Bài viết của các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Chicago

[MINH HUỆ 19-04-2022] Ngày 16 tháng 4 năm 2022, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức lễ mít-tinh bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc tại Chicago để kỷ niệm 23 năm Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 diễn ra ở Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 4 năm 1999. Khi các học viên luyện công, nhiều người qua đường đã dừng lại để xem, ghi hình hay học các động tác luyện công. Nhiều người cũng tìm hiểu về cuộc bức hại tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) qua các biểu ngữ và bảng thông tin, những điều đó đã thôi thúc họ ký bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt những hành vi tàn bạo của ĐCSTQ.

67f9c89d037a78d16841794520ca4d48.jpg

279812fa1d134cf26c7eb81352e811ce.jpg

Các học viên tổ chức lễ mít-tinh bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc tại Chicago, ngày 16 tháng 4, để kỷ niệm 23 năm Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa tại Bắc Kinh

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã đến Văn phòng Kháng cáo Trung Ương ở Bắc Kinh để đề nghị thả 45 học viên ở Thiên Tân đã bị bắt giữ phi pháp và thỉnh cầu chính phủ tạo hoàn cảnh hợp pháp cho việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc. Các học viên đã bảo trì phong thái điềm đạm và ôn hòa trong suốt cuộc thỉnh nguyện.

Thủ tướng đương thời Chu Dung Cơ đã gặp đại diện các học viên và ra lệnh thả các học viên bị giam giữ. Những người tham gia thỉnh nguyện đã lặng lẽ rời đi ngay đêm hôm đó và cuộc thỉnh nguyện đã kết thúc một cách thỏa đáng. Nhiều phương tiện truyền thông phương Tây đã đưa tin về sự việc này và gọi đó là cuộc thỉnh nguyện có quy mô lớn nhất ở Trung Quốc sau cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989.

Cảnh sát nhìn chúng tôi với ánh mắt khen ngợi và tán thành

9d3d8b6026bd3325d1aca45a819008ea.jpg

Bà Trình Uyển Oánh (ở giữa) và bà Từ Kiến Lập (bên trái), từng có mặt trong Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 năm 1999, tham gia buổi mít-tinh hôm 16 tháng 4 để kỷ niệm sự kiện

Bà Trình Uyển Oánh là học viên đã tham gia cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 năm 1999. Bà chia sẻ: “Tôi vẫn nhớ rõ như in cảnh tượng ngày hôm đó, như thể nó chỉ vừa mới xảy ra ngày hôm qua vậy.”

“Tối ngày 24 tháng 4, khi chúng tôi vừa luyện xong các bài công pháp ở điểm luyện công thì một học viên cho biết cảnh sát ở Thiên Tân đã bắt giữ 45 học viên. Một học viên đề xuất rằng chúng tôi nên cùng đến Văn phòng Kháng Cáo Trung Ương và nhiều người cho rằng đó là một biện pháp rất tốt. Sáng hôm sau, tôi cùng ba học viên khác đã quyết định đi xe đạp đến Văn phòng Kháng cáo Trung Ương. Tôi rất muốn nói với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về việc bản thân mình đã được thụ ích như thế nào nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và tôi hy vọng chính quyền địa phương sẽ thả các học viên bị bắt giữ. Khi chúng tôi đến nơi, đã có nhiều người đứng trên đường phố. Tất cả mọi người đều yên lặng và trật tự.”

“Trong số các học viên, tôi thấy có các sỹ quan quân đội, cảnh sát và thậm chí có cả diễn viên điện ảnh. Ở hàng cuối cùng còn có một người mẹ đang bế con. Khi đó, mọi người đã đứng thành ba hàng. Khi chúng tôi đứng vào vị trí của mình, có hai người là chị em gái cũng tới. Họ nói với chúng tôi rằng họ đã đi một ngày một đêm từ một thôn làng ở quận Triều Dương. Ngay sau đó, các nhân viên cảnh sát chạy đến. Khi chứng kiến chúng tôi rất trật tự, không hề hỗn loạn, họ dần dần trở nên thoải mái. Thậm chí họ còn hút thuốc và nói chuyện phiếm với nhau.

“Đến trưa, đường Phủ Hữu từ Bắc đến Nam đã đông kín các học viên. Những người ở hàng trước đứng, còn những người ở phía sau ngồi đọc Pháp hoặc luyện công. Không ai hô khẩu hiệu, cũng không có biểu ngữ nào.”

“Vào buổi chiều, một học viên đi bộ từ Bắc đến Nam cầm theo một túi nilon lớn để thu gom rác. Trên mặt đất không còn sót lại một mảnh giấy nào. Trẻ nhỏ vẫn yên lặng và ngoan ngoãn, không hề có tiếng quấy khóc. Mọi người yên lặng chờ đợi tin tức từ các học viên đại diện.”

