Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-03-2022] Sau gần 1 năm bị biệt giam, bà Lưu Quốc Hoa (cư trú ở huyện Tân Xuyên, tỉnh Vân Nam) đã bị kết án 4 năm tù vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công. Tuy nhiên, mãi đến gần đây tòa án mới thông báo bản án tới cho gia đình bà.

Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên giá trị phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Ngày 14 tháng 5 năm 2021, khi bà Lưu (54 tuổi) đang chuẩn bị ra đồng làm việc, thì cảnh sát bất ngờ đập cửa, đe dọa sẽ phá cửa nếu bà không cho họ vào.

Ngay khi chồng bà Lưu mở cửa, hơn 20 cảnh sát xông vào, trong đó có Hoàng Thành Hưng (phó thị trưởng thị trấn Kim Ngưu). Đầu tiên, đội trưởng Dương Du của Đội An ninh Nội địa Tân Xuyên đọc yêu cầu triệu tập. Sau đó, cảnh sát Hướng Vĩnh Tường giơ ra giấy tờ tùy thân của mình rồi còng tay bà Lưu, và ra lệnh cho cho hai cảnh sát có vũ trang kéo bà Lưu lên xe cảnh sát.

Để phản đối việc bắt giữ tùy tiện, bà Lưu hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo! Trời diệt Trung Cộng! Tam thoái bảo bình an!” Do đó, cảnh sát đã vu cáo bà “phản Đảng” và ban hành lệnh bắt giữ bà.

Trong thời gian bà Lưu bị bắt, một số cảnh sát đã lục soát hơn 10 căn phòng trong ngôi nhà ba tầng của bà mà không có lệnh khám xét. Cuộc lục soát vẫn tiếp tục sau khi bà Lưu bị đưa đi. Hơn 50 cuốn sách Pháp Luân Công, hàng chục thẻ thông tin Pháp Luân Công, một máy tính xách tay, một máy tính bảng, một đĩa DVD, hơn mười máy MP3, nhiều máy nghe nhạc, một sách điện tử và một điện thoại di động đã bị cảnh sát lấy đi. Trước khi rời đi, Dương Du còn đe dọa gia đình bà: “Bà đừng có báo việc này với website Minh Huệ!”

Một cảnh sát nói với gia đình bà Lưu: “Chúng tôi không muốn làm điều này, nhưng đó là mệnh lệnh của cấp trên áp xuống. Chúng tôi đã bị ra chỉ tiêu phải bắt giữ 5 học viên.”

Sau khi bà Lưu bị bắt, cảnh sát từ chối cung cấp cho gia đình bà bất kỳ thông tin cập nhật nào. Phải mất gần hai tuần, họ mới biết bà bị giam tại Trại tạm giam Châu Đại Lý. Khi gia đình bà hỏi tại sao họ không được cung cấp bản sao thông báo tạm giam của bà, cảnh sát nói rằng họ không biết địa chỉ của gia đình.

Việc bà Lưu bị bắt khiến mẹ chồng của bà (gần 80 tuổi) vô cùng kinh hãi. Bà cụ bị bệnh tim và phải nhập viện. Vì chồng của bà Lưu cũng bị mắc một vài căn bệnh, nên bà Lưu là lao động chủ yếu của gia đình. Bởi vậy vụ bắt giữ này đã đẩy gia đình bà lâm vào cảnh khốn cùng.

Cảnh sát chuyển hồ sơ vụ án của bà Lưu tới Viện Kiểm sát quận Tân Xuyên, và sau đó bà bị Tòa án quận đã truy tố và bí mật kết án 4 năm tù.

Án tù trước đó

Bà Lưu bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2007, và bệnh sỏi mật và sa dạ dày của bà đều được chữa khỏi thông qua tu luyện. Bà sống theo Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công và dần dần mối quan hệ của bà với mẹ chồng đã được cải thiện, gia đình bà sống hòa thuận, hạnh phúc.

Vì phát tặng tài liệu nói rõ chân tướng Pháp Luân Công, bà Lưu đã bị Diệp Dũng (bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật thị trấn Kiều Điện) báo cảnh sát và bị bắt vào ngày 24 tháng 7 năm 2012.

Hơn 10 cảnh sát đã lục soát nhà của bà vào buổi chiều dù không có sự hiện diện của bà, sau đó tịch thu sách Pháp Luân Công, ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công, một bức tranh thêu có chữ “Chân-Thiện-Nhẫn”, hơn 100 hộp DVD, hơn 400 thẻ thông tin Pháp Luân Công, một MP3 và hai chiếc loa của bà. Sau khi bị giữ ở Văn phòng An ninh Nội địa qua đêm, bà bị đưa đến trại tạm giam huyện Tân Xuyên vào ngày hôm sau.

Bà Lưu bị đưa ra xét xử tại Tòa án huyện Tân Xuyên vào ngày 24 tháng 1 năm 2013. Luật sư của bà đã biện hộ vô tội cho bà. Hai tháng sau, thẩm phán kết án bà 3,5 năm tù. Sau đó bà bị đưa đến Nhà tù Nữ Số 2 tỉnh Vân Nam mà gia đình bà không hề hay biết. Họ đã mất hơn 6 tháng mới tìm ra tung tích của bà.

Bà Lưu đã viết đơn đề nghị xem xét lại bản án của mình và gửi về nhà để nhờ người nhà chuyển nó đến tòa án, nhưng gia đình bà không nhận được. Các nhà chức trách cũng đã từ chối cung cấp bản sao bản án của bà, và chỉ sau khi liên tục yêu cầu, gia đình mới được cung cấp.

