Bài viết của các học viên Pháp Luân Công tại Los Angeles

[MINH HUỆ 26-04-2022] Ngày 25 tháng 4 ghi dấu kỷ niệm 23 năm sự kiện thỉnh nguyện ôn hòa của 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc. Vào tối thứ Bảy, ngày 23 tháng 4 năm 2022, các học viên ở vùng đô thị Los Angeles đã tập trung trước Lãnh sự quán Trung Quốc để tưởng nhớ sự kiện lịch sử phi thường đó, đồng thời thể hiện vẻ đẹp của môn tu luyện, phơi bày việc Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục đàn áp những công dân lương thiện, và đánh thức lương tâm của công chúng.

fead831463327497925811d95a3cf3aa.jpg

b8b1af12feacb42209d2283bd994992f.jpg

ee1cfb7bd8a0c59b81e54e747ce98813.jpg

c1fdd4b46c3f35fe9bde3f6eb7140108.jpg

Các học viên từ vùng đô thị Los Angeles tập trung bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc vào ngày 23 tháng 4 năm 2022, để kỷ niệm 23 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa diễn ra tại Trung Quốc, ngày 25 tháng 4 năm 1999.

345ffbc3e9f2631dd0527325494266ea.jpg

Các học viên tổ chức buổi thắp nến để tưởng nhớ các học viên bị tra tấn đến chết trong chiến dịch bức hại tàn bạo của ĐCSTQ.

Chúng tôi sẽ luôn kỷ niệm ngày này hằng năm

3d055070057425e37105341f702135f2.jpg

Ông Lý Hữu Phủ, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp vùng Tây Nam Hoa Kỳ

Ông Lý Hữu Phủ, chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp vùng Tây Nam, cho biết, “Chúng tôi sẽ luôn kỷ niệm ngày này hằng năm. Vào buổi tối của sự kiện, chúng tôi tổ chức một buổi thắp nến để tưởng nhớ các học viên đã qua đời vì cuộc bức hại.”

Ông tiếp tục, “23 năm trước, vào ngày 25 tháng 4, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã dùng cách ôn hòa và lý trí chưa từng thấy trước đây với hy vọng chính phủ sẽ không đàn áp người thực hành Chân-Thiện-Nhẫn. Họ cảm thấy việc truyền rộng Pháp Luân Đại Pháp sẽ mang lại phồn vinh cho Trung Quốc và hạnh phúc cho người dân”.

“Tuy nhiên, lãnh đạo chính quyền cộng sản lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân đã bác bỏ lời thỉnh cầu đầy thiện ý của các học viên và buộc bè cánh của ông ta cùng nhau phát động cuộc đàn áp tàn bạo chưa từng có và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay”.

Không hề có xung đột trong buổi thỉnh nguyện

68102a5d337fb0867b5d16b687f1f4b9.jpg

Ông Âu Phương Hành, người từng tham gia cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4.

Ông Âu Phương Hành, cựu kỹ sư ở Thẩm Dương hiện đang sinh sống tại Los Angeles, là một trong những người có mặt tại cuộc kháng nghị ngày 25 tháng 4 cách đây 23 năm. Ông kể rằng đêm ngày 24 tháng 4, ông hay tin các học viên đã bị bắt ở Thiên Tân mà không có lý do. Ông cùng 12 học viên khác đã quyết định đến Bắc Kinh ngay đêm hôm đó.

Ông nói: “Trước khi đi, mọi người đều chuẩn bị tinh thần. Chuyến đi này có hai khả năng: một là vấn đề được giải quyết, hai là có thể bị bắt. Lúc đó, tôi nghĩ: Tôi muốn duy hộ sự uy nghiêm của Đại Pháp.“

Nhớ lại ngày hôm đó, ông Âu cho biết họ đến Bắc Kinh vào sáng ngày 25 tháng 4. Mọi người đi theo đám đông hướng về phố Phủ Hữu. Càng lúc càng có thêm nhiều học viên tham gia cùng họ. Khi họ đến ngã tư giao với phố Phủ Hữu, họ nghe nói đó chính là Trung Nam Hải, trụ sở trung ương của ĐCSTQ. “Khi ấy, các con đường đã chật kín người. Vậy nên, chúng tôi xếp hàng dọc theo vỉa hè. Một số học viên ngồi và đọc Chuyển Pháp Luân hoặc thiền định. Buổi trưa, chúng tôi vào các cửa tiệm nhỏ để mua đồ ăn”. Tất cả mọi người lặng lẽ chờ đợi từ sáng đến tối. “Chúng tôi đã chờ các nguyên thủ quốc gia đến gặp chúng tôi.”

