một cách công chính. Các anh nói mình chiểu theo luật mà thẩm vấn tôi, vậy thì đó luật gì? Nếu các anh có thể đưa cho tôi xem văn bản luật đó, tôi sẽ trả lời câu hỏi của các anh”.

Cảnh sát nói bà có thể xem văn bản luật đó khi họ thẩm vấn xong, nhưng bà giữ vững lập trường và nói: “Trước hết tôi phải biết các anh dựa trên cơ sở pháp lý nào mà bắt tôi tới đây đã, sau đó tôi sẽ cân nhắc xem mình có nên trả lời câu hỏi của các anh không”.

Viên cảnh sát đó không nói gì, nhưng Diêm nói xen vào: “Luật như vậy có cả một chồng lớn”. Anh ta xem điện thoại di động của mình rồi nói: “Năm 1997…”

Bà Lâm cắt lời và nói với anh ta cùng các cảnh sát khác: “Cuộc bức hại áp Pháp Luân Công bắt đầu từ năm 1999. Trở về năm 1997, anh vẫn có thể nhìn thấy các học viên Pháp Luân Công luyện công ở các nơi công cộng trên khắp cả nước. Em trai à, tất cả các cậu đều đã bị lừa bởi những lời dối trá của chính quyền cộng sản rồi“.

Diêm nói: “Đừng gọi tôi là em trai, tôi là đảng viên của ĐCSTQ”.

Bà Lâm nói: “Tôi chỉ là vì muốn tốt cho các anh. Các anh có thể dùng điện thoại lên mạng tra cứu một chút, [sẽ thấy] Pháp Luân Công chưa bao giờ nằm ​​trong danh sách các loại tà giáo do Bộ Công an công bố. Và vào ngày 1 tháng 3 năm 2011, Tổng cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc thậm chí đã dỡ bỏ lệnh cấm đối với các sách của Pháp Luân Công. Mọi thứ của Pháp Luân Công đều là hoàn toàn hợp pháp. Các anh nên chiểu theo theo pháp luật mà làm việc. Nếu các anh không đưa ra được cơ sở pháp lý thì các anh chính là đang vi phạm pháp luật”.

Diêm hỏi bà Lâm: “Trước kia tòa án căn cứ vào đâu để kết án bà 6 năm tù?”

Bà Lâm đáp: “Năm xưa ông Tập Trọng Huân, cha của lãnh đạo đương nhiệm Tập Cận Bình đã bị bỏ tù hoặc bị theo dõi 16 năm. Căn cứ vào đâu để ra phán quyết? Cả Lưu Thiếu Kỳ (nguyên chỉ tịch nước Trung Quốc) và Bành Đức Hoài (nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc) đều bị bỏ tù trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Những việc này là dựa trên cơ sở pháp lý nào?”

Bà nói tiếp: “Pháp Luân Công là một pháp môn tu luyện Phật gia giúp cải thiện bản thân. Các anh đều bị lừa gạt bởi những lời dối trá. Các anh hãy xem vụ tự thiêu giả Thiên An Môn sẽ thấy, chỉ bốn ngày sau ca phẫu thuật cắt mở khí quản, cô bé Lưu Tư Ảnh đã có thể hát trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình. Điều đó có thể sao? Còn về phần ‘kẻ tự thiêu’ Vương Tiến Đông, khuôn mặt và quần áo của anh ta bị thiêu rụi, nhưng tóc của anh ta vẫn còn và chai nhựa Sprite mà anh ta dùng để đựng xăng vẫn còn nguyên. Lẽ nào có thể như thế được?“

Diêm nói: “Đừng có nói lý lẽ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ không nghe”.