Bà Lưu đã phải chịu đựng nhiều phương pháp tra tấn khác nhau ở trong nhà tù. Lính canh không cho phép hai người con trai của bà đến thăm bà cho đến khi chỉ còn vài tháng nữa là bà mãn hạn án tù.

Con trai lớn của bà Trâu Vĩnh Phong nhớ lại: “Tôi cảm thấy rất đau lòng khi nhìn thấy mẹ. Mẹ tôi tiều tụy và hai mắt sưng húp. Ban đầu, mẹ tội không định nói cho chúng tôi biết những gì bà đã phải chịu đựng. Mãi đến khi chúng tôi liên tục hỏi, mẹ mới nói với chúng tôi rằng vì bà không từ bỏ Pháp Luân Công, lính canh đã xịt một loại nước ớt cay vào mắt bà, trong khi người xịt lại đeo mặt nạ phòng độc. Mẹ tôi cảm thấy đau đến cùng cực và thị lực của bà nhanh chóng suy giảm. Bây giờ mẹ tôi thậm chí không thể nhìn rõ chúng tôi.“

Bà Lưu cũng nói với các con trai của bà rằng các lính canh đã còng tay bà quá lâu đến nỗi họ không thể mở nó ra mà phải dùng cưa để tháo. Cổ tay của bà bị thương nặng và vết sẹo rất sâu. Bà cũng bị buộc phải ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ trong nhiều tiếng đồng hồ khiến mông của bà mưng mủ, hai chân tê đến nỗi bà không thể tự mình bước xuống cầu thang.

Các con trai của bà Lưu cũng nhận thấy răng bà bị lung lay và hỏi bà chuyện gì đã xảy ra. Bà tiếp tục khóc, nhưng không trả lời.

Sau đó, bà nói với các con trai của mình rằng lính canh không cho phép bà hoặc các tù nhân khác sử dụng giấy vệ sinh, nhưng đặt các sách của Pháp Luân Công trong phòng vệ sinh và buộc họ phải xé sách và dùng giấy của các cuốn sách đó. Bà Lưu và các học viên Pháp Luân Công khác từ chối làm như vậy, đồng thời bà rất đau lòng khi thấy những người khác xé sách (bởi họ đã hủy đi sách Phật Pháp, sẽ gặp ác báo nghiêm trọng).

Anh Trâu nói: “Cuộc thăm thân kéo dài nửa tiếng đã sớm kết thúc. Chúng tôi còn rất nhiều câu hỏi, nhưng mẹ chúng tôi bị thương nặng và không thể nói hết cho chúng tôi. Tâm chúng tôi nặng trĩu khi rời nhà tù”.

Để giải oan cho bà Lưu, anh Trâu đã viết thư cho sở tư pháp tỉnh để phản ánh về tình huống của mẹ mình, nhưng được hồi đáp rằng họ quá bận để xem xét trường hợp của bà. Anh ấy cũng đã liên hệ với VKS tỉnh và cục quản lý nhà tù, nhưng cơ quan này tuyên bố rằng việc ngược đãi trong tù sẽ được chấp nhận nếu bà từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Họ tuyên bố rằng các tài liệu pháp lý để hỗ trợ việc ngược đãi đó, nhưng từ chối cung cấp bản sao của nó. Trong một nỗ lực khác, anh Trâu đã liên hệ với Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh, họ nói với anh rằng họ sẽ chỉ xem xét các trường hợp oan sai và trường hợp của bà Lưu không đủ tiêu chuẩn để thụ lý.

Khi TAND tối cao Trung Quốc ban hành chính sách mới vào ngày 1 tháng 5 năm 2015, thông báo “tiếp nhận và xử lý tất cả các đơn kiện”, anh Trâu đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân (cựu lãnh đạo ĐCSTQ) vì đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Đơn kiện của anh đã được cả TAND tối cao Trung Quốc và VKSND tối cao Trung Quốc tiếp nhận.

Anh Trâu nói thêm: “Sau khi mẹ tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, bà đã được thụ ích cả về thể chất và tinh thần. Bà không làm gì sai khi lựa chọn tín ngưỡng của mình hoặc lựa chọn tu luyện Pháp Luân Công. Tất cả chúng tôi đều ủng hộ bà. Thế nhưng thông qua cuộc bức hại mà mẹ tôi đã phải chịu đựng trong suốt những năm qua, chúng tôi đã nhìn thấu ai mới là tội phạm thực sự”.

Thông tin liên lạc của các thủ phạm bức hại:

Triệu Trụ Quân (赵柱钧), Trưởng Công an huyện Tân Xuyên: +86-872-7142983
Mã Kiến Bình (马建萍), Viện trưởng Viện Kiểm sát huyện Tân Xuyên: +86-872-7142076
Trần Vĩnh Hồng (陈永红), Chánh án Tòa án huyện Tân Xuyên: +86-872-7140171

(Thông tin liên lạc của các cá nhân tham gia bức hại khác có trong bản gốc tiếng Trung.)

Bài liên quan:

Bị tù giam vì tu luyện Pháp Luân Công, bà Lưu Quốc Hoa ở tỉnh Vân Nam kiện cựu độc tài Trung Quốc

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/15/440088.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/27/199680.html

Đăng ngày 25-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share