Bài viết của các học viên ở Bulgaria

[MINH HUỆ 11-05-2021] Ngày 26 tháng 4 vừa qua, các học viên Pháp Luân Đại Pháp Bulgaria đã tụ họp trước Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Sofia để kỷ niệm 22 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa diễn ra vào ngày 25 tháng 4 năm 1999 ở Bắc Kinh.

Vào ngày đó, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đã đến Bắc Kinh để giảng chân tướng một cách ôn hòa cho chính quyền cộng sản Trung Quốc. Họ kêu gọi trả tự do cho một số học viên bị bắt oan mấy ngày trước, và có một môi trường tự do tu luyện cho tất cả các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc.

Cuộc kháng nghị lịch sử này đánh dấu sự khởi đầu của những nỗ lực anh dũng của các học viên Pháp Luân Đại Pháp nhằm chống lại cuộc bức hại phi pháp của chế độ cộng sản Trung Quốc đã kéo dài 22 năm ròng.

Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, là một môn tu luyện dựa trên nguyên lý phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn. Pháp môn này đã được truyền ra công chúng ở Trung Quốc vào ngày 13 tháng 5 năm 1992, bởi nhà sáng lập là Đại sư Lý Hồng Chí.

Khoảng 5 xe cảnh sát và 20 cảnh sát đã bao quanh Đại sứ quán Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lúc 11 giờ sáng ngày 26 tháng 4. Chúng tôi tự hỏi tại sao Đại sứ quán này lại cần sự bảo vệ tăng cường như vậy.

Đối diện với đại sứ quán, một nhóm học viên trẻ từ Sofia đã treo các biểu ngữ bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Bungari có nội dung “Hãy chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ người sống” và “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”. Sau đó, họ có thêm sự tham gia của các đồng môn đến từ các thành phố khác nhau ở Bulgaria.

Các học viên vẫn trầm tĩnh và điềm đạm như thường lệ. Họ không bao giờ to tiếng và không bỏ lại bất kỳ cọng rác nào. Vẻ thiện lương của họ không hề thay đổi khi nói chuyện với người qua đường hay cảnh sát khi họ phát tờ rơi, hay khi giải thích lý do của sự kiện này.

Những cuộc kháng nghị ôn hòa như vậy trước Đại sứ quán Trung Quốc đã diễn ra thường xuyên vào ngày 20 tháng 7 và ngày 10 tháng 12 trong 10 năm qua và khá thường xuyên vào ngày 25 tháng 4. Ba ngày này có ý nghĩa sâu sắc đối với tất cả các học viên Đại Pháp.

Ngày 25 tháng 4 là một ngày vô cùng quan trọng đối với các học viên Đại Pháp trên khắp thế giới, bởi vì nó đã cho thấy sức mạnh của sự thật. Sự kiện này là tia hy vọng thổi bùng lên quyết tâm lớn của họ trong việc làm sáng tỏ sự thật về cuộc bức hại và vạch trần những lời tuyên truyền vu khống của cộng sản Trung Quốc kéo dài suốt hai thập kỷ. Mục đích cao cả của họ sẽ giúp mọi người trên khắp thế giới có thể nhận ra sự vĩ đại và nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn của Đại Pháp.

c7617186851927b0c82603925429aaa0.jpg

455c7613a1b07a37472ee4bbf395e804.jpg

ecc1879f4c9a0c5d8aa2e196e641782d.jpg

Chúng tôi hỏi một số học viên tại sao họ muốn tham gia cuộc kháng nghị ôn hòa vào ngày 26 tháng 4.

Martin từ Sofia cho biết, “Tôi cảm thấy nhiệm vụ của mình là phải có mặt ở đây hôm nay vì những lợi ích mà tôi nhận được từ việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã đạt được sự thức tỉnh tâm linh từ trí tuệ thâm sâu của pháp môn thiền định này. Tôi hy vọng sự hiện diện của tôi tại đây sẽ tạo được tiếng vang với những người ở phía bên kia hàng rào của Đại sứ quán Trung Quốc, những người mà tôi tin rằng chúng tôi cùng có những giá trị chung. Tôi cảm nhận được rằng văn hóa của họ giống với văn hóa của chúng tôi và điều đó khiến chúng tôi kết nối với nhau.

“Thật không may, hiện giờ họ đang bị chế độ cộng sản lừa dối và buộc phải làm điều sai trái. Tôi có một thông điệp chân thành dành cho họ: “Đừng trở thành nạn nhân của cuộc bức hại chống lại loài người này!” Họ cần phải xác định được thứ tự ưu tiên của mình và hãy nhớ rằng dù họ có được hứa cho bao nhiêu lợi ích vật chất đi chăng nữa thì đó cũng chỉ là tạm thời. Ý nghĩa thực sự nằm ở văn hóa và giá trị truyền thống, và nguyên lý phổ quát Chân, Thiện, Nhẫn.”

Ivelina từ Dobrich chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi tham gia cuộc kháng nghị ngày 25 tháng 4 ở Bulgaria. Tôi đã từng tham gia những sự kiện như thế này ở Đức, ở đó nhiều người hơn, có cả các học viên Pháp Luân Đại Pháp tị nạn chính trị. Mặc dù Bulgaria là một quốc gia nhỏ hơn, chúng tôi vẫn có sự thể hiện tốt ở đây. Tôi đã nghỉ một ngày để đến đây từ thành phố Dobrich quê hương của tôi.

“Tôi làm việc tại một viện bảo tàng và tôi không bao giờ bỏ lỡ cơ hội nói với du khách về nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi thường bắt đầu với chữ Vạn, một biểu tượng Phật giáo cổ xưa nhưng cũng có thể được tìm thấy trong văn hóa Bulgaria. Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp rất có lợi và tôi rất sốc khi những người tham gia thiền định ôn hòa lại phải chịu một cuộc diệt chủng kinh hoàng đến thế. Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không dừng lại ở việc không thực hiện chương trình nghị sự tàn ác của nó, và tôi tin chắc rằng điều đó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân mãi mãi. Nhưng cá nhân tôi nghĩ nó không tồn tại được bao lâu nữa, và tôi tin rằng những người theo Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc sẽ sớm có thể tự do thực hành đức tin của họ, như cách mà chúng tôi làm ở Bulgaria.”

Michail từ Varna cho biết, “Tôi đến cùng vợ và 10 người khác để ủng hộ cuộc kháng nghị ôn hòa nhằm tôn vinh ngày 25 tháng 4. Ngày này phải được tưởng nhớ đến như một biểu tượng của hy vọng. Nó cho thấy rằng cái thiện sẽ chiến thắng cái ác. Tôi tin chắc rằng Pháp Luân Đại Pháp sẽ thắng cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và các đồng tu của chúng tôi ở Trung Quốc sẽ sớm có thể tự do tu luyện, giống như chúng tôi ở đây vậy. Đây là lần đầu tiên chúng tôi đến đại sứ quán vì trước đây chúng tôi sống cùng gia đình ở Tây Ban Nha. Ở đó, chúng tôi chỉ tự luyện tập, nhưng bây giờ chúng tôi là một phần của một nhóm lớn và chúng tôi rất vui khi được ở cùng với các học viên khác. Chúng tôi rất vui khi được trở lại Bulgaria vì chúng tôi thuộc về nơi đây, nơi cội nguồn của chúng tôi.”

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/5/11/192428.html

Đăng ngày 15-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share