“Khoảng 9 giờ tối, các học viên đại diện bước ra và nói mọi việc đã được giải quyết ổn thỏa. Các học viên ở Thiên Tân đã được thả và Thủ tướng nói rằng ông sẽ hợp pháp hóa việc xuất bản các sách Đại Pháp và việc luyện công. Tất cả mọi người bình tĩnh đón nhận thông tin rồi lặng lẽ ra về. Khi tôi cúi xuống nhặt một mẩu giấy trên mặt đất lên, một cảnh sát nhìn tôi với ánh mắt khen ngợi và tán thành. Cả khu vực được bao trùm bởi bầu không khí bình yên và tĩnh lặng. Tinh thần và phong thái của các học viên Đại Pháp vĩnh viễn lưu lại nơi con đường Phủ Hữu cổ kính ở Bắc Kinh, viết nên một trang lịch sử huy hoàng và là dấu ấn khôn nguôi trong lòng mọi người.”

Bà Từ Tĩnh An đã phát biểu tại buổi mít-tinh và hồi tưởng về cuộc thỉnh nguyện. Bà chia sẻ: “Mặc dù cuộc thỉnh nguyện được quốc tế ca ngợi là ‘cuộc thỉnh nguyện quy mô lớn nhất và ôn hòa nhất trong lịch sử Trung Quốc’, nhưng Giang Trạch Dân, Tổng bí thư Trung Quốc khi đó, vẫn quyết tâm tiêu diệt Pháp Luân Đại Pháp trong vòng ba tháng. Cùng năm đó, ông ta thành lập Phòng 610, một tổ chức ngoài vòng pháp luật và lợi dụng quyền lực cá nhân để phát động một cuộc bức hại mang tính diệt chủng đối với các học viên Đại Pháp.”

Bà Từ Tĩnh An cho biết: “Trong suốt 23 năm qua, các học viên vẫn luôn tiếp nối sự thiện lương, phong thái bình hòa cùng đạo đức cao thượng từ cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 và ngày càng được nhiều người hơn nữa ủng hộ. Họ tiếp tục phơi bày chân tướng của cuộc bức hại mà không sợ hãi. Giang Trạch Dân và những thủ phạm khác đã bị khởi tố ở nhiều quốc gia với tội danh phản nhân loại và diệt chủng.”

Trong 23 năm qua, năm nào tôi cũng đến Lãnh sự quán Trung Quốc

Bà Từ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1997. Bà chia sẻ: “Mẹ tôi bắt đầu tu luyện vào năm 1996 vì lý do sức khỏe. Sau hai tháng tu luyện, căn bệnh ung thư dạ dày của mẹ tôi biến mất. Tôi cũng bắt đầu tu luyện vào cuối năm 1997 sau khi mẹ tôi liên tục đốc thúc. Sau khi tu luyện, tôi cảm thấy thân thể trở nên nhẹ nhàng và tràn đầy năng lượng.”

Sau nhiều năm bị tra tấn tàn bạo đến vậy, tại sao các học viên vẫn kiên trì phản bức hại? Bà Từ cho hay: “Người Trung Quốc trong lịch sử đã trải qua các cuộc vận động chính trị khác nhau của ĐCSTQ, như Cách mạng Văn hóa và vụ thảm sát học sinh sinh viên ngày 4 tháng 6 năm 1999, nên rất khó để họ thực sự tin vào bất cứ điều gì. Rất nhiều người chính là từ chỗ điều gì cũng không tin, rồi thực hành theo Chân-Thiện-Nhẫn, từ đó thân tâm có chuyển biến sâu sắc mà chân chính bước vào tu luyện Đại Pháp.”

“Là những học viên được thụ ích từ việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cho dù công việc và cuộc sống của chúng tôi có bận rộn đến đâu, chúng tôi đều cảm thấy có trách nhiệm tham gia các hoạt động giảng chân tướng cho đến khi ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại này.”

Bà Lưu, người từng bị bức hại ở Trung Quốc và buộc phải chuyển đến Hoa Kỳ, cho biết: “Tôi cảm thấy may mắn khi đến đất nước tự do này. Năm nào tôi cũng tham gia các hoạt động để kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4. Các học viên vẫn đang bị bức hại ở Trung Quốc vì thực hành Chân-Thiện-Nhẫn, thậm chí họ còn bị mổ lấy nội tạng trong khi vẫn còn sống. Nhưng thiện ác hữu báo, hiện giờ những trường hợp hành ác gặp báo ứng đã xuất hiện rất nhiều rồi.”

Bà hy vọng nhiều người hơn nữa sẽ minh bạch chân tướng: “Hãy lựa chọn đứng về phía thiện lương và chính nghĩa, rời bỏ ĐCSTQ, mới có thể thoát khỏi nguy nan và được phúc báo.”

