Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 09-01-2022] Lời của Biên tập viên: Trong cả hai nền văn hóa phương Tây và phương Đông, “thiện ác hữu báo” là đạo lý nhân quả được thừa nhận rộng rãi, hàm ý là đến cuối cùng thì ai cũng phải chịu trách nhiệm cho hành động của chính mình. Đặc tính cơ bản của Pháp Luân Công là Chân-Thiện-Nhẫn. Vũ trụ sẽ phúc báo cho những ai có hành vi phù hợp với những đặc tính này; còn những hành vi như đánh đập, tra tấn và sát nhân sẽ phải chịu báo ứng. Nói cách khác, làm việc thiện sẽ được thiện báo, còn làm việc ác sẽ bị ác báo. Những bài viết như thế này có thể xem như một lời nhắc nhở thiện ý về đạo lý “thiện ác hữu báo” để cảnh tỉnh những người có hành vi sai trái.

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc vẫn không hề suy giảm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động chiến dịch bức hại trên phạm vi toàn quốc đối với pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm này vào tháng 7 năm 1999. Theo xác nhận trong năm 2021, 132 học viên Pháp Luân Công đã qua đời vì cuộc bức hại, 1.187 học viên (người cao tuổi nhất là 88 tuổi) đã bị kết án tù, và 16.413 học viên đã bị bắt và sách nhiễu vì đức tin của họ trong năm 2021 hoặc các năm trước đó.

Tuy nhiên, cuộc bức hại đã gây thiệt hại không chỉ với người là mục tiêu trực tiếp của cuộc bức hại, mà nhiều người khác, trong đó cả người dân phổ thông và các nhân viên, quan chức của ĐCSTQ tham gia bức hại các học viên vô tội, những người tín ngưỡng vào Chân-Thiện-Nhẫn, cũng đã phải chịu quả báo trong những năm qua, trong đó có 68 quan chức của Ủy ban Chính trị và Pháp luật (UBCTPL) được báo cáo trong năm 2021. Trong số họ, một số người đã bị bắt, một số đang bị điều tra hoặc đã bị kết án, và những người khác thậm chí đã tự sát.

Trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, UBCTPL (một cơ quan ngoài vòng pháp luật được trao quyền vượt trên cả hệ thống tư pháp và công an) đóng vai trò chủ mưu trong việc hoạch định chính sách và chỉ huy các lực lượng công an, kiểm sát và tòa án.

Trong số 68 quan chức của UBCTPL gặp quả báo vì tham gia vào cuộc bức hại, 8 người ở tỉnh Quảng Đông, 7 người ở Hắc Long Giang và 5 người ở Liêu Ninh, 23 khu vực khác có số trường hợp được báo cáo từ 1 đến 4.

d273dde39e70a75d2474611d762eb0da.jpg

Dưới đây là thông tin chi tiết về 68 quan chức của UBCTPL bị quả báo.

Tám trường hợp ở tỉnh Quảng Đông

1. Trần Văn Mẫn

2022-1-8-205131-19.jpg

Trần Văn Mẫn

Trần Văn Mẫn sinh vào tháng 1 năm 1956 tại Phổ Ninh, tỉnh Quảng Đông. Tháng 2 năm 2007, ông ta giữ chức Phó Bí thư Thị ủy Triệu Khánh kiêm Bí thư UBCTPL và sau đó được bổ nhiệm làm Phó Bí thư UBCTPL tỉnh Quảng Đông vào tháng 9 năm 2009. Ông ta trở thành Phó Bí thư UBCTPL Quảng Đông và Chủ nhiệm Phòng duy trì ổn định của tỉnh vào tháng 5 năm 2013. Ông ta nghỉ hưu vào tháng 6 năm 2017, và bị khai trừ khỏi đảng vào tháng 8 năm 2021.

Chín học viên Pháp Luân Công địa phương đã bị bức hại đến chết trong khi Trần còn đương chức.

2. Giang Giai Hâm

03f8b24617f3eeebc515a0ade5507da6.jpg

Giang Giai Hâm

Theo tin tức được báo cáo vào ngày 11 tháng 5 năm 2021, Phó Bí thư UBCTPL Quảng Đông Giang Giai Hâm đã ngã ngựa. Đến ngày 10 tháng 12, sau khi bị lập án điều tra, ông ta đã bị khai trừ đảng tịch và khai trừ công chức.

Giang năm nay 56 tuổi, là người Phổ Ninh, Quảng Đông. Từ tháng 4 năm 2006, ông là Ủy viên Thành ủy kiêm Phó Giám đốc Công an thành phố Yết Dương. Tháng 12 năm 2007, ông ta được thăng chức Phó bí thư Thành ủy Công an thành phố Yết Dương. Ông ta trở thành Phó Chủ tịch Thành phố Sán Đầu và Giám đốc Công an vào tháng 10 năm 2011. Tháng 7 năm 2014, ông ta được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Công an thành phố Phật Sơn. Vào tháng 6 năm 2017, Giang được thăng chức làm Phó bí thư UBCTPL Quảng Đông.

Trong nhiệm kỳ của mình, Giang đã tham gia vào nhiều vụ bắt bớ, thẩm vấn và tra tấn các học viên Pháp Luân Công tại địa phương. Ông ta chịu trách nhiệm chính về cái chết của các học viên Hoàng Dũng Trung, Ngô Tĩnh Phương và Hoàng Tố Quân.

3. Lâm Tráng Sâm

a196e4d4cbb562312781e2d0c6ca57d4.jpg

Lâm Tráng Sâm

Vào tháng 12 năm 2021, Lâm Tráng Sâm, Phó Bí thư kiêm phó Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân thành phố Triều Châu, bị điều tra vì vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng.

Lâm sinh tháng 9 năm 1963, quê ở Sán Đầu, Quảng Đông. Trong suốt nhiệm kỳ của mình, ông ta từng giữ chức vụ Giám đốc Công an huyện Nhiêu Bình, Công an quận Tương Kiều và Công an thành phố Triều Châu, cũng như ủy viên Ban thường vụ Thành ủy Triều Châu, Bí thư UBCTPL thành phố Triều Châu, Phó bí thư thành phố Triều Châu và Phó Bí thư Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân thành phố Triều Châu.

Trong nhiệm kỳ của Lâm với tư cách là phó Giám đốc và phó Bí thư Công an thành phố Triều Châu, một học viên Pháp Luân Công 30 tuổi ở Sở Bưu chính Viễn thông Triều Châu đã qua đời trong cuộc bức hại vào tháng 1 năm 2003.

4. Hoàng Dật Bân

a1f64edd33db650afdda46dd113d53e3.jpg

Hoàng Dật Bân

Vào ngày 14 tháng 12 năm 2021, Hoàng Dật Bân, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Phổ Ninh và Bí thư UBCTPL Thành ủy Phổ Ninh, đã bị đình chỉ vì vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Ông ta đã ra tự thú và hiện đang trong quá trình bị điều tra.

Hoàng sinh tháng 4 năm 1963, quê ở Phổ Ninh, Quảng Đông. Ông ta từng giữ chức vụ phó Chủ tịch thành phố Phổ Ninh, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy Phổ Ninh, bí thư UBCTPL của Thành ủy, phó Bí thư và phó Chủ nhiệm Đảng ủy của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân thành phố Phổ Ninh.

5. Trịnh Giai

0605f9bbeacf34bbbbfbddfcd1690790.jpg

Trịnh Giai

Trịnh Giai, sinh tháng 12 năm 1960, là người thành phố Lục Phong, tỉnh Quảng Đông. Từ tháng 12 năm 2005 đến tháng 1 năm 2006, ông ta giữ chức phó Bí thư Ủy ban thành phố Lục Phong và bí thư UBCTPL. Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016, ông ta là thành viên của Ủy ban thành phố Sán Vĩ và bí thư UBCTPL Sán Vĩ.

