Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở nội Mông Cổ

[MINH HUỆ 22-02-2022] Tôi sinh ra ở vùng nông thôn, tính cách khá hướng nội. Lúc đi học, thành tích học tập của tôi rất tốt, luôn luôn đứng trong nhóm dẫn đầu. Từ tiểu học đến đại học, các trường mà tôi theo học đều là trường trọng điểm, lớp trọng điểm, và tôi luôn nằm trong ban cán sự lớp. Tôi thường xuyên đạt được những danh hiệu như “sinh viên cán sự ưu tú.” Sau khi tốt nghiệp đại học, được sự giới thiệu của nhà trường, tôi đã tìm được một công việc tốt. Sau khi làm việc được vài năm, tôi đã phụ trách một dự án nghiên cứu. Là trưởng nhóm dự án, tôi đã được giải Ba Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi có được thân tâm khỏe mạnh, công việc lại càng thuận buồm xuôi gió, tính tình của tôi cũng trở nên cởi mở hơn và các mối quan hệ cũng được cải thiện rất nhiều. Tôi đã nhiều lần được tặng danh hiệu Nhân viên Ưu tú. Trong nhiều năm qua, tôi đã nhận được sự nể trọng và khen ngợi từ nhiều người. Cứ như vậy, lòng tự trọng và tự tin của tôi rất mạnh, tôi có thói quen chỉ muốn nghe những lời tốt đẹp và không cho phép người khác chỉ trích mình. Tôi đặc biệt quan tâm đến việc có được sự tôn trọng của người khác.

Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, mặc dù còn trẻ nhưng mắc rất nhiều bệnh tật như đau nửa đầu, nổi mề đay, suy nhược thần kinh và loét dạ dày. Sau khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tất cả những bệnh tật này đều biến mất. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã bị đưa đến trại lao động cưỡng bức một cách phi pháp trong hơn ba năm. Trong khoảng thời gian đó, tôi bị tra tấn tàn bạo và bị ép từ bỏ đức tin của mình. Kết quả là bệnh loét dạ dày của tôi bị tái phát. Sau khi ra khỏi trại lao động, tôi đã quay lại tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Tuy nhiên, sau đó tôi lại nhiều lần bị bắt cóc đến trại tạm giam để bức hại. Bệnh loét dạ dày của tôi tái phát nhiều lần, cuối cùng tiến triển thành thủng dạ dày, tôi buộc phải nhập viện để phẫu thuật. Sau khi xuất viện, tôi đã nghiêm túc suy xét về việc tu luyện của bản thân. Tôi nhận ra rằng tâm oán hận là một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo ra rất nhiều khổ nạn cho tôi, mà lý do hình thành tâm oán hận chính là thích lời dễ nghe, không muốn bị người khác chỉ trích, vì vậy, tôi liền hạ quyết tâm thực tu bản thân, trừ bỏ những nhân tâm bất hảo này.

Biểu hiện tại nơi làm việc

Tại nơi làm việc có một đồng nghiệp không nghiêm túc lắm với công việc. Anh ấy sống cùng tòa nhà với tôi, trước đây chúng tôi từng làm trong cùng một bộ phận nên khá thân nhau.

Một ngày nọ, anh ấy gặp tôi ở căng-tin dành cho nhân viên và bắt đầu chỉ trích tôi: “Anh cảm thấy mình tài giỏi lắm sao? Anh thật là…” Một loạt những từ ngữ bẩn thỉu tuôn ra, những người trong căng-tin đều nhìn chúng tôi. Tôi cười và nói: “Ồ anh cũng đến ăn trưa à!” Anh ấy lại buông ra một tràng chửi mắng thô thiển khác. Tôi không nói gì và chỉ mỉm cười. Sau đó anh ấy vừa càu nhàu vừa bước ra khỏi căng-tin. Tôi đến quầy lấy đồ ăn và ngồi xuống ăn. Tuy nhiên, trong tâm tôi không ngừng thắc mắc: “Tại sao người này lại thiếu văn minh như vậy? Mở miệng ra liền dùng lời nói thô thiển như vậy mắng chửi người khác!” Tôi có chút oán hận anh ấy.

