Bài viết của Âu Dương Phi
[MINH HUỆ 17-12-2021] Kể từ khi cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, nhiều quan chức đã được thăng chức lên những vị trí cao và được vinh danh vì sự tham gia tích cực của họ trong chính sách bức hại trên toàn quốc.
Hơn hai thập kỷ qua, hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công đã bị đối xử bất công, sách nhiễu, giam giữ, tra tấn, và thậm chí bị giết hại trong cuộc đàn áp tàn bạo này. Nhiều quan chức của ĐCSTQ, những người tích cực nhất trong việc đàn áp Pháp Luân Công nay đang phải đối diện với quả báo cho những hành động của họ.
Một ví dụ là Vương Tam Vận (王三运), một quan chức cấp tỉnh đã bị hạ bệ vào năm 2017, cuối cùng bị kết án 12 năm tù và bị phạt bốn triệu Nhân dân tệ.
Chỉ đạo bức hại tại một số khu vực
Vương sinh năm 1952 tại tỉnh Quý Châu. Ông ta là Phó bí thư Tỉnh Tứ Xuyên và là Hiệu Trưởng của Trường Đảng tỉnh Tứ Xuyên vào tháng 7 năm 2001. Tháng 10 năm 2002, ông ta được bổ nhiệm chức vụ tương tự tại tỉnh Phúc Kiến.
Tháng 4 năm 2002, Vương phát động một chiến dịch trong phạm vi toàn tỉnh, huy động hơn 19.000 sỹ quan chỉ tính riêng ở thành phố Thành Đô. Được cho là nỗ lực để “chấm dứt văn hoá phẩm đồi truỵ và các băng đảng“, ông ta đã tự ý bắt giữ nhiều học viên, dẫn đến hơn 30 người chết. Bốn tháng sau, ông ta đến thành phố Mi Sơn và chỉ đạo tấn công sâu hơn vào các học viên Pháp Luân Công.
Sau khi trở thành Bí thư Đảng Tỉnh An Huy vào tháng 11 năm 2007, Vương được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng vào tháng 1 năm 2008. Sau đó, ông ta ra lệnh tăng cường đàn áp các học viên Pháp Luân Công, khuyến khích sử dụng tẩy não, ngược đãi tinh thần và tra tấn. Hơn nữa, ông ta đã chỉ đạo các vụ bắt giữ một số lượng lớn các học viên, nhiều người đã chết vì bị tra tấn.
Tháng 12 năm 2011, Vương được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh Cam Túc, tại đây ông ta vẫn tiếp tục nỗ lực bức hại các học viên Pháp Luân Công. Các học viên ở các khu vực khác, bao gồm thành phố Lan Châu, thành phố Thiên Thuỷ, và thành phố Lâm Hạ, đã bị bắt giữ. Ngay cả những khu vực trước đây có ít trường hợp bị bức hại thì nay đã có những vụ bị bức hại nặng nề.
Trung tâm Tẩy não khét tiếng Cung Gia Loan ở thành phố Lan Châu là một ví dụ về việc áp dụng các biện pháp tra tấn tàn bạo của Vương. Ngoài việc giam giữ và tra tấn, Vương còn thuê các “chuyên gia” tẩy não các học viên để họ phải từ bỏ đức tin của mình. Theo báo cáo tháng 3 năm 2019 của Minh Huệ Net đã tổng hợp số liệu thống kê từ 3.640 trung tâm tẩy não ở Trung Quốc thì 3.128 bài viết trên Minh Huệ Net đã nêu rõ mức độ nghiêm trọng của việc tra tấn ở Trung tâm Tẩy não Cung Gia Loan. Nơi đây chỉ xếp thứ hai sau Trung tâm Tẩy não Tân Tân, thuộc Thành Đô.
Bị cảnh báo nhiều lần
Vương đã có nhiều cơ hội để hối cải trước khi bị hạ bệ, trong đó có chuyến viếng thăm Đài Loan của Vương vào năm 2011.
Trước chuyến viếng thăm của Vương vào ngày 18 tháng 4, Phật học hội Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan đã đệ đơn kiện ông ta lên Viện kiểm sát cấp cao vì tội diệt chủng. Khi Vương đến sân bay Đào Viên, hơn 50 học viên Pháp Luân Công đã biểu tình và đơn kiện đã được tống đạt tại sân bay. Vương đã không nói lời nào vào lúc đó.
Các học viên biểu tình tại sân bay Đào Viên khi Tỉnh trưởng đương thời của tỉnh An Huy là Vương đến thăm Đài Loan vào tháng 4 năm 2011. Tấm biểu ngữ có dòng chữ: “Vương Tam Vận, ông đã bị kiện“.
Trong thời gian ở Đài Loan, Vương đi đâu cũng gặp phải các nhóm biểu tình. Ngay cả các ủy viên hội đồng thành phố cũng tham gia cùng các học viên địa phương kêu gọi chấm dứt bức hại Pháp Luân Công.
Các tấm biểu ngữ phản đối ở bên ngoài Đại học Minh Truyền ở Đào Viên khi đoàn xe của Vương chạy ngang qua vào ngày 20 tháng 4 năm 2011.
Ủy viên Hội đồng Thành phố Đài Nam, Tằng Tú Quyên (thứ ba từ bên trái) tham gia biểu tình.
Các ủy viên hội đồng thành phố Đài Nam, Trang Ngọc Châu (thứ nhất từ bên trái), Lý Văn Chánh, và Tằng Tú Quyên phản đối vấn đề vi phạm nhân quyền của Vương.
Khi rời Đài Loan vào ngày 25 tháng 4, Vương lại gặp các học viên Pháp Luân Công tại sân bay. Họ bảo ông ta rằng ông đã bị kiện và mong ông sẽ dừng việc tham gia bức hại. Vương không trả lời và vội vã ra khỏi hải quan sau ba phút.
Bị bắt, kết án và nộp phạt
Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Vương đáng ra đã rút ra được bài học từ chuyến viếng thăm Đài Loan và ngừng tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công vô tội. Nhưng sau khi trở thành Bí thư tỉnh Cam Túc vào tháng 12 năm 2011, ông ta lựa chọn tiếp tục cuộc đàn áp và cuối cùng gặp quả báo.
Tháng 1 năm 2017, trợ lý của Vương là Ngu Hải Yến bị nhắm vào để điều tra. Ba tháng sau, Vương rời tỉnh Cam Túc để đảm nhận vị trí danh nghĩa trong Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc. Ngày 11 tháng 7 năm 2017, Vương bị điều tra và kết án 12 năm tù vào tháng 4 năm 2019. Những tài sản Vương có được từ hối lộ bị tịch thu và ông ta cũng bị phạt bốn triệu Nhân dân tệ.
Vương bị điều tra vào năm 2017 và bị kết án vào năm 2019.
Theo truyền thông của ĐCSTQ đưa tin, Vương đến đâu thì đồng bọn và đối tác kinh doanh theo sau đến đó, đưa hối lộ để được ưu đãi. Sự thật là ông ta đã nhận hối lộ trong vòng 24 năm.
Vương là một trong nhiều quan chức của ĐCSTQ tham gia bức hại Pháp Luân Công. Chúng tôi hy vọng nhiều quan chức sẽ rút ra bài học từ vụ việc của ông ta. Nếu họ ngừng đi theo ĐCSTQ phạm tội, có lẽ họ sẽ có được một tương lai tốt hơn.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/17/434933.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/14/199521.html
Đăng ngày 22-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.