6. Hoàng Thiên Sinh

2022-1-8-205131-24.jpg

Hoàng Thiên Sinh

Hoàng Thiên Sinh là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Vân Phù kiêm Bí thư UBCTPL. Vào tháng 6 năm 2021, Hoàng bị đình chỉ vì vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Ông ta đã ra đầu thú và hiện đang bị điều tra.

Hoàng chịu trách nhiệm về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công địa phương bao gồm các học viên Thẩm Tuyết Mai, Trần Viên Anh, Trần Kiến Quốc và những người khác, trong nhiệm kỳ của ông ta ở thành phố La Định và Phù Vân.

7. Trần Tuấn Khâm

2022-1-8-205131-25.jpg

Trần Tuấn Khâm

Vào ngày 15 tháng 10 năm 2021, Trần Tuấn Khâm, Phó Chủ tịch thành phố Mai Châu, Giám đốc Công an thành phố và Phó Bí thư UBCTPL Mai Châu, đã bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Trong nhiệm kỳ của Trần, nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bắt và bị kết án, bao gồm Quách Nhã Phân, Tăng Hải Bình, Lý Quần Chiêu và Lý Y Tú. Ông ta cũng đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền phỉ bang Pháp Luân Công ở thành phố Mai Châu.

8. Khâu Hiếu Lương

2022-1-8-205131-26.jpg

Khâu Hiếu Lương

Khâu Hiếu Lương được bổ nhiệm làm thành viên Ủy ban Thường vụ kiêm Bí thư UBCTPL của quận Mai Huyền, thành phố Mai Châu vào tháng 4 năm 2020. Ông ta đã ra lệnh bắt giữ và sách nhiễu nhiều học viên địa phương trong chiến dịch “Xóa sổ”. Ba người trong số họ, Lý Linh Liên, Lý Quần Chiêu và Lý Y Tú đã bị bắt và bị kết án. Vào tháng 9 năm 2021, Khâu trở thành thành viên của Ủy ban Thường vụ và là người đứng đầu Ban Công tác Mặt trận Thống nhất ở quận Mai Giang. Chỉ hai tháng sau, vào ngày 3 tháng 11 năm 2021, ông ta bị đưa ra điều tra về hành vi vi phạm pháp luật.

Bảy trường hợp ở tỉnh Hắc Long Giang

1. Hà Kiện Dân

2022-1-8-205131-5.jpg

Hà Kiện Dân

Vào tháng 6 năm 2021, Hà Kiện Dân, Phó bí thư UBCTPL tỉnh Hắc Long Giang và là thủ phạm chính trong việc bức hại ở tỉnh Hắc Long Giang, đã bị điều tra vì vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Hà Kiện Dân sinh vào tháng 11 năm 1963. Ông ta trở thành Phó Chánh văn phòng kiêm Bí thư Đảng ủy Công an tỉnh Hắc Long Giang vào tháng 12 năm 2001. Tháng 10 năm 2016, ông ta được thăng chức Phó Giám đốc Công an tỉnh. Vào tháng 11 năm 2018, ông ta trở thành Phó Bí thư UBCTPL của tỉnh Hắc Long Giang.

Tỉnh Hắc Long Giang là một trong những tỉnh mà cuộc bức hại Pháp Luân Công diễn ra nghiêm trọng nhất. Số lượng học viên Pháp Luân Công bị bắt, giam giữ và kết án luôn đứng đầu cả nước.

Trong nhiệm kỳ của Hà, ít nhất ba học viên Pháp Luân Công địa phương đã qua đời do cuộc bức hại.

2. Ốc Lĩnh Sinh

2022-1-8-205131-6.jpg

Ốc Lĩnh Sinh

Vào tháng 7 năm 2021, Ốc Lĩnh Sinh, cựu Phó Bí thư UBCTPL Tỉnh ủy Hắc Long Giang, đã bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Ốc sinh ra ở thành phố Long Giang, tỉnh Hắc Long Giang vào tháng 6 năm 1958. Ông ta là một giảng viên chính trị cao cấp.

Từ tháng 2 năm 2004 đến tháng 11 năm 2006, Ốc là thành viên của Ban Thường vụ Thành ủy Tề Tề Cáp Nhĩ và là Bí thư UBCTPL. Từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 11 năm 2014, ông ta giữ chức Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hắc Long Giang, và Chính Ủy đầu tiên của Cục Quản lý Nhà tù tỉnh. Từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 12 năm 2017, ông ta cũng là thành viên của UBCTPL tỉnh. Từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 11 năm 2018, ông ta được thăng chức làm Phó Bí thư UBCTPL Hắc Long Giang.

Trong nhiệm kỳ Bí thư UBCTPL Tề Tề Cáp Nhĩ, chín học viên Pháp Luân Công bao gồm Từ Lâm Sơn và Mã Văn Thịnh đã qua đời do cuộc bức hại.

3. Tôn Ba

2022-1-8-205131-7.jpg

Tôn Ba

Tôn Ba là thành viên của Ủy ban thường vụ Ủy ban thành phố Song Áp Sơn và là Bí thư UBCTPL. Vào tháng 6 năm 2021, Tôn bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

4. Dương Cương

2022-1-8-205131-8.jpg

Dương Cương

Vào ngày 15 tháng 3 năm 2021, Dương Cương, cựu thành viên Đảng ủy Đại Hưng An Lĩnh và Bí thư UBCTPL đã bị điều tra.

Dương, sinh tháng 9 năm 1964, quê ở Phủ Ninh, tỉnh Hà Bắc. Ông ta từng là người đứng đầu và bí thư Huyện Ủy huyện Hô Mã. Ông ta từng là thành viên của Ủy ban Đại Hưng An Lĩnh và Bí thư UBCTPL từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 9 năm 2020 . Ông ta bị cách chức vào tháng 9 năm 2020.

5. Đỗ Hương Sơn

2022-1-8-205131-9.jpg

Đỗ Hương Sơn

Vào ngày 20 tháng 7 năm 2021, Đỗ Hương Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Nộn Giang kiêm Bí thư UBCTPL, đã bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

6. Vương Ân Long

2022-1-8-205131-10.jpg

Vương Ân Long

Vào ngày 29 tháng 11 năm 2021, Vương Ân Long, Bí thư Huyện ủy Triệu Châu, đã bị điều tra vì vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Ông bị cách chức và khai trừ Đảng. Tài sản của ông ta có được nhờ hối lộ đã bị tịch thu.

Vương, sinh tháng 3 năm 1968, ở Minh Thủy, Hắc Long Giang. Từ tháng 11 năm 2006 đến tháng 6 năm 2009, ông ta giữ chức Phó Bí thư Quận ủy Long Phượng và Bí thư UBCTPL thành phố Đại Khánh. Từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 4 năm 2012, ông ta giữ chức vụ Phó Bí thư UBCTPL Đại Khánh. Từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 12 năm 2015, ông ta được thăng chức làm Phó Bí thư Điều hành của UBCTPL Đại Khánh. Và từ tháng 7 năm 2018 đến tháng 8 năm 2021, ông ta giữ chức Bí thư Huyện ủy Triệu Châu.

Chỉ tính riêng từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 4 năm 2012, tám học viên Pháp Luân Công ở thành phố Đại Khánh đã qua đời vì bị bức hại.

7. Vu Trung Nguyên

Vào tháng 5 năm 2021, Vu Trung Nguyên, Phó bí thư điều hành kiêm Chánh văn phòng UBCTPL của huyện Triệu Nguyên, thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang, đã bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Vu, sinh năm 1969, quê ở huyện Triệu Nguyên, tỉnh Hắc Long Giang. Vào tháng 3 năm 2020, ông ta được điều động từ Sở Giao thông vận tải huyện Triệu Nguyên đến UBCTPL huyện Triệu Nguyên. Trong nhiệm kỳ của mình, ông ta đã tích cực thực hiện chiến dịch sách nhiễu “Xóa sổ”. Nhiều học viên địa phương đã bị sách nhiễu và được lệnh ký tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Một số người từ chối tuân thủ đã bị giáng chức hoặc bị giảm lương.

