Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc
[MINH HUỆ 10-11-2021] Tôi sinh ra trong một gia đình làng quê nghèo, thiếu ăn thiếu mặc, vì vậy trước khi tu luyện, tôi là một người rất coi trọng tiền tài. Tôi và chồng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào mùa hè năm 1995. Tôi đã gặp khảo nghiệm về tâm tính ngay sau khi bắt đầu tu luyện.
Chồng tôi chưa bàn bạc gì với tôi mà đã quyết định đưa cho mẹ của anh ấy 40 nhân dân tệ mỗi tháng để trang trải chi phí sinh hoạt. Lương của anh ấy chỉ được 150 tệ mỗi tháng. Còn bố của anh ấy không những có lương hưu mà còn mở cửa hàng kinh doanh. Hai người em gái của chồng tôi cũng đều có công việc tốt. Trong khi đó bố mẹ đẻ của tôi cũng đã cao tuổi và ốm yếu, nhiều bệnh tật.
Do đó việc làm của anh ấy khiến tôi rất khó chịu, thậm chí tôi vẫn nghĩ đến nó trong khi luyện công.
Sư phụ giảng:
“Chúng ta yêu cầu mất đi là những cái tâm người thường, là những tâm chấp trước mà không buông, nếu có thể mất đi những gì mà chư vị cho là trọng yếu, có thể mất đi những gì mà chư vị cho là không thể buông bỏ, thì đó mới là cái ‘mất’ thật (Chương III, Pháp Luân Công)
Sau khi tôi đọc lời giảng của Sư phụ, tôi đã buông bỏ chấp trước này.
Tôi có một sinh viên tên là Hổ Tử, 30 tuổi rồi, không còn cha mẹ, vẫn đang sống độc thân. Hai năm trước, cậu ấy đã vay tôi 20.000 nhân dân tệ để mở một nhà hàng. Công việc kinh doanh của cậu ấy thất bại và không có khả năng trả nợ. Trong tâm tôi bắt đầu cảm thấy bất bình, ngay cả con đẻ của tôi cũng chưa từng xin tôi tiền. Khi mẹ cậu ấy ra tù, tôi đã gửi cho bà ấy 150 nhân dân tệ làm lộ phí. Trong tâm tôi cảm thấy khó chịu, nghĩ rằng cậu ấy tiêu tiền của tôi quá dễ dàng rồi. 20.000 nhân dân tệ mà tôi cho cậu ấy vay là tiền lương 6 tháng của tôi, đều do tôi chắt chiu tiết kiệm mới có được.
Một ngày nọ, con gái tôi gọi điện cho tôi và nói: “Mẹ ơi, mẹ đừng yêu cầu Hổ Tử trả lại tiền cho mẹ nhé. Mẹ cứ coi đó là một việc làm tốt. Cậu ấy không phải là người lười biếng, cậu ấy làm việc rất chăm chỉ.” Những lời này của con gái là một gậy cảnh tỉnh mạnh mẽ đối với tôi. Tôi đã tu luyện được 25 năm nhưng về phương diện coi nhẹ tiền bạc, vật chất tôi lại không bằng một người thường. Tôi đã đồng ý sẽ không đòi tiền cậu ấy nữa.
Buông bỏ tâm oán hận
Trước đây, tôi thường có tâm oán hận. Tôi trách chồng tôi không có tiền, không có quyền, sức khỏe lại kém, khi nói chuyện còn không biết cân nhắc. Khi nhìn thấy những thiếu sót của các con, chồng tôi sẽ nói: “Tại sao các con giống mẹ thế?” Chông tôi thường nói với các con rằng tôi không có cha mẹ (bố tôi mất sớm ở tuổi 20 và mẹ tôi đã tái hôn), khiến tôi không còn mặt mũi nào trước mặt các con. Mỗi khi chồng tôi nói như vậy, tôi đều rất tức giận, đến mức sinh ra các loại bệnh tật. Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi mới nhận ra rằng có lẽ kiếp trước tôi đã đối xử không tốt với anh ấy, đó là lý do tại sao anh ấy lại ngược đãi tôi trong kiếp này. Vì vậy, tôi đã buông bỏ sự oán hận đối với anh ấy.
