Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở bên ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-01-2022] Gần đây, nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế 10 tháng 12 (năm 2021), học viên Pháp Luân Công tại 36 quốc gia đã đệ trình lên chính phủ nước sở tại danh sách mới về những thủ phạm liên quan đến cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Theo đó các học viên yêu cầu chính phủ cấm những thủ phạm và các thành viên gia đình họ nhập cảnh và đóng băng tài sản của họ ở nước sở tại.

Trong 36 quốc gia này có 5 nước thuộc Liên minh Ngũ Nhãn (Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Australia và New Zealand), 23 nước thuộc Liên minh Châu Âu (Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan, Bỉ, Thụy Điển, Áo, Ireland, Đan Mạch, Phần Lan, Czechia, Romania, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Hungary, Slovakia, Luxembourg, Bulgaria, Croatia, Slovenia, Estonia và Malta) và 8 nước khác (Nhật Bản, Nam Hàn, Indonesia, Thụy Sỹ, Na Uy, Liechtenstein, Israel và Mexico).

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện đã bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại từ năm 1999. Trong cuộc bức hại này, nhiều học viên đã bị tra tấn đến chết và bị mổ cướp nội tạng. Gần đây, các học viên đã gửi nhiều danh sách những thủ phạm bức hại đến các quốc gia khác nhau, yêu cầu áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những kẻ vi phạm nhân quyền này. Lần đệ trình này đánh dấu lần đầu tiên quốc gia Estonia tham gia vào nỗ lực này.

Cao Kế Minh, Viện trưởng Viện Kiểm sát Hắc Long Giang, là một trong những người có tên trong danh sách thủ phạm tham gia bức hại lần này.

Thông tin cá nhân

Họ tên đầy đủ: Cao Chí Minh (高继明)
Giới tính: Nam
Quốc tịch: Trung Quốc
Ngày/Tháng/Năm sinh: Tháng 6 năm 1964
Nơi sinh: Huyện Thông Vị, tỉnh Cam Túc
Nơi sinh: Không rõ

2021-12-25-201228-0--ss.jpg

Chức vụ

Từ tháng 4 năm 1998 – Tháng 1 năm 2002: Công tố viên, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND), tỉnh Cam Túc
Từ tháng 1 năm 2002 – tháng 9 năm 2004: Cục trưởng Cục Chống tham nhũng và hối lộ của VKSND (cấp phó), tỉnh Cam Túc
Từ tháng 9 năm 2004 – Tháng 6 năm 2013: Thành viên Ban lãnh đạo ĐCSTQ, Phó Viện trưởng VKSND, tỉnh Cam Túc
Tháng 6 năm 2013 – Tháng 5 năm 2017: Phó Bí thư Ban lãnh đạo Đảng, Phó Viện trưởng VKSND, tỉnh Cam Túc
Tháng 5 năm 2017 – Tháng 1 năm 2018: Phó Bí thư của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật tỉnh Cam Túc.
Tháng 1 năm 2018 – Nay: Viện trưởng, Bí thư Ban lãnh đạo Đảng của VKS tỉnh Hắc Long Giang

Tội ác chủ yếu:

Sau khi nhậm chức vào tháng 1 năm 2018 với tư cách là viện trưởng kiêm bí thư đảng của VKS của tỉnh Hắc Long Giang, Cao Kế Minh đã rất tích cực làm theo chính sách bức hại của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân trong việc đàn áp Pháp Luân Công. Cao chỉ huy viện kiểm sát các cấp “đàn áp thẳng tay Pháp Luân Công” và “tích cực tham gia vào cuộc chiến phản tà giáo.” Nhiều học viên ở tỉnh Hắc Long Giang đã bị bắt và kết án, mặc dù thực sự ở Trung Quốc tập Pháp Luân Công không phải là bất hợp pháp.

Trong báo cáo của VKSND tỉnh Hắc Long Giang ngày 16 tháng 10 năm 2019, Cao nói rằng “(từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 8 năm 2019) 617 (học viên Pháp Luân Công) đã bị bắt giữ chính thức và 665 người bị truy tố. Chỉ riêng trong năm 2018, đã có 117 vụ bắt giữ chính thức và 192 vụ truy tố”.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Minghui.org, trong hai năm chín tháng Cao làm viện trưởng VKS của tỉnh Hắc Long Giang, ít nhất 305 học viên Pháp Luân Công đã bị truy tố và kết án — đây là một trong ba địa phương bức hại Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc. Sau khi bị đưa đến nhà tù, các học viên chịu đựng vô số các thủ đoạn tẩy não và tra tấn vô nhân đạo. Một số đã chết do bị tra tấn.