Năm trường hợp ở tỉnh Liêu Ninh

1. Tiết Hằng

2022-1-8-205131-11.jpg

Tiết Hằng

Vào ngày 3 tháng 8 năm 2021, Tiết Hằng, cựu Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị tỉnh Liêu Ninh và là Giám đốc Công an tỉnh Liêu Ninh, đã bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Tiết, sinh tháng 11 năm 1955, là người ở Tuy Trung, tỉnh Liêu Ninh. Tháng 3 năm 2011, ông ta giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Liêu Ninh, Phó Chủ tịch tỉnh Liêu Ninh và Phó Bí thư UBCTPL tỉnh. Tháng 1 năm 2016, ông ta được bổ nhiệm làm phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị tỉnh Liêu Ninh.

Trong nhiệm kỳ của Tiết, ông ta đã tích cực thực hiện chính sách bức hại Pháp Luân Công. Với lý do “duy trì sự ổn định”, ông ta chỉ đạo và triển khai lực lượng công an nhằm vào các học viên. Trong hai năm ông giữ chức vụ Giám đốc Công an Liêu Ninh, một số vụ bắt giữ hàng loạt các học viên đã diễn ra, sau khi cảnh sát bí mật theo dõi cuộc sống của các học viên trong một khoảng thời gian. 29 học viên địa phương đã qua đời do hậu quả của cuộc bức hại.

Vợ của Tiết, Dương Cửu Anh, cũng tham gia vào cuộc bức hại sau khi bà ta trở thành Bí thư UBCTPL Cẩm Châu vào tháng 6 năm 2008.

2. Dương Cửu Anh

2022-1-8-205131-12.jpg

Dương Cửu Anh

Vợ của Tiết Hằng, Dương Cửu Anh, từng là Bí thư UBCTPL Cẩm Châu từ tháng 6 năm 2008 đến tháng 5 năm 2013, và cũng là một thành viên quan trọng của Phòng 610 Cẩm Châu. Trong nhiệm kỳ của Dương với tư cách là Bí thư UBCTPL Cẩm Châu, hàng trăm học viên đã bị bắt và bỏ tù. Bà ta cũng cấm các luật sư địa phương bào chữa cho các học viên. Kết quả của cuộc bức hại, ba học viên địa phương, Tiêu Ngọc Bân, Hoàng Thành, Hồ Phượng Khuê, đã qua đời.

Hiện bà ta cũng đang bị điều tra vì tội tham nhũng.

3. Tùng Chí Hồng

2022-1-8-205131-13.jpg

Tùng Chí Hồng

Vào sáng ngày 13 tháng 12 năm 2021, Tùng Chí Hồng, Phó Bí thư UBCTPL Thành phố Triều Dương, đã tử vong sau khi ngã từ một tòa nhà cao tầng. Tùng, sinh năm 1974, bắt đầu làm việc cho Công an thành phố Triều Dương vào năm 1997. Ông ta từng là giảng viên của Đồn Công an Quang Minh. Sau đó, ông ta trở thành Giám đốc Trại tạm giam thành phố Triều Dương, rồi Bí thư Huyện ủy kiêm Giám đốc Công an huyện Kiến Bình. Trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2021 đến ngày 13 tháng 12 năm 2021, ông ta giữ chức vụ Phó Bí thư UBCTPL thành phố Triều Dương, phụ trách chiến dịch “Xóa sổ”.

4. Doãn Tốn

Doãn Tốn sinh tháng 8 năm 1964. Từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 12 năm 2015, ông ta là Ủy viên Ban Thường vụ kiêm Bí thư UBCTPL quận Cổ Tháp của thành phố Cẩm Châu. Trong hơn hai năm tại vị, gần 20 học viên Pháp Luân Công địa phương đã bị bắt. Sáu người trong số họ sau đó đã bị kết án và một số bị tống tiền với số tiền khổng lồ. Vương Ngạn Thu và Khúc Vĩ đã qua đời do cuộc bức hại. Một báo cáo vào ngày 2 tháng 9 năm 2021 cho biết rằng Doãn hiện đang bị điều tra về tội tham nhũng.

5. Trương Minh Hữu

Trương Minh Hữu, cựu Bí thư UBCTPL huyện Tân Tân của thành phố Phủ Thuận, đã bị đưa ra điều tra vào tháng 11 năm 2020 và bị kết án 18 năm tù vào năm 2021. Vợ ông ta đã qua đời vì bệnh ung thư vào năm 2018.

Trương sinh tháng 2 năm 1964, quê ở Liêu Nguyên, tỉnh Cát Lâm. Từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 5 năm 2019, ông là thành viên của Ủy ban thường vụ của Ủy ban huyện tự trị Mãn Tộc Tân Tân và là Bí thư UBCTPL. Vào tháng 8 năm 2019, ông ta giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân của huyện tự trị Mãn Tộc Tân Tân.

Trong nhiệm kỳ làm Bí thư UBCTPL, Trương đã huy động lực lượng an ninh, hệ thống pháp luật, nhân viên cộng đồng và các đài phát thanh và truyền hình thực hiện chính sách bức hại. Ít nhất 52 học viên địa phương đã bị bắt, 214 người bị sách nhiễu, 10 người bị kết án và 1 người qua đời. Một học viên khác bị sa thải và hai người bị đình chỉ lương hưu.

Bốn trường hợp ở tỉnh Tứ Xuyên

1. Từ Mẫn

Vào ngày 5 tháng 11 năm 2021, Từ Mẫn, phó Bí thư điều hành UBCTPL quận Bành Sơn của thành phố Mi Sơn, đã bị điều tra về hành vi tham nhũng.

Từ sinh vào tháng 12 năm 1975. Từ tháng 8 năm 2000 đến tháng 9 năm 2003, ông ta được bổ nhiệm làm Phó đội trưởng Đồn Công an Quan Âm ở huyện Bành Sơn. Ông trở thành Chủ nhiệm Chính trị của Công an quận Bành Sơn vào năm 2014 và sau đó là đội trưởng Phòng 610 vào năm 2015. Từ năm 2017 đến tháng 2 năm 2019, ông ta giữ chức vụ phó Bí thư UBCTPL quận Bành Sơn và đội trưởng Phòng 610 (Văn phòng duy trì ổn định). Kể từ tháng 2 năm 2019, ông ta giữ chức Phó Bí thư điều hành UBCTPL quận Bành Sơn. Ông ta đã phục tùng chính sách bức hại và tích cực ra lệnh bức hại. Trong nhiệm kỳ của mình, học viên Pháp Luân Công Đặng Kiến Cương đã qua đời do cuộc bức hại.

2. Tiên Minh Phàm

2022-1-8-205131-34.jpg

Tiên Minh Phàm

Vào tháng 12 năm 2021, Tiên Minh Phàm, cựu Bí thư của UBCTPL huyện Nghi Lũng thành phố Nam Sung, đã bị điều tra về tội tham nhũng.

Tiên, sinh tháng 3 năm 1966, là người huyện Nghi Lũng, tỉnh Tứ Xuyên. Ông ta từng là Phó Chủ tịch thành phố Lãng Trung từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 11 năm 2011; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Lãng Trung kiêm Bí thư UBCTPL từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 10 năm 2016; và là thành viên của Ủy ban Thường vụ huyện Nghi Lũng và Bí thư UBCTPL từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 11 năm 2021. Trong nhiệm kỳ của mình, ông ta đã chỉ đạo cuộc bức hại ở khu vực Nam Sung và kết quả là ba học viên Pháp Luân Công đã qua đời.

