Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 01-11-2021] Đồng tu A đã gần 80 tuổi, trước năm 1999 bà là trạm trưởng trạm phụ đạo tại địa phương, sau năm 1999 bà vẫn luôn tham gia công tác điều phối. Ba việc bà làm rất tốt, chỉ là tâm “tự ngã” quá mạnh, một khi bà đã nhận định sự việc gì thì không ai có thể thay đổi, chỉ có thể bị bà thuyết phục. Vì vậy, mọi người chia sẻ không được cũng không cùng bà giao lưu nữa. Có khi biết rõ sự việc của bà không ở trong Pháp, nhưng không ai dám chia sẻ với bà.

Mấy năm trước, bà bị ngã xe, chân không thể hoàn toàn hồi phục. Sau đó, dần dần vì không muốn để lại hình ảnh xấu trước mặt người khác nên bà không còn ra ngoài nhiều nữa, nhưng các đồng tu có việc gì đều đến tìm bà để bàn bạc.

Có một đồng tu ở địa phương bị bức hại phải lang bạt khắp nơi. Các đồng tu đề nghị làm truyền đơn vạch trần tình trạng bức hại ở địa phương, nội dung sau khi chỉnh lý xong đưa bà A xem và chỉnh lý. Bà A xem xong nói rằng không được: Hình ảnh không thiện, địa chỉ công tác không thể ghi cụ thể, viết quá dài dòng, v.v, tóm lại cần làm lại bài viết từ đầu. Khi đưa các đồng tu khác xem, có đồng tu chỉ góp ý đổi lại cách nói ở chỗ nào đó, về sau lại gọi thêm vài đồng tu cùng nhau đề xuất chỉnh sửa. Sau khi thống nhất sửa đổi, lại đưa đồng tu A xem, bà vẫn giữ quan điểm của mình, chỗ này biểu hiện cái tình quá nặng, chỗ kia không nên nói thế, chỗ này không hợp lý, chỗ kia cũng không hợp lý, không nên viết chi tiết như thế về những việc đã qua, dùng vài câu tóm tắt toàn bộ sự việc là được rồi. Đồng tu B giải thích với bà về lý giải cá nhân: Vì sao ở đây viết như vậy, vì sao ở kia viết như vậy. Đồng tu A lập tức không vui, nói: Tôi nói rằng viết như thế này không được, các cô cứ làm theo!

Đồng tu B đem tình huống của bà A nói với đồng tu phụ trách C. Đồng tu C nói nếu bà ấy đã nói thế thì không cách nào trao đổi thông suốt, những người khác đều không phản đối đúng không? Vậy chúng ta cứ làm, không để ý tới ý kiến của bà ấy nữa, vì quan niệm và cách suy nghĩ của bà ấy khác quá nhiều, không thể dung hợp. Mấy câu đơn giản sao có thể nói rõ sự việc cảnh sát phạm pháp và giảng chân tướng được? Bà ấy không biết nhiều chữ, có lẽ không hiểu được cách thức hành văn; bà ấy lại luôn cho rằng quan niệm của bản thân là đúng, quả thực khó mà giao tiếp. Chúng ta không quan tâm tới ý kiến của bà ấy nữa. Không thể vì bản thân bà ấy mà thay đổi lại sự việc mọi người đều đã công nhận.

Vì vậy liền bắt đầu làm. Về sau bà A đã đích thân gửi cho đồng tu C một lá thư, nói rằng không nên viết thế, vài câu khái quát là được rồi, cùng một số nhận thức khác của bà. Đồng tu C nhận được thư, không chỉ không cảm thấy ý kiến của đồng tu A sai, mà còn thấy bản thân mình sai rồi, bản thân không có trách nhiệm với đồng tu A; đồng tu A bất mãn với chuyện này, nhưng bản thân lại cho rằng chuyện này không sao, không cân nhắc đến cảm nhận của đồng tu A, không nghĩ cho bà. Vì vậy đồng tu C liền viết một bức thư trả lời dài hơn một trang, nói rõ ràng đơn giản về nhận thức của bản thân về sự việc này. Sau đó cô lại nghĩ: Tại sao bà A lại viết thư cho cô? Trong vấn đề của bà A, cô đã không tu bản thân, khi gặp trở ngại thì tránh né rồi đi tiếp. Vì vậy cô hướng nội tìm bản thân, thông qua sự việc này cô đã đối xử với bà A thế nào? Câu trả lời là: Cô cảm thấy bà không có lý lẽ, những vấn đề bà đề xuất đều rất buồn cười; bà chỉ học đến tiểu học, sao có thể hiểu được cách hành văn và mạch suy nghĩ khi viết văn; bản thân đã không hiểu còn muốn những người khác đều nghe theo bà, thật là tự ngã quá lớn. Lúc này cô đột nhiên nhận ra đây chẳng phải hướng ngoại tìm hay sao? Mặc dù nhận thức của đồng tu ở phương diện này còn thiếu sót, nhưng 27 năm nay, ngày nào bà cũng luyện công buổi sáng, còn mình thì làm được bao nhiêu? So với khả năng chịu khổ của đồng tu, sự kiên định đối với Pháp, thái độ làm ba việc, bản thân mình còn sai kém bao xa? Vì sao cảm thấy coi thường điểm ấy của đồng tu? Cô cảm thấy nên có trách nhiệm với đồng tu A, không nên để bà sinh tâm bất mãn hoặc tư tưởng phụ diện; nên chịu trách nhiệm với đồng tu, chịu trách nhiệm với chỉnh thể. Vì vậy cô lại viết một bức thư dài năm trang, nói lên suy nghĩ trong lòng và toàn bộ chi tiết quá trình chỉnh lý truyền đơn ở địa phương, cùng trích dẫn Pháp của Sư phụ về vấn đề phối hợp và điều phối. Mục đích của cô là muốn đồng tu A hiểu được cách làm của họ, hiểu được dụng ý của họ, không nên có suy nghĩ bất mãn đối với sự việc này, đồng thời thực tâm hy vọng bà có thể bỏ chấp trước tự ngã, đề cao lên trên, phối hợp chỉnh thể, tất cả đều vì cứu độ chúng sinh.

