Bài viết của học viên Pháp Luân Công tại Hồng Kông
[MINH HUỆ 26-04-2022] Ngày 25 tháng 4 năm 2022 ghi dấu 23 năm sự kiện hơn 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp tham gia cuộc Thỉnh nguyện ôn hòa ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hồng Kông cho biết cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 có ý nghĩa lịch sử to lớn vì nó thể hiện vẻ điềm tĩnh và ôn hòa của các học viên trong khi kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại. Phong thái của họ vào ngày hôm đó đã tạo nên tâm thái chung mà các học viên thể hiện khi vạch trần cuộc bức hại tàn khốc của ĐCSTQ (Đảng Cộng sản Trung Quốc).
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Hồng Kông căng biểu ngữ kỷ niệm 23 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 ở Bắc Kinh.
Khi chưa xảy ra đại dịch COVID, hàng năm, các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Hồng Kông thường tổ chức các sự kiện như diễu hành, tụ họp để kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4. Tuy nhiên, năm nay, do Hồng Kông giới hạn số lượng tụ tập công cộng không quá 4 người, các học viên đã tổ chức các sự kiện nhỏ theo nhóm từ 2 đến 4 người. Các biểu ngữ của họ ghi, “Kỷ niệm 23 năm Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25 tháng 4 của hơn 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp” và “Hãy kiên định với niềm tin vào Chân-Thiện-Nhẫn.”
Bà Chu, một học viên căng biểu ngữ, kể rằng, 23 năm trước, bà sống ở Thâm Quyến. Vào tháng 4 năm 1999, bà nghe nói cảnh sát Thiên Tân đã bắt và giam giữ nhiều học viên. Bà muốn đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện, rồi bà được biết hơn 10.000 học viên đã đến Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 4 và các học viên Thiên Tân đã được thả. Sau đó, tổng bí thư ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Tháng 11 cùng năm đó, bà Chu đã đến Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để giương cao biểu ngữ với dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp” và bà đã bị bắt. Ngày hôm sau, bà được trục xuất về lại Hồng Kông.
Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 thể hiện lòng dũng cảm
Bà Chu cho biết một số người dân Hồng Kông đã tin theo lời tuyên truyền dối trá của ĐCSTQ. Bà nói, “Các học viên Pháp Luân Đại Pháp không chống lại chính phủ. Họ chỉ đang bày tỏ ý kiến của mình. Khi chính phủ chấp nhận yêu cầu của họ, các học viên đã nhanh chóng rời đi. Việc cho phép những người đang bị đối xử bất công lên tiếng là chuyện rất bình thường, nhưng dưới sự cai trị của ĐCSTQ, không ai được phép lên tiếng”.
Bà Chu nói rằng mặc dù cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 đã không thể ngăn chặn cuộc bức hại của Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp, nhưng phản ứng bình tĩnh, chính trực và lòng dũng cảm của họ đáng được xã hội tôn trọng. Khi bà đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện, “Nhiều cảnh sát đã hiểu sự thật và biết Pháp Luân Đại Pháp dạy mọi người hướng thiện. Một số người trong số họ không muốn bắt các học viên”.
Bà Chu cho hay kể từ sự kiện ngày 25 tháng 4 đến làn sóng thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã luôn thực hiện một cách ôn hòa và lý trí trong nỗ lực kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại và thức tỉnh lương tâm của mọi người.
“Pháp Luân Đại Pháp tôn vinh Chân-Thiện-Nhẫn. Chân nghĩa là nói sự thật, làm những điều đúng đắn và là một người chân chính, Thiện là đối xử tốt với mọi người, còn Nhẫn là không đáp trả khi bị người ta đánh hoặc mắng mỏ. Pháp Luân Đại Pháp đã giúp vô số người có được cơ thể khỏe mạnh, gia đình hòa thuận và nâng cao đạo đức của họ. Điều này chỉ mang lại lợi ích cho xã hội mà không làm hại bất kỳ quốc gia hay dân tộc nào.”
Trong 23 năm qua, bà Chu đã tận tâm truyền tải sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp cho mọi người, “Tôi ở Hồng Kông đây và đã trải qua một số sự việc. Nhưng ngay cả khi có áp lực, tôi cũng không thể lùi bước.” Bà cho biết thêm, “Không có phương thức đàn áp nào có thể lay động được trái tim kiên định tu luyện Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi.”
Cô Ngô, một học viên khác đang trưng bày các biểu ngữ, nói rằng Hồng Kông là nơi “một quốc gia hai chế độ”. Cô hy vọng có thể khích lệ các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc đang bị bức hại và khơi dậy sự chú ý của mọi người về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Đại Pháp. “Xã hội bây giờ rất hỗn loạn. Nếu mọi người có thể tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn khi gặp khó khăn, thế giới này sẽ trở nên tuyệt vời biết bao! Tôi thực sự mong rằng mọi người có thể hiểu Pháp Luân Đại Pháp và đọc Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, để họ có thể tìm thấy một miền đất thanh tịnh trong thời buổi hỗn loạn này.”
Bà Chu cho rằng cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 là sự kiện thỉnh nguyện lớn nhất của người Trung Quốc kể từ Phong trào Dân chủ năm 1989. Sự kiện cuối cùng đã được giải quyết ổn thỏa khi chính phủ đáp ứng những yêu cầu của người dân, điều này đã thu hút sự chú ý của quốc tế.
Bối cảnh: Cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 là gì?
Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng bởi Đại sư Lý Hồng Chí ở Trường Xuân, Trung Quốc, vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện được thực hành tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người, sau khi học các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp, dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, và học năm bài công pháp, đã có những chuyển biến tích cực về sức khỏe thể chất và tinh thần.
Ngày 23 và 24 tháng 4 năm 1999, cảnh sát ở Thiên Tân, một thành phố gần Bắc Kinh, đã hành hung và bắt giữ hàng chục học viên tụ họp bên ngoài trụ sở của một tòa soạn để trao đổi về những điều sai trong một bài báo mới đăng nhằm công kích Pháp Luân Đại Pháp. Khi tin tức về cuộc bắt giữ lan rộng, nhiều học viên đã tới trao đổi với chính quyền, họ được thông báo phải đến Bắc Kinh khiếu nại.
Hôm sau, ngày 25 tháng 4, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tự phát tập trung tại Văn phòng Kháng cáo Trung ương tại Bắc Kinh theo chỉ dẫn của các quan chức Thiên Tân. Cuộc tụ họp này hết sức ôn hòa và trật tự. Một số người đại diện cho các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã được mời vào gặp Thủ tướng Chu Dung Cơ và các cán bộ của ông. Chiều tối cùng ngày, những quan ngại của họ đã được giải quyết, những học viên bị bắt giữ ở Thiên Tân đã được thả, nên các học viên liền trở về nhà.
Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của ĐCSTQ, nhìn nhận sự phổ biến của môn tu luyện này là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của ĐCSTQ và đã ra lệnh cấm Pháp Luân Đại Pháp vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.
Trang Minh Huệ (Minghui.org) đã xác nhận có hàng ngàn học viên Pháp Luân Đại Pháp đã chết trong 22 năm qua vì bị bức hại; con số thực tế được cho là còn lớn hơn nhiều. Nhiều người đã bị bỏ tù và tra tấn vì đức tin của họ.
Có bằng chứng xác thực rằng ĐCSTQ đã hậu thuẫn cho tội ác thu hoạch nội tạng bằng cách sát hại các học viên bị bắt giữ làm nguồn cung cho ngành công nghiệp ghép tạng.
Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/26/441743.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/28/200094.html
Đăng ngày 29-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.