Bà Lâm chất vấn: “Pháp luật không bàn, lý lẽ không bàn vậy các anh bàn cái gì? Hiện nay ngày càng nhiều thiên tai nhân họa xảy ra trên khắp Trung Quốc, tôi tin rằng nó liên quan đến sự trượt dốc đạo đức của xã hội, đặc biệt là cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công vô tội–những người chỉ muốn làm người tốt bằng việc sống theo ‘Chân – Thiện – Nhẫn’. ĐCSTQ sẽ bị diệt vong, đây là Thiên ý. Các anh có thể đến tỉnh Quý Châu và xem ‘Tàng tự thạch’ nổi tiếng mà trên đó có khắc dòng chữ ‘Trung Quốc cộng sản đảng vong. Nhiều chuyên gia đã xác minh, rằng những chữ này được hình thành một cách tự nhiên, không hề có dấu tích gì là do con người điêu khắc”.

Một cảnh sát hung hãn quát: “Bà đã tận mắt thấy chưa?”

Bà Lâm đáp: “Tôi chưa, nhưng tôi biết về nó.”

Cảnh sát kia nói: “Bà không tự mình đi xem, nhưng lại bảo chúng tôi tốn tiền lộ phí để tới đó xem à?”

Viên cảnh sát đang ghi biên bản thẩm vấn hỏi: “Pháp Luân Công mang lại điều gì tốt cho bà mà bà ‘si mê’ đến vậy?”

Bà Lâm trả lời: “Pháp Luân Công đã ban cho tôi một mạng sống mới. Hồi sinh con gái tôi bị khó sinh và bị hậu sản. Tôi đã thử rất nhiều loại thuốc nhưng không khỏi. Thế nhưng chỉ một tháng sau khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, tôi đã hoàn toàn bình phục. Tôi đã gặp phải ba tai nạn xe cộ nghiêm trọng, chiếc ô tô [gây tai nạn] và xe máy của tôi bị hư hỏng nặng, nhưng tôi bình yên vô sự, không mảy may thương tích. Tôi tin người đang làm, Trời đang nhìn, thiện ác hữu báo là Thiên lý. Tôi thực sự không muốn thấy các anh vì tham gia vào cuộc bức hại mà bị liên lụy, chịu báo ứng“.

Sau đó cảnh sát này đã đưa biên bản thẩm vấn cho bà. Trong đó có ghi “Không nói gì,” nhưng người cảnh sát ghi biên bản vẫn đang gõ máy tính. Bà Lâm lo rằng anh ta có thể cố gắng ngụy tạo hồ sơ thẩm vấn của bà, vì vậy đã đến xem anh ta đang đánh máy nội dung gì, nhưng một cảnh sát khác đã ngăn lại và dọa sẽ còng tay bà khi bà cố gắng nói với họ chân tướng Pháp Luân Công.

Ngay sau đó, điện thoại bắt đầu đổ chuông, một cảnh sát phàn nàn: “Tại sao đêm nay lại có nhiều vụ uống rượu gây rối và ẩu đả như vậy?”

Bà Lâm nói: “Nếu những người đó đều học Pháp Luân Công và chiểu theo ‘Chân-Thiện-Nhẫn” làm người tốt, thì các anh sẽ không phải giải quyết chuyện phiền toái như vậy, và các anh đã có thể sớm về nhà và tận hưởng thời gian bên gia đình”.

Một cảnh sát thốt lên: “Đó là sự thật“.

Một lúc sau, cảnh sát gọi cho chồng bà Lâm và bảo ông đến đồn công an để ký tên vào biên bản thẩm vấn. Ông đã ký và bà Lâm được tại ngoại. Khi về nhà, bà hỏi chồng mình đã ký những gì. Ông nói ông không nhìn kỹ nhưng thấy trong đó viết là bà đã hợp tác trong cuộc thẩm vấn. “Cảnh sát đã cố gắng giúp bà. Họ nói chỉ cần bà hợp tác với họ, họ sẽ để bà về nhà”.

Bà Lâm nói: “Tôi không hợp tác với họ bất cứ điều gì. Nó là một cái bẫy.”

