Bài viết của Chi Lan

[MINH HUỆ 05-06-2021] Từ xưa đến nay, luôn có những quan chức luôn quan tâm đến lợi ích của người dân cũng như những kẻ lạm dụng quyền lực để trục lợi.

Chẳng hạn, trong suốt cuộc đàn áp kéo dài 22 năm đối với Pháp Luân Công, nhiều quan chức đã ngược đãi các học viên vô tội vì cho rằng chính sách này là của lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tuy nhiên, tương tự như những câu chuyện được mô tả dưới đây, những hành động chống lại lương tâm và nguyên lý Chân Thiện Nhẫn của họ đã gây ra một tương lai u ám cho bản thân và gia đình họ.

Quan thị lang thời nhà Thanh, hợp với giới quyền quý mưu lợi, trời cao giáng tội

Viên Mai, một học giả nổi tiếng thời nhà Thanh, đã ghi lại câu chuyện của một viên thị lang (tương đương thứ trưởng ngày nay) trong tác phẩm của ông là Tân Tề Hài (còn được biết đến dưới cái tên Tử Bất Ngữ, điều mà Khổng Tử không nói đến).

Vào năm Càn Long thứ 20, hoàng đế đã cử viên thị lang này đi thị sát sông Hoàng Hà và ở tại Đào Trang công quán. Vào đêm giao thừa, viên thị lang và tùy tùng đã mang đèn lồng đi tuần sát trên sông. Sau đó ông ta uống rượu với người chủ bộ trong ca trực trước khi trở về công quán. Ông ta nhanh chóng chìm vào giấc ngủ và có một giấc mơ, trong đó ông nhìn thấy người mẹ đã khuất của mình, và bà đã sốc khi nhìn thấy con trai mình ở âm giới (vì người trần lạc xuống cõi âm gian là không thể trở về). Bà bèn dẫn ông ta đến gặp một vị cao tăng ở bờ Tây sông Hoàng Hà, xin cao tăng vui lòng giúp con trai bà trở lại nhân gian.

Sau khi đến ngôi đền, viên thị lang nọ quỳ gối khấu đầu trước vị cao tăng, nhưng ông ấy không đoái hoài gì đến người này.

Viên thị lang nói: “Ta đến đây thị sát Hoàng Hà theo lệnh của hoàng đế. Nếu ta đã phạm tội ác gì đến nỗi phải chết thì xin hòa thượng vui lòng giải thích để ta tâm phục khẩu phục có được chăng, sao ông lại không ngó ngàng gì đến ta vậy?”

Vị cao tăng trả lời: “Ngài đã giết quá nhiều người, khí số đã tận thì còn gì để nói nữa chứ?”

Viên thị lang trả lời: “Tôi đúng là đã giết nhiều người. Nhưng tôi hành quyết họ là chiểu theo quốc pháp, làm thế nào mà lại tính là tội của tôi?”

Vị cao tăng nói: “Khi xét án, trong tâm ngài thực sự có Quốc pháp chăng? Ngài giết người chỉ đơn giản là làm hài lòng những kẻ tham quan bên trên vì tư lợi và thăng quan mà thôi!”

Vị tăng già nhặt một cây ngọc như ý lên và chỉ nó vào trái tim của viên thị lang. Cảm thấy một luồng khí lạnh xuyên thấu qua các cơ quan nội tạng của mình cùng với đó là sự ớn lạnh, nhịp tim của viên thị lang tăng lên. Ông ta đổ mồ hôi rất nhiều và quá sợ hãi không thể nói nên lời.

Sau một lúc ông ta nói: “Tôi biết mình sai rồi. Tôi sẽ thay đổi trở nên tốt hơn. Vậy có được chăng?”

Cao tăng nói: “Ngài không phải là loại người dễ hối cải và thay đổi. Nhưng hôm nay vẫn chưa phải là ngày chết của ngài. Hãy đợi cho đến khi ngài chết thì tất cả những thứ này sẽ được giải quyết trong địa ngục.” Sau đó ông ta bảo một nhà sư khác đưa viên thị lang trở lại dương gian.

Người mẹ đã khuất của ông ta khóc và nói: “Con trai ơi, con chỉ còn vài ngày nữa thôi. Tại sao khi xử lý vụ việc, con không tuân theo Quốc pháp mà lại lạm dụng để trục lợi làm gì?!”

Đối mặt với mẹ của mình, viên thị lang cảm thấy vô cùng xấu hổ về bản thân. Ông ta thở dài và tỉnh dậy khỏi giấc mơ. Không lâu sau, ông phát bệnh, nôn ra máu và chết.

Viên thị lang đó đã sai phạm quá nhiều và quá trễ để vãng hồi.