Đồng tu C nhiều lần chỉnh sửa lại ngữ khí và cách dùng từ trong thư, cố gắng hết sức thể hiện sự vô tư và thuần thiện. Chỉnh tới một giờ sáng mới cảm thấy vừa ý và chuyển thư đi, đồng thời cũng phát chính niệm thanh trừ gián cách giữa đồng tu cùng hết thảy các nhân tố tà ác gây cản trở đến việc phát rộng truyền đơn trong địa phương.

Không ngờ rằng sau khi bà A xem thư liền nói: Đồng tu C nói về tâm tự ngã của tôi, tôi liền hướng nội tìm bản thân, buông bỏ tự ngã, phối hợp chỉnh thể. Tôi xem lại truyền đơn đã chỉnh lý của địa phương, cảm thấy các đồng tu sửa lại không dễ dàng gì, hơn nữa sửa lại tốt như vậy, từ trên xuống dưới đều ăn khớp với nhau, truyền đơn tốt thế này nhất định khởi được tác dụng cứu người. Hãy lấy cho tôi 500 bản trước, tôi sẽ ra ngoài phát. Sau khi đưa cho bà, bà nói còn muốn nhiều hơn, phát nhiều hơn (Đồng tu A vì có vấn đề ở chân nên thời gian qua không ra ngoài phát tài liệu). Hiện tại bà không chỉ tự ra ngoài phát một lượng lớn tài liệu, còn dẫn theo đồng tu khác đi phát.

Đồng tu C sau khi nghe nói bà A đã thay đổi hoàn toàn, cảm giác thật khó tin. Cô không chỉ bất ngờ trước sự cải biến thái độ của bà đối với truyền đơn, càng kinh ngạc hơn bởi vì bà có thể buông bỏ tự ngã đã ôm giữ trong một thời gian dài. Loại cải biến này chỉ có thể xuất hiện trong Đại Pháp. Loại kích động tâm tình này cũng chỉ có đệ tử Đại Pháp mới có thể hiểu.

Cùng một truyền đơn, bức thư đầu viết không có hiệu quả, cần đồng tu C viết lại bức thư mới. Sau khi đồng tu C hướng nội tìm, đã thay đổi cách nhìn, thực tâm hy vọng bà A có thể buông bỏ tự ngã, gia nhập vào chỉnh thể. Chỉ một niệm vị tha, khiến cùng một truyền đơn, cùng một cá nhân đã thay đổi thái độ, từ chỗ phản đối chuyển sang rất ủng hộ. Hơn nữa, rất nhiều đồng tu đều biết tâm tự ngã của bà, cảm thấy nó giống như đá hoa cương không thể đụng đến, không thể làm gì bà. Thực ra đồng tu chúng ta đều đã sai rồi, đều không ở trong vấn đề mà hướng nội tìm, coi tâm tự ngã là khuyết điểm của bà. Kỳ thực đây là giả tướng cấp cho chúng ta, hoặc là để cho học viên địa phương chúng ta nhìn thấy và tu bản thân. Chúng ta đều bị loại giả tướng này mê hoặc, cho rằng đồng tu chưa tu tốt ở phương diện đó, chứ không hướng nội tìm bản thân. Đây là Sư phụ nhìn thấy chúng ta trong suốt thời gian dài không ngộ ra, lợi dụng sự việc này cấp cho chúng ta cơ hội đề cao, cơ hội nhận thức nội hàm của tu luyện.

Hướng nội tìm, tu xuất ra một niệm vị tha, giải thể giả tướng “tự ngã” ngoan cố, đây chính là uy lực của Phật Pháp.

Hy vọng giữa các đồng tu khi xuất hiện gián cách, hoặc nhìn thấy khuyết điểm của đối phương, nhất quyết không nên đánh giá về đồng tu, bởi đây là để chúng ta tu bản thân mình; bởi vì tìm khuyết điểm của người khác rất dễ, tìm chỗ sai của bản thân mới khó. Chúng ta có cải biến, đồng tu cũng sẽ có cải biến.

Chúng ta hãy trân quý Pháp duyên, thực tu bản thân, chân chính khởi tác dụng cứu độ chúng sinh!

Có điểm nào không đúng, mong các đồng tu từ bi chỉ rõ!

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/1/修出“为他”的一念-顽固的“自我”瓦解了-433106.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/16/197010.html

Đăng ngày 27-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share