Vào ngày 20 tháng 5 năm 2019, tôi đi cùng một học viên khác đến một ngôi làng để dán áp phích giảng chân tướng. Chúng tôi đã bị người dân báo cảnh sát, bị bắt và bị giam giữ phi pháp trong một ngày. Khi nhân viên cảnh sát thẩm vấn đồng tu đi cùng tôi và hỏi ông ấy lấy áp phích ở đâu, ông ấy nói rằng tôi đã đưa cho ông ấy. Tôi trách ông ấy vì đã bán đứng tôi và bắt đầu phàn nàn.
Sau đó, tôi học đến đoạn Pháp này của Sư phụ:
“…Đồng tu tài hội tâm tại nhất xứ
Cộng đồng tinh tấn tương hỗ bang trợ
Tẩu hướng Thần chỉ đích quy túc“ (Đồng Nhất Điều Lộ, Hồng Ngâm IV)
Tôi nhận ra rằng mình không nên sa vào bẫy của cựu thế lực và hình thành gián cách với các đồng tu, làm suy giảm khả năng cứu người của chúng tôi. Ông ấy bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2016. Ông ấy đã cố gắng hết sức để học thuộc Pháp và cứu chúng sinh mỗi ngày. Dù đã 85 tuổi nhưng nhìn ông vẫn như một người thanh niên. Về một số phương diện, tôi đã không làm tốt được như ông ấy. Từ chỗ oán trách, tôi đã trở nên kính trọng và tha thứ cho ông ấy.
Khẩn trương cứu người trong đại dịch
Virus Trung Cộng (Covid-19) đã bùng phát dữ dội vào năm ngoái. Mọi người đều rất hoảng sợ. Tôi nhận ra rằng các học viên nên khẩn trương cứu nhiều người hơn. Tôi đã đi ra ngoài để giảng chân tướng, nhưng đường phố đều rất vắng vẻ. Tôi đã đi bộ dọc vài con phố nhưng không thấy ai. Nước mắt tôi chảy dài khi bước đi trên đường. Tôi nhẩm khẩu quyết phát chính niệm.
Tôi quyết định phân phát tài liệu giảng chân tướng trong các khu làng cùng với các học viên khác vào ban đêm. Ngày đầu tiên, tâm sợ hãi của tôi đã xuất hiện, không dám đi, sợ đường tối, sợ tà ác bức hại.
Sư phụ giảng:
“…đệ tử Đại Pháp mà không có khả năng chứng thực Pháp thì không phải là đệ tử Đại Pháp.” (Bình ‘Uy nghiêm của Đại Pháp’, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)
Tôi nghĩ trong tâm, các đệ tử Đại Pháp không sợ sinh tử, tôi còn sợ điều gì đây chứ? Tôi liền nhận lỗi với Sư phụ: “Thưa Sư phụ, con sẽ không hèn nhát nữa. Con sẽ ra ngoài vào buổi tối để cứu người.”
Có lần chúng tôi đến một thị trấn nhỏ cách chỗ chúng tôi 30 dặm. Bốn người chúng tôi chia thành hai nhóm và khởi hành vào lúc 9 giờ tối. Chúng tôi đã phát chính niệm và học thuộc Pháp. Đồng tu Linh và tôi đi dọc trên các con phố, nhưng tất cả các cửa hàng đều đã đóng cửa. Trên phố chỉ có một chiếc xe ba bánh bán trái cây. Nhưng không ai đến đó mua. Chúng tôi đến một ngã tư và dự định phát tài liệu cho các hộ dân tại đó.
Lúc ấy có tiếng chó sủa, người chủ bèn rọi đèn pin soi khắp nơi. Tôi tưởng đó là đèn pha, liền rất sợ hãi, tim đập rất nhanh. Lúc đó tôi và đồng tu Linh không đi cùng nhau. Tôi rất lo vì cô ấy không biết đường. Tôi đã cầu xin Sư phụ giúp tôi tìm thấy cô ấy. Tôi đi vòng quanh và cuối cùng đã tìm thấy cô ấy. Tôi cảm tạ Sư phụ từ trong tâm. Chúng tôi đã trở về nhà an toàn vào lúc nửa đêm.
Dù nắng hay mưa, chúng tôi đều bước ra ngoài để cứu chúng sinh. Sau đó chúng tôi đi đến một ngôi làng xa hơn. Một học viên 85 tuổi đi cùng, ông ấy không hề thua kém các đồng tu. Ông ấy phát tờ rơi cho một loạt các cửa hàng. Chúng tôi đi thành nhóm 3 người và thường nấp sau những chiếc xe ô tô khi thấy có những chiếc xe khác chạy qua. Chúng tôi đã phát tài liệu cho đến khi tất cả đèn đường đã tắt.