Chuyện kể lại của một cựu chiến binh từng đi xuống địa ngục

Trong Tây Du Ký, một quyển tiểu thuyết cổ Trung Hoa, có một bài thơ:

“Nhân tâm sinh nhất niệm
Thiên địa tận giai tri
Thiện ác nhược vô báo
Càn khôn tất hữu tư”

Tạm dịch:

“Lòng người sinh một niệm
Cả trời đất cùng hay
Thiện ác mà không báo
Vũ trụ có lòng riêng”

Tương tự như viên thị lang nói trên, các quan chức trong xã hội hiện đại cũng bị trừng phạt bởi những việc làm sai trái của họ. Một ví dụ đã được kể lại trong một bài báo trên Minh Huệ có tiêu đề “Những gì tôi đã chứng kiến trong địa ngục, câu chuyện có thật về một cựu quân nhân năm 2011.” Tác giả là một quân nhân đã nghỉ hưu, đã tình cờ đến thăm thế giới bên kia vào tháng 8 năm 2011.

Tác giả viết: “… Những người bị tra tấn tiếp theo là bốn người đàn ông mặc bốn loại quần áo của lực lượng hành pháp và đội mũ có quốc huy của ĐCSTQ. Họ bị trói vào một dụng cụ tra tấn cạnh nhau, với một thanh thép xuyên qua lưng dưới của bốn người đàn ông. Quỷ sai tra tấn đang đứng ở hai bên của họ, liên tục đẩy và kéo thanh thép. Bốn người đàn ông la hét đau đớn và sàn nhà bê bết máu.”

Khi anh hỏi tại sao những người này lại bị trừng phạt theo cách này, quỷ sai ở Địa ngục trả lời: “Là các nhân viên hành pháp, họ nên thưởng thiện phạt ác. Nhưng họ đã làm ngược lại. Họ được trả bằng tiền của người đóng thuế, nhưng họ lại lạm dụng luật pháp và làm việc cho các quan chức tham nhũng và quyền lực. Họ không phân biệt thiện ác và ra tay hãm hại người tốt. Họ vi phạm pháp luật với danh nghĩa thực thi pháp luật và nợ máu chồng chất. Vô số người tốt đã trở thành nạn nhân dưới tay họ. Đây là cách họ bị trừng phạt khi đến Địa ngục. Mỗi lần kéo hoặc đẩy thanh thép là một món nợ máu được trả hết.”

Vì mối quan hệ “nhân quả” này nên các vị quan thời xưa đã làm hết sức mình để giúp đỡ mọi người. Trong sách “Tọa hoa chí quả” của Uông Đạo Đỉnh ở thời nhà Thanh có chép: “huyện Ngô Hưng (nay thuộc Hồ Châu, Triết Giang), có 1 vị đại trung thừa (quan lớn). Cha của ông ta là một sai dịch chuyên phạt đánh roi người có tội ở nha phủ. Cha ông ấy thường hay nói với đồng sự rằng ‘nha môn là nơi rất tốt để tu hành, mình làm ở nha môn mà không hành thiện thì giống như vào núi báu mà lại ra về tay không vậy’.“

Mỗi đêm ông ngâm cây trượng vào xô nước tiểu vì ông biết nước tiểu có thể làm tan huyết ứ và không làm cơ bắp tổn thương. Mỗi khi đánh trượng ngâm nước tiểu, người bị đánh có thể rách da chảy máu nhưng vết thương không mưng mủ hay nhiễm trùng. Nhờ đó mà họ đều được giảm thương tích, ông đã cứu nhiều mạng người bằng cách này.

Bởi vì cứu giúp nhiều người, gia đình ông đều đắc phúc báo. Cả hai con ông về sau đều trở thành quan lớn triều đình.

Chết cùng với chế độ toàn trị

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1949, ĐCSTQ đã phát động nhiều vận động chính trị nhằm vào những người vô tội, dẫn đến hàng chục triệu cái chết bất thường. Nó cũng đã cai trị đất nước bằng sự tàn bạo, thù hận và dối trá, những điều này đi ngược lại với các nguyên lý cốt lõi của Pháp Luân Công là Chân Thiện Nhẫn. Do đó vào tháng 7 năm 1999, chế độ này đã phát động cuộc đàn áp trên toàn quốc chống lại Pháp Luân Công.

Nhiều quan chức ĐCSTQ đã tích cực tuân theo chính sách đàn áp để trục lợi và thăng tiến trong sự nghiệp. Mặc dù họ có thể lấy lý do đi theo đường lối của đảng để biện minh cho cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công, nhưng họ có lẽ nên xem xét lời nói của vị cao tăng được đề cập ở trên: “Khi xử án, trong tâm ông thực sự có Quốc pháp hay không?”

Không giống như người cha của vị đại quan thời cổ nói trên luôn tìm cách bảo vệ mọi người bằng cách ngâm cây trượng của mình vào nước tiểu, nhiều quan chức ĐCSTQ đã ra tay nhắm vào các học viên Pháp Luân Công vô tội. Kết quả là họ đang mạo hiểm với tương lai của bản thân và gia đình họ.