Sau đó, bà biết được rằng khi bà đang ở trong đồn công an, cảnh sát đã lục soát nhà và tịch thu hơn 40 cuốn sách Pháp Luân Công của bà, một số loa, thẻ nhớ, điện thoại di động và một máy tính.

Hai ngày sau, cảnh sát Diêm tới gõ cửa nhà bà Lâm, nhưng bà không mở cửa.

Diêm nói: “Chúng tôi sẽ triệu tập bà theo luật”.

“Luật nào? Anh đã vi phạm pháp luật hai lần rồi, gồm việc giam giữ tôi và khám xét nhà tôi một các phi pháp. Tôi sẽ không để anh vi phạm pháp luật một lần nữa. Nếu các anh có thể cho tôi thấy cơ sở pháp lý cho những gì các anh đang làm, thì tôi mới phối hợp với các anh“.

Bị ngăn cản, Diêm đe dọa tìm thợ khóa để mở cửa nhưng không thành công.

Sau đó cảnh sát đã bắt giữ bà Lâm. Trại tạm giam địa phương đã từ chối nhận bà vì lý do sức khỏe, nên bà bị quản thúc tại nhà trong 6 tháng. Sau đó cảnh sát chuyển vụ việc của bà lên công an quận nhằm tìm cách bỏ tù bà.

Bức hại trong quá khứ

Trước đó, bà Lâm trước đó bị bắt vào ngày 26 tháng 9 năm 2004. Đầu tiên bà bị kết án 3 năm lao động cưỡng bức và sau đó là 3 năm tù giam.

Bà từng bị còng tay vào ống sưởi trong 7 ngày ở Trại Lao động Cưỡng bức Vương Thôn. Lính canh siết chặt còng tay cho đến khi tay bà bị thâm tím. Bà bị ngất nhiều lần do quá đau đớn, nhưng lính canh lại cho rằng bà giả vờ. Sau đó, khi bà bắt đầu tuyệt thực để phản đối tra tấn, lính canh đã bức thực bà. Họ để ống dẫn thức ăn trong mũi bà một thời gian dài để khiến bà thêm đau đớn.

Sau khi họ đưa bà đến Nhà tù Nữ tỉnh Sơn Đông, lính canh đã túm tóc và nhốt bà vào phòng biệt giam, rồi tiêm những loại thuốc không rõ nguồn gốc vào người bà. Bà cũng chịu nhiều thủ đoạn tra tấn tàn bạo khác, bao gồm cả làm ngạt thở và đánh đập. Để làm nhục bà, một lính canh nữ đã lột quần áo của bà chỉ để lại đồ lót và bắt bà nằm trên nền bê tông lạnh lẽo trước sự chứng kiến ​​của một nam lính canh.

Trong khi bà Lâm bị giam giữ, người mẹ chồng 80 tuổi của bà đã quỳ xuống cầu xin cảnh sát thả bà ra. Chồng và con gái bà đã trải qua nhiều đêm mất ngủ. Bởi ngày đêm lo lắng cho con, mẹ bà Lâm lâm bệnh và qua đời. Trước khi mất, bà đã vô cùng sợ hãi mỗi khi nghe thấy tiếng còi xe cảnh sát đi ngang qua nhà mình. Mẹ chồng bà cũng đã qua đời vì bệnh trầm cảm.

Bà Lâm Kiến Bình là người như thế nào?

Bà Lâm đã chăm sóc bố mẹ chồng chu đáo khi họ còn sống. Chồng bà có một người anh trai và người này vốn có mối quan hệ căng thẳng với mẹ của họ và không chịu chăm sóc cho mẹ mình khi bà cụ về già. Lúc mẹ chồng nhập viện, bà Lâm đã chăm sóc chu đáo và bệnh nhân ở giường bên cạnh cứ nghĩ bà là con ruột của bà cụ.

Bà Lâm cũng chăm sóc bố chồng nằm liệt giường, trong đó có việc cắt tóc, cho ăn, và gội đầu cho ông cụ. Bà mua cho ông cụ những món hải sản đắt tiền mà bà không bao giờ mua cho mình và cho ông ăn một cách cẩn thận.