Trong buổi thỉnh nguyện, các học viên đưa ra ba yêu cầu: thả các học viên bị giam giữ ở Thiên Tân; cho phép xuất bản sách Pháp Luân Công; cho các học viên quyền được tu luyện một cách hợp pháp. Khoảng hơn 9 giờ tối, họ được thông báo rằng sự việc đã được giải quyết. Ông Âu kể, “Chúng tôi rất mừng và nói chúng tôi có thể về nhà được rồi. Mọi người bắt đầu nhặt rác. Nơi đó trở nên sạch sẽ hơn cả trước khi chúng tôi đến.”

Với tư cách là một nhân chứng, ông Âu cho biết toàn bộ quá trình diễn ra ôn hòa, có trật tự, không giống như tuyên truyền của ĐCSTQ rằng các học viên đã bao vây Trung Nam Hải. “Cảnh sát còn nói chuyện với nhau. Thời gian trôi qua, họ không để ý nữa vì ai cũng điềm tĩnh trong bầu không khí hòa bình”.

Cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã mở rộng đến tất cả các công dân của nó

d24140236e166f2efddd9dde1641871c.jpg

Giáo sư Ngô Anh Niên, người phát ngôn của các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Los Angeles.

Theo Giáo sư Ngô Anh Niên, người phát ngôn của các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Los Angeles, nhiều bằng chứng chỉ ra rằng cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 đã được ĐCSTQ sử dụng như một cái cớ để phát động cuộc bức hại vào ngày 20 tháng 7 năm đó.

Ông cho hay toàn bộ cuộc bức hại là kết quả của bản chất tà ác của ĐCSTQ. Có thể thấy sự kiểm soát chặt chẽ của chế độ này đối với công dân của nó trong chính sách “Zero Covid” hiện nay.

Ông phát biểu, “Vậy nên, chúng tôi kêu gọi mọi người từ mọi tầng lớp xã hội, bao gồm cả công dân Trung Quốc, chú ý đến cuộc bức hại này và bảo vệ các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Hãy giúp chúng tôi chấm dứt sự đàn áp tàn bạo này”.

Đừng mắc lừa những lời dối trá của ĐCSTQ

4c4834b3cf7edaebda1075bc289bbc0a.jpg

Bà Helen Lý, chủ tịch Trung tâm Phục vụ Thoái ĐCSTQ tại Los Angeles

Bà Helen Lý, chủ tịch Trung tâm Phục vụ Thoái ĐCSTQ, chi nhánh Los Angeles, cho biết 23 năm trước, cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của các học viên vào ngày 25 tháng 4 đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng cộng đồng quốc tế. Những nỗ lực phản bức hại ôn hòa của các học viên trong suốt 23 năm qua đã giúp nhiều quốc gia và người dân nhận ra vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp, nhìn rõ bản chất tà ác của ĐCSTQ và bác bỏ ý thức hệ của nó. Cho đến nay, hơn 394 triệu công dân Trung Quốc đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó thông qua trang web Thoái ĐCSTQ.

Bà Helen muốn nói với mọi người rằng: “Đừng mắc lừa những lời dối trá của ĐCSTQ, hãy nhanh chóng tìm hiểu sự thật, đứng về phía công lý và có trách nhiệm với bản thân mình”.

Đưa ra lựa chọn đúng

Ông Ye Ke, giáo sư về chính sách công tại Đại học Nam California, cho biết, “Các học viên Pháp Luân Công đang đấu tranh cho quyền tự do của chính họ đồng thời cũng là quyền tự do của tất cả người Trung Quốc. Sự kiên định của họ đối với Chân-Thiện-Nhẫn chính là bảo tồn những giá trị cơ bản nhất của người Trung Quốc cũng như nền văn minh thế giới. Mọi người nên đưa ra lựa chọn đúng đắn trong việc quyết định có nên lên án và chấm dứt cuộc bức hại, hay tiếp tục thờ ơ và bắt tay với ĐCSTQ.”

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì?

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng bởi Đại sư Lý Hồng Chí ở Trường Xuân, Trung Quốc, vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện được thực hành tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người, sau khi học các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp, dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, và học năm bài công pháp, đã có những chuyển biến tích cực về sức khỏe thể chất và tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhận thấy sự phổ biến ngày càng lớn của môn tu luyện này là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của ĐCSTQ, do vậy vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, đã ban hành lệnh cấm pháp môn này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh vượt trên pháp luật, có quyền kiểm soát hệ thống cảnh sát và tư pháp và có chức năng duy nhất là thực thi cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.

Trang Minghui.org đã xác nhận cái chết của hàng nghìn học viên vì bị bức hại trong 22 năm qua. Con số tử vong thực tế được cho là cao hơn nhiều. Số người bị cầm tù và tra tấn vì đức tin của họ còn cao hơn nữa.

Có bằng chứng cụ thể cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại và thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam cầm để cung cấp cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng.

Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/26/441737.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/27/200073.html

Đăng ngày 29-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share