3. Liệu Duy Trung

2022-1-8-205131-35.jpg

Liệu Duy Trung

Vào ngày 7 tháng 3 năm 2021, Liệu Duy Trung, một thanh tra của UBCTPL thành phố Thành Đô (cựu đội trưởng Phòng 610), đã bị điều tra về tội tham nhũng.

Liệu, sinh tháng 6 năm 1964, quê ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Trước đây, ông ta từng là Bí thư UBCTPL của huyện Song Lưu, phó thẩm phán huyện và phó Bí thư Ủy ban Cải cách và Phát triển Thành Đô. Ông ta là đội trưởng Phòng 610 Thành Đô và thanh tra của UBCTPL từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 1 năm 2019. Trong nhiệm kỳ của mình tại Phòng 610, 34 học viên đã bị kết án tù.

4. Tiêu Lôi

2022-1-8-205131-36.jpg

Tiêu Lôi

Vào tháng 1 năm 2021, Tiêu Lôi, cựu Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc thành phố Quảng An đã bị điều tra về tội tham nhũng. Tiêu, sinh tháng 3 năm 1959, ở Lân Thủy, Tứ Xuyên. Ông ta cũng từng là thành viên Ban Thường vụ Thành ủy Quảng An và Bí thư UBCTPL từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 11 năm 2016. Ông ta có liên quan đến vụ bắt giữ gần 20 học viên địa phương vào ngày 6 tháng 5 năm 2016.

Bốn trường hợp ở tỉnh Hải Nam

1. Tống Thuận Dũng

2022-1-8-205131-45.jpg

Tống Thuận Dũng

Vào ngày 1 tháng 2 năm 2021, Tống Thuận Dũng, một cựu thanh tra của Công an tỉnh Hải Nam, đã bị điều tra về tội tham nhũng. Tống sinh tháng 10 năm 1956, quê ở Hành Dương, Hồ Nam. Ông ta từng là thanh tra Công an tỉnh Hải Nam. Ông ta cũng từng là phó Giám đốc Công an thành phố Tam Á.

Từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 11 năm 2015, ông ta là ủy viên Đảng ủy Công an tỉnh Hải Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hải Khẩu, Bí thư UBCTPL, Giám đốc Công an thành phố, Bí thư Thành ủy. Tháng 11/2015, ông ta được bổ nhiệm giữ chức vụ Thanh tra Công an tỉnh Hải Nam, trước khi nghỉ hưu vào tháng 10/2016.

Từ ngày 27 tháng 5 đến ngày 8 tháng 11 năm 2015, 61 học viên Pháp Luân Công ở thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam đã gửi đơn tố cáo tội phạm đối với Giang Trạch Dân lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao, yêu cầu chính quyền đưa Giang, cựu lãnh đạo chính quyền cộng sản. người đã ra lệnh bức hại, ra trước công lý. Kết quả là hầu hết các học viên đã bị cảnh sát Hải Nam trả đũa.

2. Trần Tiểu Á

2022-1-8-205131-46.jpg

Trần Tiểu Á

Trần Tiểu Á, sinh tháng 6 năm 1963, quê ở Lạc Đông, Hải Nam. Từ tháng 5 năm 2020 đến tháng 9 năm 2021, ông ta là Ủy viên Ban Thường vụ kiêm Bí thư Thành ủy thành phố Tam Á, Chủ nhiệm Văn phòng Thành ủy, kiêm Bí thư UBCTPL. Có báo cáo vào tháng 9 năm 2021 rằng ông ta đang bị điều tra.

3. Lý Đức Thâm

Lý Đức Thâm, cựu phó Bí thư điều hành UBCTPL của thành phố Đông Phương và là cựu Giám đốc Sở Tư pháp thành phố, đã bị đưa vào diện điều tra vào tháng 11 năm 2021.

4. Ngô Xuyên Chúc

2022-1-8-205131-47.jpg

Ngô Xuyên Chúc

Ngô Xuyên Chúc, sinh tháng 12 năm 1961, quê ở Hải Khẩu, Hải Nam. Ông ta từng là Bí thư Huyện ủy huyện tự trị Lạc Đông Lê. Từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 9 năm 2017, ông ta giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Hải Khẩu, Bí thư UBCTPL, Hiệu trưởng Trường Đảng. Kể từ tháng 9 năm 2017, ông ta trở thành ủy viên của Đảng bộ huyện tự trị Lạc Đông Lê, tỉnh Hải Nam.

Năm 2015, 61 người ở thành phố Hải Khẩu đã kiện Giang Trạch Dân vì bức hại Pháp Luân Công. Một nữ giáo viên đã nghỉ hưu của Đại học Sư phạm Hải Nam đã bị bắt. Ngô là người chịu trách nhiệm chính cho cuộc bức hại.

Vào ngày 29 tháng 6 năm 2021, Ngô bị kết án 14 năm tù và nộp phạt 3,6 triệu nhân dân tệ.

Ba trường hợp ở tỉnh Hồ Nam

1. Viên Vệ Tường

2022-1-8-205131-48.jpg

Viên Vệ Tường

Vào ngày 2 tháng 2 năm 2021, Viên Vệ Tường, cựu Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Sâm Châu kiêm Bí thư UBCTPL, bị đưa vào diện điều tra. Ông ta cũng bị khai trừ Đảng và cách chức.

2. Trần Lập Quân

2022-1-8-205131-49.jpg

Trần Lập Quân

Trần Lập Quân, cựu ủy viên Ủy ban Thường vụ huyện Long Hồi và Bí thư UBCTPL, đã bị khai trừ khỏi Đảng và cách chức vào tháng 1/2021.

Trần sinh tháng 7 năm 1962, quê ở Long Hồi, Hồ Nam. Kể từ tháng 9 năm 2016, ông ta là ủy viên của Ủy ban thường vụ huyện Long Hồi và Bí thư UBCTPL. Ông ta chịu trách nhiệm về vụ bắt giữ bà Vương Lệ Quyên và một học viên lớn tuổi khác vào ngày 29 tháng 7 năm 2019.

Chu Tân Huy

2022-1-8-205131-50.jpg

Chu Tân Huy

Chu Tân Huy, Bí thư huyện ủy Kì Dương, bị đưa vào diện điều tra vào ngày 15 tháng 6 năm 2021.

Chu, sinh tháng 8 năm 1968, quê ở Đông An, Hồ Nam. Từ tháng 8 năm 2002 đến tháng 3 năm 2012, ông ta giữ chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy, Bí thư huyện ủy, Phó Chủ tịch huyện, Phó Bí thư huyện ủy huyện Đạo. Ông ta rất tích cực tham gia vào cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Ba trường hợp ở tỉnh Hà Nam

1. Cam Vinh Khôn

2022-1-8-205131-2.jpg

Cam Vinh Khôn

Cam Vinh Khôn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam kiêm Bí thư UBCTPL, đã bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng vào ngày 1/6/2021.

Từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 7 năm 2016, Cam giữ chức Phó Chủ tịch tỉnh Hồ Bắc và thành viên Ban lãnh đạo Đảng bộ tỉnh. Ông ta từng là Bí thư UBCTPL tỉnh Hắc Long Giang từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 8 năm 2019, và sau đó là Bí thư UBCTPL tỉnh Hà Nam từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 6 năm 2021.

2. Vương Văn Hải

2022-1-8-205131-3.jpg

Vương Văn Hải

Vương Văn Hải, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam kiêm Bí thư Tỉnh ủy, bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng vào ngày 14/7/2021.