Một số trường hợp bị bức hại đến chết

1. Bà Vương Phương

Bà Vương Phương, 54 tuổi, là một giáo viên ưu tú được mọi người kính trọng. Bà bị bắt vào ngày 3 tháng 10 năm 2018 và sau đó bị kết án hai năm trong Nhà tù Nữ Hắc Long Giang. Ở trong tù, bà bị cưỡng chế ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ hoặc ngồi xổm trong nhiều tiếng đồng hồ. Bà liên tục bị bạt tai, làm nhục, véo mặt, véo vào chân, và bị đá. Bà bị buộc phải xem các video phỉ báng Pháp Luân Công.

Sự tra tấn khiến bà bị đau đầu và tê bì, mất một số chức năng của tay và đi lại khó khăn. Ngoài ra, bà còn bị mất trí nhớ trầm trọng và ngất xỉu. Bà đã bị lên cơn sốc sốc một vài lần. Tại thời điểm được trả tự do, bà đang ở bên bờ vực của cái chết. Bà đã qua đời hai tháng sau đó vào ngày 31 tháng 12 năm 2020.

2. Ông Lữ Quan Như

Ông Lữ Quan Như đã bị cảnh sát của Đồn Công an Nhượng Hồ Lô bắt giữ vào ngày 9 tháng 11 năm 2018. Ông đã bị kết án bảy năm tù cùng với 40.000 nhân dân tệ tiền phạt vào ngày 1 tháng 7 năm 2019. Ban đầu ông bị giam trong Nhà tù Hô Lan và sau đó bị chuyển tới Nhà tù Thái Lai vào tháng 10 cùng năm, và ông vẫn tiếp tục bị tra tấn ở đây.

Nhà tù đã tra tấn ông nhiều lần để cố ép ông từ bỏ Pháp Luân Công. Vào tháng 7 năm 2020, ông Lữ bị đột quỵ. Vào gần cuối năm 2020, ông bị giam trong một buồng giam nhỏ không có hệ thống sưởi ấm trong hơn một tháng, bất chấp mùa đông lạnh giá ở miền Bắc Trung Quốc. Ông bị xuất huyết não vào ngày 4 tháng 4 năm 2021 và qua đời. Hưởng thọ 69 tuổi.

3. Hầu Lệ Phượng

Bà Hầu Lệ Phượng và chồng bà đã bị cảnh sát của Đồn Công an Hưng Phương bắt giữ vào ngày 12 tháng 6 năm 2018. Ở trong Trại tạm giam bà đã bị đánh đập đến hai tay của bà sưng vù và tím đen. Mỗi ngày bà chỉ được cung cấp một lượng cháo ít ỏi. Bà bị giám sát và bị ép xem các video tẩy não.

Sau nhiều tháng bị tra tấn, sức khỏe của bà Hầu ngày càng xấu đi. Bà bị đau bụng dữ dội, phần dưới của bà chảy nhiều máu và chân bà sưng lên. Có lúc cơn đau dữ dội đến mức khiến bà ngất xỉu.

Bà Hầu đã bị xét xử tại Tòa án Quận Y Lan vào ngày 26 tháng 9 và bị kết án hai năm tù. Bà đã bị đe dọa và được yêu cầu không kháng cáo bản án. Bà được tạm tha y tế vào ngày 1 tháng 3 năm 2019 và sau đó đã qua đời vào ngày 28 tháng 4 năm 2019, ở tuổi 67.

Một số trường hợp bị kết án

1. Bà Lý Anh Cúc, 75 tuổi, bị kết án; chồng bà, ngoài 80 tuổi, qua đời vì suy sụp tinh thần do cuộc bức hại

Bà Lý Anh Cúc, 75 tuổi, bị bắt vào ngày 8 tháng 3 năm 2018 và bị kết án 4,5 năm tù trong Nhà tù Nữ Hắc Long Giang. Trong thời gian thụ án ở đó, bà bị tiêm thuốc khiến mắt bà bị mờ. Việc bà bị kết án đã giáng một đòn nặng lên chồng bà là ông Lưu Hồng Tín, ngoài 80 tuổi. Ông bị suy sụp tinh thần và qua đời vào tháng 10 năm 2018.

2. Ba học viên cao tuổi bị kết án từ 7 đến 9 năm tù

Bà Vũ Quế Chi, 73 tuổi, bị bắt tại nhà vào ngày 28 tháng 9 năm 2017. Bà Phạm Thục Phân, 70 tuổi, người tình cờ đến nhà bà Vũ, cũng bị bắt giữ. Người học viên thứ ba là ông Trương Hồng Châu, 72 tuổi, đã bị bắt sau khi bị lừa đến Cục An sinh Xã hội vào ngày 8 tháng 10 năm 2017. Ba người đã bị xét xử vào ngày 19 tháng 7 năm 2018 và bị kết án vào tháng 2 năm 2019, trong đó ông Trương bị kết án đến 9 năm, bà Vũ 8 năm, và bà Phạm 7 năm.

