Bài viết của Thái Cúc, phóng viên báo Minh Huệ
[MINH HUỆ 25-04-2022] Ngày 23 tháng 4 vừa qua, hơn 2.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức một cuộc diễu hành tại Flushing, New York để kỷ niệm sự kiện thỉnh nguyện ôn hòa tại Bắc Kinh, diễn ra ngay trước khi môn tu luyện bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại 23 năm trước.
Sau khi vài chục học viên bị bắt giữ ở thành phố phụ cận Thiên Tân vào tháng 4 năm 1999, ngày 25 tháng 4, khoảng 10.000 học viên đã đến Văn phòng Kháng cáo Trung ương. Sự kiện diễn ra tĩnh lặng và ôn hòa, và được xem là cuộc thỉnh nguyện “quy mô lớn nhất và ôn hòa nhất” trong lịch sử Trung Quốc.
Bà Lật Tĩnh Hoa, học viên đã tham gia cuộc thỉnh nguyện năm đó, cho biết: “Khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Đại Pháp vài tháng sau đó, chính quyền lại tuyên truyền rằng sự kiện ngày 25 tháng 4 là một cuộc công kích đối với chính phủ. Nhưng không phải như vậy. Trên thực tế, chúng tôi rất điềm tĩnh và không hề cản trở giao thông trên vỉa hè. Khi các học viên ở Thiên Tân được thả, chúng tôi dọn sạch sẽ khu vực đó và không để lại dù một mẩu rác.”
Thế nhưng, ĐCSTQ lại lựa chọn đàn áp môn tu luyện vào tháng 7 năm 1999. Kể từ đó, hàng ngàn học viên ở Trung Quốc đã bị bắt giam và tra tấn vì đức tin của mình.
Các giá trị truyền thống
Cuộc diễu hành ở Flushing bắt đầu vào buổi trưa trên Khu phố chính. Đoàn nhạc Tian Guo đã biểu diễn một số bản nhạc, trong đó có ca khúc “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Thần Thánh ca”. Đường phố chật cứng người xem.
Cuộc diễu hành được chia thành ba chủ điểm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Chấm dứt bức hại Pháp Luân Công”, và “Tam thoái bảo bình an”. Đoàn nhạc Tian Guo hùng tráng dẫn đầu chủ điểm đầu tiên, tiếp đến là chiếc thuyền Pháp lớn, nhóm trình diễn các bài công pháp, đội múa hoa sen và theo sau là đội múa rồng và nhóm múa sư tử.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tổ chức diễu hành tại Flushing, New York vào ngày 23 tháng 4 để kỷ niệm sự kiện thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25 tháng 4 năm 1999 tại Bắc Kinh
Hàng trăm người dừng lại xem cuộc diễu hành tại Flushing
Ông Mã, đến từ Thượng Hải, cho biết đây là lần đầu tiên ông thấy cuộc diễu hành do các học viên tổ chức. Ông vẫy chào các học viên và nói: “Tôi thích các chữ Chân-Thiện-Nhẫn, bởi các chữ đó đại diện cho các giá trị truyền thống ở Trung Quốc. Tự do tín ngưỡng là điều hết sức quan trọng đối với xã hội chúng ta. Mọi người cần biết con người là do Thần tạo ra, chỉ có tín Thần mới có hy vọng, và chỉ có Thần mới có thể cứu được nhân loại.”
Ông Lâm, đến từ tỉnh Phúc Kiến, hầu như xem cuộc diễu hành của các học viên hàng năm. Ông vừa giơ ngón tay cái lên với các học viên tỏ ý tán thưởng vừa thốt lên: “Chân-Thiện-Nhẫn là tốt nhất!”. Ông vô cùng ấn tượng khi thấy các học viên ở mọi lứa tuổi có thể kiên định đức tin của mình trong xã hội hiện nay.
Ông Cheong Kim đến từ Hàn Quốc, đã sinh sống tại Flushing được 30 năm, cho biết năm nào ông cũng xem cuộc diễu hành của đoàn Pháp Luân Đại Pháp. Ông giải thích: “Tôi thích nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp bởi điều đó giúp cho cộng đồng chúng ta bình an.”
Ông Gary, một người nhập cư từ tỉnh Giang Tô, cũng tán đồng. Ông cho rằng cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của các học viên Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 4 năm 1999 là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, bởi nó thể hiện sức mạnh của sự thiện lương. Ông nói: “Tôi hy vọng nhiều người hơn nữa, đặc biệt là người Trung Quốc, sẽ hiểu hơn về Pháp Luân Đại Pháp. Trong một kỷ nguyên đầy thảm họa, ví như đại dịch toàn cầu hiện nay, thì việc thoái ĐCSTQ và quay trở về với truyền thống là hy vọng duy nhất của nhân loại.”
Những người khác cũng thấy cuộc diễu hành vô cùng ấn tượng. Một du khách Canada thốt lên: “Thật tuyệt vời và thực sự tuyệt đẹp!”
Bà Susan, người dân địa phương, nhận xét: “Tôi thích giai điệu mà Đoàn nhạc Tian Guo biểu diễn. Đối với tôi, Pháp Luân Đại Pháp chính là đại diện cho nền văn hóa đích thực của Trung Hoa!”
Chấm dứt cuộc đàn áp
“Chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc.”, chủ điểm thứ hai của cuộc diễu hành
Một người qua đường có tên James nhận xét: “Cuộc đàn áp này thật đáng hổ thẹn!” Chân-Thiện-Nhẫn quá tốt và tất cả mọi người đều nên có quyền thực hành nguyên lý này!“
“Tự do tín ngưỡng là một quyền phổ quát. Nó cần được bảo vệ ở mọi nơi trên thế giới,” một du khách từ Canada bình luận thêm.