Vương giữ chức Phó Bí thư UBCTPL tỉnh Hà Nam từ tháng 2 năm 2006. Ông ta cũng được bổ nhiệm làm lãnh đạo Phòng 610 của tỉnh vào tháng 2 năm 2007. Tháng 3 năm 2008, ông ta trở thành người đứng đầu Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam và bí thư Tỉnh ủy. Ông ta đã nghỉ hưu vào tháng 6 năm 2017. Trong nhiệm kỳ của Vương, ít nhất chục học viên Pháp Luân Công đã qua đời do cuộc bức hại.

3. Vu Đông Huy

2022-1-8-205131-4.jpg

Vu Đông Huy

Vu Đông Huy từng là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Trịnh Châu tỉnh Hà Nam kiêm Bí thư UBCTPL. Ông ta từng là phó Chánh án và thành viên Ủy ban Tư pháp của Tòa án trung cấp Lạc Dương, đồng thời là Chánh án và Bí thư Đảng ủy của Tòa án trung cấp Lạc Dương. Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 2021, ông ta là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Trịnh Châu kiêm Bí thư UBCTPL. Vào tháng 5 năm 2021, Vu bị điều tra vì vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Ông ta đã tham gia vào việc kết án oan sai nhiều học viên.

Ba trường hợp ở tỉnh Chiết Giang

1. Thịnh Hạ Phong

2022-1-8-205131-16.jpg

Thịnh Hạ Phong

Thịnh Hạ Phong, phó Bí thư Thành ủy Thặng Châu và Bí thư UBCTPL, đã bị cách chức để điều tra vào tháng 1 năm 2021. Trong nhiệm kỳ của ông, một số phiên tẩy não đã được tổ chức tại thành phố Thặng Châu. Các học viên Trương Lương Tô và Quách Ấu Cần bị đưa đến phiên tẩy não trong một khách sạn. Hai học viên khác, Từ Trúc Phân và Vương Văn Quân, đã bị Tòa án thành phố Thặng Châu kết án từ năm 2020 đến năm 2021.

2. Đào Thành Hoa

2022-1-8-205131-17.jpg

Đào Thành Hoa

Đào Thành Hoa, cựu Bí thư kiêm Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Kim Hoa ở tỉnh Chiết Giang, đã bị cách chức vào tháng 1 năm 2021 vì tội nhận hối lộ.

Từ tháng 7 năm 1999 đến tháng 9 năm 2000, Đào là Bí thư của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật huyện Vũ Nghĩa và Bí thư UBCTPL. Từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 1 năm 2012, ông ta giữ chức Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Kim Hoa và Trưởng Ban Tuyên giáo. Từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 3 năm 2016, ông ta là Phó Bí thư Thành ủy Kim Hoa và Bí thư UBCTPL. Vào tháng 3 năm 2016, ông ta trở thành Bí thư kiêm Chủ tịch Ban lãnh đạo Đảng của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Kim Hoa.

Đào chịu trách nhiệm về cái chết của bà Thiệu Vân Châu, ở thành phố Kim Hoa, vào ngày 12 tháng 7 năm 2015, chỉ một tháng sau khi bà bị bắt vào ngày 2 tháng 6 năm 2015.

3. Giang Tấn Ba

2022-1-8-205131-18.jpg

Giang Tấn Ba

Giang Tấn Ba, sinh tháng 4 năm 1957, là người huyện Hấp, tỉnh An Huy. Ông ta từng là Phó Bí thư Thành ủy Cù Châu và Bí thư UBCTPL. Ông ta bị truy tố tội nhận hối lộ vào tháng 9 năm 2021.

Ba trường hợp ở tỉnh An Huy

1. Hứa Cương

2022-1-8-205131-27.jpg

Hứa Cương

Hứa Cương, sinh tháng 9 năm 1964, là người huyện Tứ, tỉnh An Huy. Ông ta bị kết án 13,5 năm và bị phạt 700.000 nhân dân tệ vào ngày 28 tháng 9 năm 2021.

Từ tháng 1 năm 2002 đến năm 2018, Hứa từng là Chủ nhiệm và Bí thư Đảng ủy Công an thành phố Tô Châu, Bí thư kiêm Chủ nhiệm Đảng ủy Công an Lục An, ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Phụ Dương, Bí thư UBCTPL Thành phố Phụ Dương, Bí thư Đảng ủy Công an Phụ Dương, Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Phó Chủ nhiệm Đảng ủy Công an tỉnh An Huy.

Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 3 năm 2020, ông ta giữ chức vụ Phó Bí thư điều hành của UBCTPL tỉnh An Huy.

Trong thời gian Hứa tại vị, ít nhất ba học viên Pháp Luân Công địa phương đã qua đời do cuộc bức hại.

2. Lăng Dũng

2022-1-8-205131-28.jpg

Lăng Dũng

Lăng Dũng, Bí thư UBCTPL kiêm Giám đốc Công an huyện Túc Tùng, tỉnh An Huy, đã bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng vào ngày 10/5/2021.

Lăng, sinh năm 1973, ở huyện Đông Chí, tỉnh An Huy. Kể từ năm 2013, ông ta đã giữ các chức vụ lớn trong hệ thống Ủy ban Chính trị và Pháp luật của huyện Túc Tùng, chẳng hạn như Giám đốc Công an và Bí thư UBCTPL. Để đạt được những thành tựu chính trị, Lăng đã tích cực tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công.

3. Hầu Hoa

2022-1-8-205131-29.jpg

Hầu Hoa

Hầu Hoa, cựu Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Tô Châu kiêm Bí thư UBCTPL, đã bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng vào tháng 11/2021.

Hầu, quê ở Bạc Châu, tỉnh An Huy, sinh tháng 11 năm 1963. Ông ta từng là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Tô Châu kiêm Bí thư UBCTPL. Từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019, ông ta là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Bạc Châu, Bí thư Thành ủy, Bí thư UBCTPL.

Ba trường hợp ở tỉnh Cát Lâm

Điền Dã

Điền Dã, sinh tháng 9 năm 1954, quê ở Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm. Vào ngày 22 tháng 7 năm 2021, Điền, ​​cựu phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Tứ Bình, bị điều tra vì vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Kể từ tháng 12 năm 2001, Điền giữ chức vụ Bí thư UBCTPL Thành phố Tứ Bình. Tháng 1 năm 2007, ông ta trở thành Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Tứ Bình, Bí thư UBCTPL, kiêm Chủ nhiệm Đảng ủy Công an thành phố. Vào tháng 6 năm 2011, ông ta được bổ nhiệm làm thành viên của Ủy ban thành phố Tứ Bình và Bí thư UBCTPL. Và vào tháng 1 năm 2012, ông ta trở thành phó Chủ tịch của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Tứ Bình.

Trong nhiệm kỳ của Điền, ​​ít nhất bốn học viên Pháp Luân Công đã qua đời do cuộc bức hại.

2. Hạ Minh Quân

2022-1-8-205131-39.jpg

Hạ Minh Quân

Vào ngày 19 tháng 10 năm 2021, Hạ Minh Quân, Bí thư UBCTPL của quận Trường Xuân mới và Giám đốc Công an, đã bị điều tra.

Trong khi giữ chức vụ Giám đốc Công an Khu công nghệ cao ở thành phố Trường Xuân, Hạ đã ra lệnh cho cảnh sát bức hại các học viên địa phương.

Hạ sinh vào tháng 6 năm 1963 và là người ở Lâm Cù, tỉnh Sơn Đông. Vào tháng 7 năm 2012, ông ta được bổ nhiệm làm trưởng đội quản lý nhà tù của Công an Trường Xuân. Trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2013 đến tháng 8 năm 2017, Hạ từng là Phó Chủ tịch thành phố Đức Huệ và Giám đốc Công an thành phố Đức Huệ. Vào tháng 8 năm 2017, ông ta được bổ nhiệm làm Giám đốc Công an quận Trường Xuân mới. Vào tháng 5 năm 2018, ông ta trở thành phó Giám đốc của Ủy ban quản lý khu phát triển công nghiệp công nghệ cao Trường Xuân. Vào tháng 3 năm 2019, ông ta được bổ nhiệm làm Bí thư UBCTPL quận Trường Xuân mới.