Sau đó, khi bố chồng bà chuyển đến một viện dưỡng lão, bà thường đến thăm và mang cho ông cụ rất nhiều đồ ăn nhẹ và trái cây. Khi y tá của viện nói với bà rằng những người khác đôi khi lấy trộm đồ ăn của bố chồng bà, bà không những không tức giận, mà bà còn mua thêm thức ăn để chia cho bảy người khác ở cùng phòng với bố chồng bà.

Có lần bố chồng bà ngã khi đi vệ sinh lúc nửa đêm và bị thương ở đầu, bà kiên quyết muốn đưa đến để xem tình trạng của ông cụ ra sao, trong khi chồng bà muốn đợi đến rạng sáng. Bố chồng 90 tuổi của bà cảm động rơi lệ khi thấy bà tự đi đến viện dưỡng lão một mình.

Không chỉ là với người nhà, bà không ngần ngại giúp đỡ người lạ.

Có lần bà nhìn thấy một người ông cụ lớn tuổi ăn mặc rách rưới ngồi ngoài bến xe. Bà nói chuyện với ông và biết rằng chính người thân của ông đã đuổi ông ra khỏi nhà. Ông muốn đến nhà một người họ hàng để nhờ giúp đỡ nhưng không đủ tiền mua vé xe buýt. Bà đã mua cho ông vé xe buýt và cho ông thêm chút tiền để mua thức ăn. Ông cụ xúc động đến mức quỳ xuống để bày tỏ lòng biết ơn trước sự chứng kiến ​​của nhiều người.

Có lần bà nhìn thấy một người đàn ông lớn tuổi khác cầm theo một chiếc bát và thìa đi lang thang trên đường. Nhận ra có điều gì đó không ổn, bà liền hỏi ông cụ đi đâu, và ông cụ nói rằng mình đang đến căng-tin để ăn trưa. Hóa ra ông bị mất trí nhớ và đã đi bộ gần 9,6 km từ viện dưỡng lão. Bà đã đề nghị chở ông về trên chiếc xe máy của bà.

Có một người vô gia cư khoảng 50 sống trong khu phố của bà và người này đã lang thang trên đường hàng chục năm. Ông ấy đã mất cả cha lẫn mẹ từ khi còn nhỏ. Bà rất thông cảm và mua cho ông quần áo và cố gắng tìm cho ông một công việc. Nhưng không có ai sẵn sàng giúp ông ấy một công việc, nên bà đã mua cho ông một chiếc xe ba bánh cũ để ông có thể thu thập đồ tái chế và bán chúng kiếm tiền. Khi sức khỏe của ông giảm sút và không thể làm việc được nữa, bà đã đưa ông đến các cơ quan chính phủ để tìm kiếm một khoản trợ cấp thu nhập thấp cho ông. Trên đường đến cơ quan, hai thanh niên nhìn thấy bà đi cùng người đàn ông trên chiếc xe máy của mình và cả hai đều bị sốc vì có người vẫn quan tâm đến người đàn ông vô gia cư đó. Khi bà và người đàn ông đến cơ quan, một nam viên chức nói: “Bà là người duy nhất vẫn quan tâm đến ông ấy trong suốt những năm qua.” Một phụ nữ ở đó nhận xét: “Tôi chắc là bà phải có tín ngưỡng gì đó để trở thành người tốt.” Bà trả lời: “Tôi tín ngưỡng ‘Chân-Thiện-Nhẫn’”.

Có lần nhìn thấy một món đồ có giá trị vài nghìn tệ trên phố, bà đã tốn nhiều công sức và tìm được chủ nhân của nó. Một người dân địa phương (người này có biết bà) đã nói với chủ sở hữu của món đồ đó rằng: “Bạn thật may mắn vì bà ấy là người nhặt được nó. Nếu là người khác thì bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy nó một lần nữa”.