Bà Susan cho biết, trước đó, bà đã nghe về cuộc bức hại và bà cho rằng việc bước ra và dùng phương thức ôn hòa để duy hộ quyền được tu luyện trở thành người tốt là một “hành động đáng nể trọng”. Bà nói: “Khi những người tốt như vậy bị đàn áp, xã hội sẽ bị bạo lực và những vấn đề hỗn loạn khác lấn át – từ thời điểm Pháp Luân Công bị bức hại, chúng tôi đã thấy rõ xu hướng trượt dốc này.”
Ông Cổ, một trong những khán giả, cho biết ông nội Cổ Đỉnh Hoa là tổng chỉ huy của Quốc Dân Đảng ở khu vực Quảng Đông-Quảng Tây. Cũng giống như các học viên Pháp Luân Đại Pháp, họ cũng bị ngược đãi. Ông nói: “Bà tôi là mục tiêu bức hại trong nhiều chiến dịch chính trị. Bà từng bị bắt phải quỳ gối trong thời gian dài trên những mảnh kính vỡ, còn ông tôi bị ám sát. Sự thật vẫn luôn là sự thật. Khi thời gian trôi đi, mọi người sẽ nhận ra rằng mọi điều ĐCSTQ nói đều là giả dối.”
Tính đến ngày 20 tháng 4 năm 2022, hơn 3,92 triệu người từ 35 quốc gia và khu vực đã đệ đơn kiện hình sự đối với cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân vì tội bức hại Pháp Luân Đại Pháp.
Từ bỏ ĐCSTQ
Sau khi hiểu rõ việc ĐCSTQ đã hãm hại người dân vô tội như thế nào, hơn 394 triệu người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi chính quyền ĐCSTQ, bao gồm cả Đội Thiếu niên Tiền phong và Đoàn Thanh niên.
Lý Gia Hào, nam thanh niên đã đến Hoa Kỳ cách đây ba năm, rất vui khi thấy sự kiện của các học viên. Sau khi anh dùng tên thật để thoái Đoàn và Đội, anh đã tham gia vào chủ điểm thứ ba và đi bộ cùng các học viên trong cuộc diễu hành.
Bà Uất, một phụ nữ Trung Quốc, cũng dừng lại và xem cuộc diễu hành. Một học viên đã trò chuyện với bà, cho bà biết việc ĐCSTQ đã dùng bạo lực và dối trá để đàn áp người dân Trung Quốc như thế nào trong vài thập kỷ qua. Người phụ nữ gật đầu tán thành và nói bà muốn thoái Đội Thiếu niên Tiền phong của ĐCSTQ.
Khi họ tiếp tục trò chuyện, người học viên đã chia sẻ câu chuyện của cô khi thực hành theo Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày. Cô cho biết điều đó đã giúp gia đình cô hạnh phúc hơn và cải thiện mối quan hệ với những người xung quanh. Bà Uất rất hứng thú và nói bà muốn đọc Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp.
Với sự giúp đỡ của các học viên tình nguyện, 185 người đã tuyên bố thoái xuất các tổ chức của ĐCSTQ trong thời gian diễn ra cuộc diễu hành. Trong số đó, 17 người thoái Đảng, 46 người thoái Đoàn, và 122 người thoái Đội.
Bối cảnh: Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 là gì?
Pháp Luân Đại Pháp (hay còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được truyền xuất ra công chúng vào năm 1992. Không lâu sau đó, đã có gần 100 triệu người trên khắp Trung Quốc tu luyện pháp môn này sau khi trải nghiệm những cải thiện về sức khỏe và đạo đức.
Ngày 23 và 24 tháng 4 năm 1999, cảnh sát ở Thiên Tân, một thành phố gần Bắc Kinh, đã hành hung và bắt giữ hàng chục học viên tụ họp bên ngoài trụ sở của một tòa soạn để trao đổi về những điều sai trong một bài báo mới đăng nhằm công kích Pháp Luân Đại Pháp. Khi tin tức về cuộc bắt giữ lan rộng, nhiều học viên đã tới trao đổi với chính quyền, họ được thông báo phải đến Bắc Kinh khiếu nại.
Hôm sau, ngày 25 tháng 4, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tự phát tập trung tại Văn phòng Kháng cáo Trung ương tại Bắc Kinh theo chỉ dẫn của các quan chức Thiên Tân. Cuộc tụ họp này hết sức ôn hòa và trật tự. Một số người đại diện cho các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã được mời vào gặp Thủ tướng Chu Dung Cơ và các cán bộ của ông. Chiều tối cùng ngày, những quan ngại của họ đã được giải quyết, những học viên bị bắt giữ ở Thiên Tân đã được thả, nên các học viên liền trở về nhà.
Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), coi sự phổ biến ngày càng mạnh mẽ của môn tu luyện này là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng, nên đã ban hành lệnh cấm vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.
Trang Minghui.org đã xác nhận hàng nghìn học viên đã mất mạng trong 22 năm qua vì bị bức hại. Con số thực tế được cho là còn cao hơn nhiều. Nhiều người hơn nữa đã bị cầm tù và tra tấn vì đức tin của họ.
Có bằng chứng cụ thể cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại các học viên bị giam cầm để thu hoạch nội tạng của họ và cung cấp cho ngành công nghiệp ghép tạng.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/25/441702.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/26/200068.html
Đăng ngày 28-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.