Trong nhiệm kỳ của ông ta, hàng trăm học viên Pháp Luân Công đã bị bắt, mười sáu người bị kết án và hai người đã qua đời.

3. Trương Khải Nam

2022-1-8-205131-40.jpg

Trương Khải Nam

Trương Khải Nam, cựu Bí thư UBCTPL của huyện Nông An, bị điều tra về tội tham nhũng vào ngày 10 tháng 11 năm 2021.

Trương, sinh tháng 11 năm 1978, được bổ nhiệm làm Phó Cán bộ cấp huyện của huyện Nông An vào tháng 11 năm 2012. Ông ta được bổ nhiệm làm thành viên Ủy ban Thường vụ huyện Nông an và Chủ nhiệm Mặt trận Thống nhất vào tháng 7 năm 2015. Giữa tháng 8 năm 2016 và tháng 7 năm 2021, ông ta giữ chức vụ Bí thư UBCTPL huyện Nông An.

Trong nhiệm kỳ làm Bí thư UBCTPL của Trương, hàng trăm học viên Pháp Luân Công ở huyện Nông An đã bị bắt và nhà của họ bị lục soát. Ít nhất 33 học viên Pháp Luân Công đã bị kết án. Ba học viên Pháp Luân Công, Hoắc Nhuận Chi, Vu Phượng Trân và Khương Toàn Đức, đã qua đời do cuộc bức hại.

Ba trường hợp ở Tân Cương

1. Dương Phúc Lâm

2022-1-8-205131-41.jpg

Dương Phúc Lâm

Dương Phúc Lâm, Ủy viên Thường vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Bí thư UBCTPL của Tập đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương, đã bị đưa vào diện điều tra vào ngày 2/12/2021.

Dương, sinh tháng 10 năm 1957, ở Vũ Đô, tỉnh Cam Túc. Từ tháng 7 năm 2013 đến tháng 4 năm 2017, ông ta là Ủy viên Ủy ban Thường vụ kiêm Bí thư UBCTPL của Khu tự trị Tân Cương. Trong thời kỳ này, ông ta đã tích cực thực hiện theo mệnh lệnh của ĐCSTQ để bức hại Pháp Luân Công. Các học viên từ khắp Tân Cương đã bị kết án và các án tù đều do UBCTPL Tân Cương quyết định.

Trong nhiệm kỳ của Dương từ tháng 7 năm 2013 đến tháng 4 năm 2017, một số học viên, bao gồm Triệu Thục Viện, Bạch Vân, Bạch Vạn Trân, Khổng Thu Các, đã qua đời vì bị bức hại. Bốn mươi bốn học viên đã bị kết án. Hàng trăm học viên đã bị bắt, bị sách nhiễu, hoặc bị đưa đến các trung tâm tẩy não.

2. Mạnh Phàm Cương

2022-1-8-205131-42.jpg

Mạnh Phàm Cương

Vào tháng 8 năm 2021, Mạnh Phàm Cương, thành viên của Ủy ban Hoa Điền và là Bí thư UBCTPL, đã bị đưa vào diện điều tra.

Mạnh, sinh tháng 12 năm 1968, quê ở Hà Trạch, tỉnh Sơn Đông. Từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 7 năm 2011, ông ta giữ chức Phó Bí thư huyện Kỳ Đài và Bí thư UBCTPL. Từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 12 năm 2020, ông ta được bổ nhiệm làm thành viên của Ủy ban Hoa Điền và Bí thư UBCTPL. Tháng 12 năm 2020, ông được thăng chức làm Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Nông thôn của Khu tự trị Tân Cương. Mạnh là người chịu trách nhiệm chính về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở khu vực Hoa Điền.

3. Mậu Nghị

2022-1-8-205131-43.jpg

Mậu Nghị

Mậu Nghị, sinh tháng 12 năm 1966, là Bí thư UBCTPL và là thành viên Ban Thường vụ Thành phố Cáp Mật, Tân Cương. Ông ta bị đưa vào diện điều tra vào tháng 11 năm 2021.

Mậu từng là Phó Giám đốc Công an Thành phố A Khắc Tô, Giám đốc Công an huyện Sa Nhã, Giám đốc Công an huyện Khố Xa, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc và Chánh Thanh tra Công an A Khắc Tô.

Từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016, ông ta giữ chức vụ Giám đốc Công an Khu A Khắc Tô và Phó Bí thư UBCTPL. Từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 10 năm 2018, ông ta là Phó Bí thư UBCTPL và Giám đốc Công an Hoa Điền; Vào tháng 10 năm 2018, ông ta được bổ nhiệm làm Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Cáp Mật kiêm Bí thư UBCTPL.

Ba trường hợp ở Nội Mông

1. Vũ Quốc Thụy

2022-1-8-205131-59.jpg

Vũ Quốc Thụy

Vào ngày 26 tháng 2 năm 2021, Vũ Quốc Thụy, cựu phó Bí thư điều hành UBCTPL của Đảng bộ Khu tự trị Nội Mông Cổ, đã bị điều tra.

Vũ, 60 tuổi, là người ở huyện Văn Thủy, tỉnh Sơn Tây. Ông ta từng là viện trưởng Viện kiểm sát thành phố Ngạc Nhĩ Đa Tư. Vào tháng 7 năm 2010, ông được thăng chức làm Phó Bí thư UBCTPL Nội Mông Cổ. Vào tháng 4 năm 2021, ông ta được điều động sang Hội đồng Nhân dân của Khu tự trị Nội Mông Cổ.

Khi Vũ là phó Bí thư UBCTPL, ông ta đã tích cực tham gia vào cuộc bức hại. Ông ta chịu trách nhiệm về cái chết của các học viên Lưu Chiêm Dư, Vương Hà, Vu Chấn Kiệt, Điền Tố Phương.

2. Lý Hạc

2022-1-8-205131-60.jpg

Lý Hạc

Vào ngày 16 tháng 1 năm 2021, Lý Hạc, cựu thanh tra của Cục Du lịch Khu tự trị Nội Mông Cổ, bị đưa vào diện điều tra. Lý bị khai trừ khỏi Đảng vào tháng 7 năm 2021 và bị bắt vào tháng 8.

Lý đã nghỉ hưu vào tháng 12 năm 2014, từng là thành viên của Ủy ban Thường vụ Thành ủy Hô Hòa Hạo Đặc và Bí thư UBCTPL của Hô Hòa Hạo Đặc từ tháng 9 năm 2001 đến tháng 8 năm 2011. Trong nhiệm kỳ của Lý với tư cách là Bí thư UBCTPL, hai học viên địa phương đã qua đời do hậu quả của cuộc bức hại.

3. Tô Nghĩa Lạp Ba Đồ

2022-1-8-205131-61.jpg

Tô Nghĩa Lạp Ba Đồ

Tô Nghĩa Lạp Ba Đồ sinh tháng 10 năm 1971. Từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 12 năm 2021, ông ta là thành viên của Ủy ban Thường vụ và Bí thư UBCTPL Kỳ Tô Ni Đặc Hữu, Khu tự trị Nội Mông Cổ. Tháng 12 năm 2021, ông ta bị khai trừ Đảng và cách chức. Trong nhiệm kỳ của mình, ông ta đã tích cực tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Hai trường hợp ở tỉnh Giang Tô

1. Vương Lập Khoa

2022-1-8-205131-0.jpg

Vương Lập Khoa

Vào ngày 12 tháng 10 năm 2021, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ra lệnh truy nã Vương Lập Khoa, Bí thư UBCTPL Tỉnh ủy Giang Tô kiêm Giám đốc Công an, vì nghi ngờ nhận hối lộ và đưa hối lộ.