Dương Xuân Duyệt là giám đốc phòng 610 ở thành phố Xích Phong, Nội Mông Cổ. Theo chỉ thị của ông ta, cảnh sát địa phương đã bắt giữ hàng trăm học viên đang tu luyện chiểu theo các nguyên lý của Pháp Luân Công để trở thành những công dân tốt hơn. Cuối cùng, đứa con trai 28 tuổi của Dương chết trong một vụ tai nạn xe hơi vào năm 2005, vợ anh ta bị rối loạn tâm thần với khối u não, và bản thân Dương đã chết vì bệnh ung thư vào tháng 4 năm 2014. Những ai biết việc Dương tham gia cuộc đàn áp Pháp Luân Công đều nhận xét rằng có lẽ ông ta đã phải đối mặt với hậu quả cho tội ác của mình.

Đây là một trong nhiều câu chuyện thương tâm từng xảy ra với các quan chức. Bằng cách mù quáng tuân theo chính sách bức hại của ĐCSTQ, những quan chức này đã gây ra khổ sở vô cùng cho các học viên và gia đình của họ cũng như bản thân họ.

Một ví dụ khác là Dương Đông Thăng, phó chủ tọa phiên tòa của Tòa án Huyện Lộc Sơn, tỉnh Hà Nam. Trong số 9 học viên bị kết án vì đức tin, ít nhất hai người đã bị xử lý bởi Dương Đông Thăng. Khi các học viên thúc giục ông ta không mạo hiểm tương lai của chính mình bằng cách bỏ tù các học viên, Dương chỉ đơn giản là bác bỏ nó, ông ta nói: “Tôi không quan tâm đến luật pháp hay tự do tín ngưỡng. Tôi sẽ theo đảng chặt chẽ và không mủi lòng đối với Pháp Luân Công!”. Vào ngày 14 tháng 8 năm 2011, chiếc xe mà ông ta đang lái đã gặp phải một vụ tai nạn kinh hoàng, khiến ông ta và hai thẩm phán khác thiệt mạng và 7 hành khách còn lại bị thương.

Điều quan trọng là phải hành động trước khi quá muộn. Ngạc An Phúc là một thẩm phán ở quận Thẩm Bắc mới của thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Tháng 2 năm 2011, sau khi bị chẩn đoán xuất huyết não, ông ta phải nhập viện và qua đời hai tháng sau đó ở tuổi 45. Theo những người trong cuộc, trong những ngày cuối cùng, Ngạc liên tục yêu cầu người nhà tìm một học viên Pháp Luân Công để ông ta có thể sám hối. Riêng năm 2001, ông ta đã bí mật kết án 5 học viên Pháp Luân Công từ 3 đến 8 năm tù. Trong số đó có bà Vương Mẫn, đồng nghiệp cũ của Ngạc. Ngạc rất hối hận về những việc làm sai trái của mình khi nhìn thấy cổng địa ngục nhưng đã quá muộn.

Hãy lựa chọn đúng

Những người sớm ăn năn hối cải về những việc làm sai trái của mình vẫn có thể được cứu. Lưu là giáo viên tại một trường học ở huyện Gia Ngữ, thành phố Hàm Ninh, tỉnh Hồ Bắc. Vì những tuyên truyền phỉ báng từ ĐCSTQ, Lưu đã đưa ra những nhận xét chống lại Pháp Luân Công và Nhà sáng lập, Ngài Lý Hồng Chí. Khi các học viên có thiện ý giải thích Pháp Luân Công là gì, ông ta đã không nghe và còn đuổi họ đi.

Một buổi chiều năm 2003, con trai của Lưu bị thương ở sân chơi và không thể cầm máu. Bệnh viện địa phương phát hiện phần kín của cậu bé đã bị đập nát. Vì vết thương quá nặng không thể điều trị tại bệnh viện địa phương này, Lưu phải bắt taxi và đưa con trai đến một bệnh viện lớn hơn ở thủ phủ của Vũ Hán.

Trên đường đến đó, Lưu đột nhiên nhớ lại những lời nguyền rủa của mình đối với Pháp Luân Công. Lúc đó, ông chợt nhận ra những gì các học viên nói với ông về thiện ác hữu báo là sự thật. Ông ta lập tức xin lỗi Sư phụ Lý trong lòng, và vợ ông ta cũng làm như vậy. Ngay trước khi họ đến Vũ Hán, con trai ông đã cầm máu. Các bác sỹ tại Bệnh viện Vũ Hán cho biết vết thương nhẹ và con trai ông chỉ uống một viên thuốc ở đó. Sáng hôm sau, con trai ông đã có thể đi tiểu như bình thường.

Sau vụ tai nạn đó, Lưu thường hay nói với người khác rằng: “Pháp Luân Công thật sự là siêu thường!”

Chúng tôi chân thành hy vọng tất cả mọi người và gia đình của họ có thể có một cuộc sống hạnh phúc và thịnh vượng. Hãy ghi nhớ rằng thiện ác hữu báo. Nếu bị lừa dối bởi tuyên truyền của ĐCSTQ và đi chệch khỏi các giá trị truyền thống và làm tổn hại những người vô tội, mọi người sẽ phải đối mặt với nhân quả báo ứng.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/6/5/426530.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/6/7/193573.html

Đăng ngày 11-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share