Một buổi sáng, chúng tôi đến một ngôi làng hẻo lánh, ở đây không có phương tiện giao thông công cộng. Người dân ở đó đi họp chợ, mỗi người đều mang theo một chiếc giỏ ở trên lưng. Tôi thấy có một người đàn ông lớn tuổi bán hàng mây tre ở dưới gốc cây. Tôi nói: “Chào ông, ông có khỏe không? Ông biết đọc chứ ạ?” Ông ấy nói có biét, tôi liền nói: “Tôi muốn tặng cho ông một số thông tin quan trọng.” Ông ấy cầm những tờ tài liệu và bắt đầu đọc.
Khi tôi phát xong một túi tài liệu, ông ấy vẫn đang ngồi đọc. Tôi đến chỗ ông ấy và đề nghị ông ấy đưa tài liệu cho người khác sau khi đọc xong vì cuốn tài liệu đó có thể cứu người. Ông ấy đã xin thêm một cuốn khác. Tôi bảo ông ấy hãy nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, như vậy sẽ có thể được bình an khi bệnh dịch xảy đến. Tôi đã đưa cho ông ấy hai tấm bùa hộ mệnh. Ông ấy rất vui vẻ nhận và cảm ơn tôi. Tôi bảo ông ấy hãy cảm ơn Sư phụ của chúng tôi.
Chúng tôi đến một ngôi làng trên núi. Chợ ở đó rất nhỏ. Không có siêu thị, chỉ có nông dân bán nông sản của họ. Tôi đã gặp một người phụ nữ trên phố và nói chuyện với cô ấy. Cô ấy là đồng hương với tôi. Cô cho biết người chồng đầu tiên của cô đã qua đời và cô đã kết hôn với một người đàn ông ở ngôi làng hẻo lánh này. Tôi đã giảng chân tướng cho cô ấy. Cô ấy cùng chồng đã đồng ý thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó. Tôi cảm thấy trong lòng ấm áp khi chào tạm biệt cô ấy. Người phụ nữ này đã đến ngôi làng nhỏ trên núi này để được cứu.
Cứu chúng sinh sau trận lụt
Tháng 8 năm ngoái, chúng ta đã phải hứng chịu một trận lũ lớn nhất trong một thế kỷ qua. Đường phố đều bị ngập lụt. Thậm chí thành phố không kịp dọn dẹp trước khi trận lụt cao điểm thứ hai ập đến. Lần này, toàn bộ huyện lị bị ngập và mất điện. Hầu hết các hộ gia đình đều không có khí đốt hoặc nước. Cơn mưa xối xả lại bắt đầu vào sáng hôm đó. Có vẻ như nước lũ sẽ ngập đến tầng hai.
Tôi cố gắng hết sức hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân – Thiện – Nhẫn hảo! Con xin kính chào Sư phụ!” Tôi đã hô lớn ba lần như vậy. Sau đó mưa lập tức tạnh. Tôi liền cảm tạ Sư phụ từ bi. Chẳng mấy chốc trên bầu trời đã xuất hiện những chú chim bồ câu. Bầu trời đã trở nên trong xanh vào buổi sáng hôm đó.
Sau trận lụt, nhiều sản phẩm được bán giảm giá tại các cửa hàng. Tôi đã mua một bó hương với giá 75 tệ. Vậy mà người chủ chỉ tính tiền 45 tệ. Tôi đã giảng chân tướng cho họ và họ đã đồng ý thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Mỗi lần tôi đến cửa hàng của họ, họ đều chào đón tôi rất nồng nhiệt. Tôi cũng đã giúp những người dọn dẹp vệ sinh trên đường thoái xuất khỏi ĐCSTQ, và cảm ơn họ vì đã dọn sạch đường phố.
Nhìn lại chặng đường tu luyện 26 năm của mình, tôi thấy mình còn cách quá xa mới đạt được tiêu chuẩn mà Sư phụ yêu cầu. Tôi vẫn có nhiều chấp trước và quan niệm người thường. Tôi sẽ cố gắng tu luyện bản thân tốt hơn, làm tốt ba việc và theo Sư phụ trở về nhà.
Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp với Pháp.
[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/10/修去执着心-瘟疫中救人-433465.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/21/197079.html
Đăng ngày 12-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.