Tôi cảm nhận được trường năng lượng mạnh mẽ

Khung cảnh luyện công tường hòa của các học viên đã thu hút sự chú ý của nhiều người đi ngang qua Lãnh sự quán Trung Quốc ngày hôm đó. Một số người đã dừng chân và học các bài công pháp.

Anh Ian Salem sống ở Evanston cho biết: “Tôi cảm nhận được trường năng lượng mạnh mẽ từ nhóm luyện công của các bạn. Điều đó khiến tôi cảm thấy vô cùng bình an. Đó chính là điều tôi cần.”

7b9aa9a51f6412f2a8c3902ad9241f1e.jpg

Anh Ian Salem (bên trái) từ Evanston ở Bắc Chicago học các bài công pháp từ một học viên

Ông Joseph là luật sư sinh sống ở Chicago. Ông cho biết “trường năng lượng hòa ái” và “các bài công pháp chỉnh tề” của các học viên khiến ông không khỏi dừng bước và bắt chước theo các động tác luyện công.

Ông nói: “Tôi rất vui khi thấy rất nhiều người như vậy cùng đến để luyện các bài công pháp. Luyện tập các bài công pháp ôn hòa, đó là nhân quyền cơ bản và không nên bị chính quyền cấm đoán hay bắt bớ dưới bất kỳ hình thức nào.”

b36798bfe63961cdf9f894ef452c50b9.jpg

Ông Joseph (bên trái), luật sư ở Chicago, cảm nhận được trường năng lượng hòa ái từ nhóm luyện các bài công pháp và dừng bước để bắt chước theo các động tác luyện công

“Các bạn đang làm một việc thật tuyệt vời”

Nhiều du khách bị thu hút bởi nội dung phong phú trên các bảng trưng bày. Họ đến gặp các học viên để tìm hiểu thêm về môn tu luyện và ký bản kiến nghị để chấm dứt những hành vi tàn bạo của ĐCSTQ.

3b61a751008af59b9098fd28938cd254.jpg

Gia đình ông Jorge từ Brazil chụp ảnh cùng một học viên (đứng đầu tiên bên trái)

Ông Carlos Jorge cùng gia đình là những du khách đến từ Brazil. Họ cảm ơn các học viên đã giới thiệu cho họ về Pháp Luân Công và thông tin cho họ về cuộc bức hại ở Trung Quốc. Ông Carlos cho biết: “Trước đây, tôi đã biết chủ nghĩa cộng sản tà ác thế nào rồi. Cảm ơn các bạn đã cho chúng tôi hiểu rõ hơn nữa về vấn đề này.” Còn vợ ông, bà Julia Jorge, nói: “Tôi sẽ chia sẻ bức ảnh của chúng ta trên mạng, để nhiều người hơn nữa biết đến cuộc bức hại này. Các bạn đang làm một việc thật tuyệt vời!”

7d0bdd6be643c554234501afef3c1382.jpg

Gia đình anh Speer nán lại để tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp

Cô Jeremy và anh Jen Speer đã đưa con cái của họ tới Chicago trong kỳ nghỉ. Họ cho rằng việc phản đối những giá trị phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn cho thấy mức độ tà ác của ĐCSTQ. Họ cho hay họ sẽ tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp khi trở về nhà và hy vọng các học viên sẽ tiếp tục nỗ lực để phản đối cuộc bức hại này.

eadcc9d28c593c65c4d1144449729520.jpg

Ông Carlos và bà Evelyn từ Puerto Rico cho biết họ bị thu hút bởi nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp

Ông Carlos và bà Evelyn từ Puerto Rico bị thu hút bởi nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp, và họ muốn hiểu thêm về môn tu luyện. Họ nói: “Có lẽ chuyến đi lần này của chúng tôi đến Hoa Kỳ chính là để gặp các bạn, những học viên Pháp Luân Đại Pháp.”

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì và tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc lại bức hại môn tu luyện?

Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) được Đại sư Lý Hồng Chí lần đầu truyền xuất ra công chúng vào năm 1992 tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Tới nay, môn tu luyện này đã truyền rộng đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn cùng năm bài công pháp nhẹ nhàng, môn tu luyện đã được hàng triệu người đón nhận và bước vào tu luyện, họ đều được trải nghiệm sự đề cao cả về sức khỏe lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), coi sự phổ biến ngày càng mạnh mẽ của môn tu luyện này là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng, nên đã ban hành lệnh cấm vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Trang Minghui.org đã xác nhận hàng nghìn học viên đã mất mạng trong 22 năm qua vì bị bức hại. Con số thực tế được cho là còn cao hơn nhiều. Nhiều người hơn nữa đã bị cầm tù và tra tấn vì đức tin của họ.

Có bằng chứng cụ thể cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại các học viên bị giam cầm để thu hoạch nội tạng của họ và cung cấp cho ngành công nghiệp ghép tạng.

Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/19/441474.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/20/199985.html

Đăng ngày 22-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share