Một lần khác, bà Lâm thấy một nữ sinh bị nhỡ xe về nhà và đang khóc ở trạm xe buýt, nên liền chở cô bé về nhà. Cha mẹ cô bé không ngừng cảm ơn bà.

Sống sót sau ba vụ tai nạn ô tô

Bà Lâm đã thụ ích rất nhiều khi tu luyện Pháp Luân Công, trong đó có việc sống sót sau ba vụ tai nạn xe hơi mà mà không mảy may thương tích. Có thể nói đây là những sự kiện đáng nhớ nhất trong cuộc đời bà.

Ngày 18 tháng 3 năm 2012, một người lái xe say rượu đã đâm phải bà. Sau khi tỉnh rượu, người tài xế sợ tái mặt. Ông ta đề nghị bồi thường cho bà, nhưng bà từ chối. Khi tài xế ngỏ ý muốn chở bà về nhà thì nhận ra tấm capo phía trước đã bị đụng nát hoàn toàn và trên thân xe có một vết xước dài. Thế mà bà Lâm lại không bị thương và bình an vô sự.

Vụ tai nạn thứ hai xảy ra vào ngày 17 tháng 3 năm 2019, khi bà Lâm đi xe máy về quê thăm một người họ hàng. Bà bị một chiếc xe tải lớn đâm từ phía sau. Chiếc xe tải đã cán qua xe máy của bà, còn chiếc xe máy lại đè lên người bà. Hầu hết những người có mặt tại hiện trường đều sốc khi thấy bà bò ra khỏi chiếc xe máy mà không bị thương. Bà để người lái xe trẻ tuổi đi sau khi anh ta lùi xe tải và lấy xe máy của bà ra. Mọi thứ đều ổn ngoại trừ chiếc cốp nhỏ phía sau chiếc xe máy bị hất tung ra.

Khi bà Lâm đang mua một chiếc cốp mới sau khi đi thăm người thân và đề cập đến vụ tai nạn mà bà gặp phải trước đó. Một khách hàng khác đột nhiên xen vào: “Chị chính là người trong vụ tai nạn xe tải và xe máy đó ư? Tôi đã lái xe qua hiện trường ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra. Nhìn cảnh tượng đó tất cả chúng tôi đều nói người trên xe máy chắc chắn đã tử vong. Làm thế nào mà bà bò ra khỏi đó mà lại còn không hề hấn gì cả?” Ông ấy vô cùng kinh ngạc trước sự sống sót thần kỳ của bà.

Chín tháng sau, vào tối ngày 31 tháng 12 năm 2019, một thanh niên đi xe máy chạy ngược chiều đâm vào xe máy của bà. Bà không oán trách anh ta và nói rằng bà hiểu là anh ta hẳn là có việc khẩn cấp nên mới chạy nhanh như thế. Bà để anh ta đi mà không đòi bất cứ khoản tiền bồi thường nào. Ngày hôm sau, khi bà mang xe máy của mình đi sửa, người sửa xe đã rất ngạc nhiên khi biết rằng bà không bị thương gì, mặc dù chiếc xe máy của bà bị hư hỏng rất nặng.

Trong cả ba vụ tai nạn, bà đều nói với những người lái xe gây tai nạn đó rằng bà là người tu luyện Pháp Luân Công và bà sẽ ổn. Bà không yêu cầu bất kỳ tài xế nào bồi thường dù chỉ một xu, và họ đều bày tỏ sự kính phục đối với Pháp Luân Đại Pháp.

Bài liên quan:

Sống sót sau 6 năm bị tra tấn dã man, người phụ nữ Sơn Đông một lần nữa đối mặt với truy tố vì đức tin của mình

Hồ sơ cá nhân của một phụ nữ ở Sơn Đông tiết lộ việc bị đánh đập, tiêm thuốc, tra tấn ở trong tù

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/6/439712.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/29/199705.html

Đăng ngày 30-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share