Vương, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1964, từng là Phó Giám đốc Công an thành phố Cẩm Châu, Liêu Ninh, Giám đốc Công an thành phố Hồ Lô Đảo, Phó Giám đốc Công an tỉnh Liêu Ninh, Giám đốc Công an thành phố Đại Liên và Giám đốc Công an tỉnh Giang Tô , Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Giang Tô, kiêm Bí thư UBCTPL tỉnh Giang Tô.

Trong nhiệm kỳ của mình ở Liêu Ninh và Giang Tô, Vương đã đích thân tổ chức, chỉ đạo và tham gia vào cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Ít nhất 99 học viên Pháp Luân Công đã qua đời vì cuộc bức hại, hơn 3.000 người bị bắt và hàng trăm người bị kết án.

2. Vương Lập Bân

2022-1-8-205131-1.jpg

Vương Lập Bân

Vương Lập Bân, Bí thư Thành ủy Liên Vân Cảng và Bí thư UBCTPL, đã bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng vào ngày 28/8/2021.

Khi Vương còn là Bí thư UBCTPL Liên Vân Cảng, ông ta đã ra lệnh bắt giữ nhiều học viên. Bà Trọng Tiến Quân, một học viên Pháp Luân Công 67 tuổi ở thành phố Liên Vân Cảng, đã bị kết án ba năm. Em trai của bà, ông Zhong Chongbin, người cũng bị kết án ba năm, đã qua đời vào ngày 14 tháng 8 năm 2018, hai tháng sau khi ông được thả khỏi nhà tù Hongzehu.

Hai trường hợp ở tỉnh Giang Tây

1. Cung Kiến Hoa

2022-1-8-205131-30.jpg

Cung Kiến Hoa

Cung Kiến Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân tỉnh Giang Tây, đã bị đưa vào diện điều tra vào ngày 29 tháng 11 năm 2021.

Cung, ở huyện Nam Xương, tỉnh Giang Tây, sinh vào tháng 6 năm 1962. Ông ta giữ chức vụ Bí thư của UBCTPL thành phố Nam Xương từ tháng 12 năm 2002 đến tháng 2 năm 2004. Ông ta rất tích cực chỉ đạo cuộc bức hại các học viên. Kết quả là Lan Hổ và Vạn Lý đã qua đời.

2. Diệp Quốc Bình

2022-1-8-205131-31.jpg

Diệp Quốc Bình

Diệp Quốc Bình, sinh tháng 2 năm 1961, quê ở Tiến Hiền, tỉnh Giang Tây. Ông ta từng là Phó Chủ nhiệm Hội nghị Hiệp thương Chính trị tỉnh Giang Tây. Tháng 9 năm 2021, Diệp bị khai trừ khỏi Đảng và cơ quan công quyền vì vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Từ tháng 12 năm 2000 đến tháng 5 năm 2002, ông ta giữ chức Phó bí thư kiêm Giám đốc Đảng ủy Công an Thượng Nhiêu. Từ tháng 5 năm 2002 đến tháng 12 năm 2006, ông ta là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Cửu Giang và Giám đốc Công an Cửu Giang. Từ tháng 12 năm 2006 đến tháng 3 năm 2011, ông là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Cửu Giang, Bí thư UBCTPL, Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc Công an thành phố.

Mười sáu học viên Pháp Luân Công địa phương đã qua đời do cuộc bức hại trong nhiệm kỳ của Diệp.

Hai trường hợp ở tỉnh Sơn Đông

1. Lưu Mậu Đức

2022-1-8-205131-32.jpg

Lưu Mậu Đức

Lưu Mậu Đức bị khai trừ khỏi Đảng và cơ quan công quyền vào ngày 11 tháng 10 năm 2021.

Lưu, sinh tháng 12 năm 1958, ở Uy Hải, tỉnh Sơn Đông. Tháng 1 năm 2012, ông ta được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch thành phố Uy Hải kiêm Bí thư UBCTPL. Vào tháng 2 năm 2016, ông ta được bổ nhiệm làm Bí thư Ban Lãnh đạo Đảng và UBCTPL tại Uy Hải.

Trong nhiệm kỳ của Lưu, hai học viên Pháp Luân Công địa phương đã qua đời do bức hại.

2. Vương Hạnh Hoa

2022-1-8-205131-33.jpg

Vương Hạnh Hoa

Vương Hạnh Hoa, thành viên Ủy ban Thường vụ thành phố Lâm Nghi kiêm Bí thư UBCTPL, đã bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng vào ngày 8 tháng 9 năm 2021.

Vương, sinh tháng 11 năm 1961, quê ở Cử Nam, tỉnh Sơn Đông. Kể từ tháng 2 năm 2013, ông ta giữ chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Lâm Nghi và Bí thư UBCTPL.

Vào tháng 2 năm 2013, ông ta trở thành Bí thư UBCTPL thành phố Lâm Nghi và giữ chức vụ này trong tám năm. Trong nhiệm kỳ của mình, hai học viên, Hình Tây Mĩ và Lý Trường Phương, đã qua đời do cuộc bức hại.

Ngoài bản thân Vương, em trai của ông ta, Vương Hạnh Quân, cựu giám đốc Công an quận Lan Sơn, thành phố Lâm Nghi, người tham gia cuộc bức hại, cũng đã bị bắt và tạm giam.

Hai trường hợp ở tỉnh Vân Nam

1. Thi Hồng Giáp

2022-1-8-205131-37.jpg

Thi Hồng Giáp

Thi Hồng Giáp, sinh tháng 9 năm 1956, là người thành phố Khúc Tĩnh, tỉnh Vân Nam. Ông ta từng là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Khúc Tĩnh, Bí thư Thành ủy Tuyên Uy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Khúc Tĩnh và Bí thư UBCTPL Khúc Tĩnh.

Thi nghỉ hưu vào tháng 10 năm 2019. Chưa đầy hai năm sau, ông ta bị đưa vào diện điều tra và khai trừ khỏi Đảng.

2. Chu Gia Kiện

2022-1-8-205131-38.jpg

Chu Gia Kiện

Chu Gia Kiện, một cựu nhà nghiên cứu của Hiệp hội Hữu nghị Đài Loan ở Côn Minh, đang bị điều tra, theo một báo cáo vào ngày 9 tháng 4 năm 2021.

Chu, sinh tháng 5 năm 1963, là người ở thành phố Tuyên Uy, tỉnh Vân Nam. Từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 8 năm 2010, ông ta là thành viên của Ủy ban Thường vụ huyện Tầm Điện và Bí thư UBCTPL.

Hai trường hợp ở Tây Tạng

1. Lý Vận Phong

2022-1-8-205131-54.jpg

Lý Vận Phong

Lý Vận Phong sinh tháng 3 năm 1963, quê ở Túc Châu, tỉnh An Huy. Từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 9 năm 2017, ông ta là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Lâm Chi của Khu tự trị Tây Tạng, Bí thư UBCTPL, và Bí thư Đảng ủy Công an thành phố. Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 3 năm 2021, ông ta giữ chức Phó Bí thư UBCTPL Tây Tạng. Ông ta bị bắt vì nhận hối lộ vào tháng 10 năm 2021.

2. Chu Giang

2022-1-8-205131-55.jpg

Chu Giang

Chu Giang, cựu Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Lâm Chi của Khu tự trị Tây Tạng, Bí thư UBCTPL, kiêm Bí thư Đảng ủy Công an thành phố, đã bị đưa vào diện điều tra vào ngày 27 tháng 4 năm 2021.

Chu từng là Chủ nhiệm Quận ủy Á Đông, phó Bí thư Văn phòng hành chính khu vực Shigatse, ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Shigatse, Bí thư UBCTPL và Bí thư Thành ủy Công an thành phố.

Từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 4 năm 2021, ông ta là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Lâm Chi, Bí thư UBCTPL và Bí thư Đảng ủy Công an Thành phố. Tháng 11 năm 2019, ông ta được thăng chức kiểm tra viên cấp một. Chu chịu trách nhiệm về cuộc bức hại Pháp Luân Công trong khu vực.

Một trường hợp ở tỉnh Hà Bắc

1. Doãn Huệ Cường

2022-1-8-205131-14.jpg

Doãn Huệ Cường

Doãn Huệ Cường, thành viên Ủy ban Thường vụ huyện Bình Sơn và là Bí thư UBCTPL, đã tích cực thực hiện chính sách bức hại Pháp Luân Công kể từ khi ông ta nhậm chức vào tháng 7 năm 2021. Ông ta đã ra lệnh bắt bớ, lục soát nhà và sách nhiễu các học viên địa phương. Chỉ sau hai tháng tại vị, ông ta đã bị sa thải.

Một trường hợp ở tỉnh Quảng Tây

1. Lý Vĩnh Hằng

2022-1-8-205131-15.jpg

Lý Vĩnh Hằng

Vào ngày 29 tháng 10 năm 2021, Lý Vĩnh Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Hội đồng Nhân dân thành phố Quý Cảng và là Bí thư UBCTPL đã bị điều tra vì vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Lý, sinh tháng 2 năm 1962, quê ở Quý Cảng, tỉnh Quảng Tây. Từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 6 năm 2005, ông ta giữ chức Phó Bí thư Quận ủy Cảng Bắc và Bí thư UBCTPL. Từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 1 năm 2020, ông ta được đề bạt làm ủy viên Ủy ban Thường vụ Thành phố Quý Cảng kiêm Bí thư UBCTPL, đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Luật sư thành phố.

Từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 10 năm 2021, ông ta giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Hội đồng Nhân dân thành phố Quý Cảng, Bí thư Đảng, Thường vụ Thành ủy, Bí thư UBCTPL, Chủ tịch kiêm Bí thư Đảng Hội Luật gia thành phố.

Trong nhiệm kỳ 10 năm làm Bí thư UBCTPL thành phố Quý Cảng, Lý đã tích cực thực hiện chính sách bức hại Pháp Luân Công.

Một trường hợp ở Ninh Hạ

1. Tạ Quốc Vượng

2022-1-8-205131-44.jpg

Tạ Quốc Vượng

Tạ Quốc Vượng, sinh tháng 12 năm 1970, ở Diêm Trì, Ninh Hạ. Từ tháng 2 năm 2003 đến tháng 1 năm 2008, ông ta giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an huyện Diêm Trì. Từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 1 năm 2019, ông ta là Ủy viên Ban Thường vụ huyện Đồng Tâm, Phó Bí thư UBCTPL, Bí thư Đảng ủy và Giám đốc Công an huyện. Từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 8 năm 2021, ông ta giữ chức Phó Bí thư UBCTPL thành phố Ngô Trung.

Vào ngày 30 tháng 4 năm 2021, Tạ bị điều tra về tội nhận hối lộ. Ông ta đã bị khai trừ khỏi Đảng và văn phòng cộng đồng vào tháng 8. Ông ta bị đưa ra xét xử tại Tòa án quận Lợi Thông vào ngày 15 tháng 12 năm 2021.

Một trường hợp ở tỉnh Thanh Hải

1. Nhu Trí

2022-1-8-205131-51.jpg

Nhu Trí

Nhu Trí, cựu Phó Chủ tịch huyện Mã Thấm, Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc Công an huyện, đã bị đưa vào diện điều tra vào ngày 27 tháng 8 năm 2021.

Nhu sinh tháng 5 năm 1967 tại Cam Đức, Thanh Hải. Từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 7 năm 2011, ông ta là thành viên của Ủy ban Thường vụ huyện Mã Đa và Bí thư UBCTPL. Từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 9 năm 2020, ông ta là Phó Chủ tịch huyện Mã Thấm và Giám đốc Công an huyện. Kể từ tháng 9 năm 2020, ông là giám đốc cấp cao của Công an Khu Quả Lạc. Trong nhiệm kỳ của mình, ông ta đã tích cực tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Một trường hợp ở Trùng Khánh

1. Lý Xuyên

2022-1-8-205131-52.jpg

Lý Xuyên

Lý Xuyên, sinh tháng 3 năm 1966, quê ở Trường Trị, tỉnh Sơn Tây. Từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 5 năm 2020, ông ta giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Bí thư UBCTPL của Khu Phát triển Kinh tế Vạn Thịnh, Trùng Khánh. Ông ta bị đưa vào diện điều tra vào ngày 1 tháng 4 năm 2021.

Một trường hợp ở tỉnh Sơn Tây

1. Lý Tiểu Minh

2022-1-8-205131-53.jpg

Lý Tiểu Minh

Lý Tiểu Minh sinh tháng 6 năm 1960, quê ở Nguyên Bình, tỉnh Sơn Tây. Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 1 năm 2019, ông ta là thành viên của Ủy ban Thường vụ thành phố Lữ Lương và Bí thư UBCTPL. Ông ta nghỉ hưu vào tháng 7 năm 2020. Có thông tin cho rằng vào tháng 11 năm 2021, ông đã bị khai trừ khỏi Đảng vì vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Một trường hợp ở Thiên Tân

1. Tôn Bảo Thuận

2022-1-8-205131-56.jpg

Tôn Bảo Thuận

Tôn Bảo Thuận, sinh tháng 7 năm 1962, quê ở Thiên Tân. Từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 4 năm 2021, ông ta là thành viên của Ủy ban Thường vụ quận Tân Nam và Bí thư UBCTPL. Ông ta bị đưa vào diện điều tra vào tháng 4 năm 2021.

Một trường hợp ở tỉnh Phúc Kiến

1. Ngô Vinh Tài

2022-1-8-205131-57.jpg

Ngô Vinh Tài

Ngô Vinh Tài, sinh tháng 9 năm 1959, quê ở Cổ Điền, tỉnh Phúc Kiến. Từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 10 năm 2019, ông ta là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Nam Bình, tỉnh Phúc Kiến và Bí thư UBCTPL. Ông ta đã nghỉ hưu vào tháng 10 năm 2019. Theo báo cáo vào ngày 6 tháng 8 năm 2021, ông đã bị điều tra.

Một trường hợp ở Bắc Kinh

1. Vương Vũ

2022-1-8-205131-58.jpg

Vương Vũ

Vào ngày 31 tháng 5 năm 2021, Vương Vũ, cựu Bí thư UBCTPL của quận Mật Vân, Bắc Kinh, và phó Chủ nhiệm của Văn phòng Kháng cáo Bắc Kinh, đã bị điều tra.

Vương, sinh tháng 3 năm 1966, trở thành Ủy viên Ban Thường vụ kiêm Bí thư UBCTPL quận Mật Vân, Bắc Kinh vào tháng 12 năm 2016. Ông ta được bổ nhiệm làm ủy viên kiêm phó Chủ nhiệm Văn phòng Kháng nghị Bắc Kinh vào tháng 8 năm 2019.

Trong thời gian chưa đầy ba năm của Vương với tư cách là Bí thư UBCTPL quận Mật Vân, ông ta đã tích cực tham gia vào cuộc bức hại. Bà Văn Mộc Lan, 75 tuổi, qua đời vào ngày 27 tháng 2 năm 2018, bốn tháng sau khi bị bắt vào ngày 14 tháng 10 năm 2017.

Bài liên quan:

Danh sách thủ phạm bức hại Pháp Luân Công mới được đệ trình lên 36 quốc gia nhân Ngày Nhân quyền

Khi phạm vi bức hại mở rộng từ các học viên Pháp Luân Công ra công chúng, nhiều quan chức ĐCSTQ phải đối mặt với hệ lụy

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/9/436615.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/8/199105.html

Đăng ngày 10-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share