3. Mười bốn học viên bị kết án

Ngày 31 tháng 8 năm 2017, Công an huyện Y Lan đã tiến hành bắt giữ hàng loạt 29 học viên Pháp Luân Công ở trên địa bàn huyện Y Lan và thành phố Giai Mộc Tư. Trong đó, 13 học viên Pháp Luân Công và một thành viên trong gia đình họ đã bị kết án vào ngày 28 tháng 2 năm 2019. Dưới đây là chi tiết về các bản án:

Bà Tống Ngọc Chi, 65 tuổi, bị kết án 10 năm tù và phạt tiền 65.000 nhân dân tệ.
Bà Thi Phượng Hương, 54 tuổi, bị kết án 10 năm tù và phạt tiền 60.000 nhân dân tệ.
Bà Thi Phượng Lan, 59 tuổi, bị kết án 8 năm tù và phạt tiền 55.000 nhân dân tệ.
Ông Vương Vân Kiệt, 56 tuổi, bị kết án 7 năm tù và phạt tiền 50.000 nhân dân tệ.
Bà Chu Nghiên, 46 tuổi, bị kết án 6 năm tù và phạt tiền 45.000 nhân dân tệ.
Bà Đặng Thuật Mai, 63 tuổi, bị kết án 6 năm tù và phạt 40.000 nhân dân tệ.
Bà Vũ Quế Cần, 53 tuổi, bị kết án 5 năm tù và phạt tiền 30.000 nhân dân tệ.
Bà Bốc Bảo Linh, 70 tuổi, bị kết án 5 năm tù và phạt tiền 30.000 nhân dân tệ.
Bà Hạ Quế Hoa, 57 tuổi, bị kết án 4 năm tù và phạt tiền 20.000 nhân dân tệ.
Ông Đường Lập Phi, 48 tuổi, bị kết án 3,5 năm tù và phạt 15.000 nhân dân tệ.
Bà Diêu Hoài Anh, 45 tuổi, bị kết án 3,5 năm tù và phạt 15.000 nhân dân tệ.
Bà Khang Diễm Linh, 65 tuổi, bị kết án 3,5 năm tù và phạt 15.000 nhân dân tệ.
Ông Tiết Hoành Lượng (không tu luyện Pháp Luân Công), 39 tuổi, bị kết án 3 năm tù và phạt 10.000 nhân dân tệ.

4. Mười bốn học viên huyện Tân bị kết án

Hai mươi học viên Pháp Luân Công ở huyệnTân, tỉnh Hắc Long Giang đã bị bắt vào ngày 9 tháng 11 năm 2018. Cảnh sát đã đệ trình hồ sơ của 14 học viên lên Viện Kiểm sát huyện Y Lan vào ngày 25 tháng 1 năm 2019, và tất cả họ đều đã bị kết án, cụ thể:

Ông Trần Hội Giang bị kết án 9 năm tù và phạt 60.000 nhân dân tệ
Ông Lý Duy Khố bị kết án 9 năm tù và phạt tiền 60.000 nhân dân tệ.
Bà Tống Cửu Hương bị kết án 8 năm tù và phạt 60.000 nhân dân tệ.
Bà Đàm Quế Cầm bị kết án 6 năm tù và phạt 40.000 nhân dân tệ.
Bà Bạch Lê Diễm, 60 tuổi, bị kết án 5 năm tù và phạt 30.000 nhân dân tệ.
Bà Vương Á Cầm, 73 tuổi, bị kết án 5 năm tù.
Ông Vương Đức, 66 tuổi, bị kết án 4 năm tù và phạt 20.000 nhân dân tệ.
Bà Đàm Quảng Mai, 52 tuổi, bị kết án 4 năm tù.
Bà Vương Hiểu Vinh bị kết án 4 năm tù.
Bà Mạnh Khánh Lan bị kết án 4 năm tù.
Bà Bạch Lệ Kiệt bị kết án 3 năm 9 tháng tù.
Ông An Quốc Cường bị kết án 2,5 năm tù và phạt 8.000 nhân dân tệ.
Ông Vương LIên Toàn bị kết án 2,5 năm tù.
Bà Khúc Hồng Hoa (vợ ông An) bị kết án 1,5 năm tù và phạt 5.000 nhân dân tệ.

5. Bà Mâu Vĩnh Hà, 72 tuổi, bị kết án 6 năm tù

Bà Mâu Vĩnh Hà, 72 tuổi, bị cảnh sát mặc thường phục thuộc Công an Đường sắt Cáp Nhĩ Tân bắt giữ vào ngày 11 tháng 9 năm 2019. Họ giả làm người đến kiểm tra đường ống nước để lừa bà mở cửa. Trong thời gian bị giam giữ tại trại tạm giam Số 2 Cáp Nhĩ Tân, bà đã tuyệt thực để phản đối việc bị giam giữ và bị bức thực. Sức khỏe của bà ngày càng giảm sút. Sau đó bà bị Tòa án quận Nhượng Hồ Lô kết án 6 năm tù vào tháng 5 năm 2020.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/3/435350.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/8/198032.html

Đăng ngày 06-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share