Vài ngày sau, lúc đi làm về tôi thấy anh ấy cùng một số đồng nghiệp khác đứng trò chuyện ở lối vào của tòa nhà nơi tôi ở. Nhìn thấy tôi, anh ấy lại bắt đầu mắng chửi tôi. Lúc này tôi đang dắt chiếc xe đạp điện, chỉ đứng đó mỉm cười nghe anh ấy mắng. Còn anh ấy vừa chửi mắng tôi vừa nói chuyện với đồng nghiệp. Tôi không hề động tâm, đợi anh ấy mắng xong liền đẩy xe đi vào sân.

Tôi đã hướng nội tìm nguyên nhân xảy ra sự việc này. Tại sao anh ấy lại mắng tôi? Tôi đã làm gì sai sao? Suy xét cẩn thận, tôi phát hiện ra rằng mình có suy nghĩ xem thường anh ấy. Tôi cảm thấy anh ấy không nghiêm túc trong công việc, chỉ thích khoe khoang và cũng rất thô tục. Trước đây tôi cũng từng nói xấu sau lưng anh ấy. Tôi cũng có suy nghĩ không muốn nói chuyện nhiều với anh ấy. Tôi nhận ra mình từ bây giờ cần phải thể hiện sự tôn trọng và đối xử tốt hơn với anh ấy.

Một ngày khác, một vị lãnh đạo, trước đây cũng từng có quan hệ công việc với tôi, thấy tôi ở lối vào của căng tin liền đột nhiên chỉ vào tôi và quát lớn: “Anh không làm việc gì cả! Anh chỉ làm lãng phí tài nguyên của công ty! Hãy nói xem anh đang làm việc gì?! Có lý do gì để giữ anh ở lại công ty?!” Lại một trận chỉ trích dội xuống đầu tôi!

Tôi chết lặng không thốt nên lời, trong lòng nghĩ: “Ông ấy đã được chuyển sang bộ phận khác làm vị trí lãnh đạo, giữa chúng tôi không còn quan hệ công việc nữa. Tôi làm tốt việc của mình hay không ông ấy không thể biết được. Ông ấy không nên nói những điều như vậy về tôi. Tôi chỉ nhìn ông ấy và im lặng. Lúc này, có lẽ ông ấy cũng cảm thấy hơi ngượng ngùng, liền nhanh chóng chỉ vào một vị lãnh đạo phía sau tôi mà ông ấy quen và nói: “Tôi đang nói về ông ấy.” Tôi chỉ “ồ” một tiếng rồi nhanh chóng bước vào nhà ăn.

Sau đó, tôi nghĩ về những việc mình có thể đã làm sai mà dẫn đến tình huống như thế này. Tuy nhiên, tôi không thể tìm thấy bất kỳ lý do cụ thể nào. Khi đang viết bài chia sẻ này, đột nhiên tôi minh bạch ra, trước đây khi làm việc cùng với người này, tôi phụ trách giám sát hàng loạt nhưng lại không quan tâm lắm đến các việc. Sau đó, do sơ suất trong công việc, ông ấy đã bị lãnh đạo phòng khiển trách. Có thể ông ấy đổ lỗi cho tôi vì tôi đã không thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc giám sát công việc và đã không nhắc nhở ông ấy, khiến ông ấy bị lãnh đạo khiển trách. Vì vậy, ông ấy cho rằng tôi vô trách nhiệm. Nhưng trong thực tế tôi vẫn luôn nỗ lực hết mình trong công việc. Gần đây, tôi đang cố gắng bắt kịp trong việc học Pháp và luyện công nên đã buông lỏng một chút trong công việc. Giờ đây Sư phụ đã chỉ ra cho tôi, có lẽ là đang nhắc nhở tôi cần siêng năng và tiếp tục hoàn thành tốt các yêu cầu trong công việc.

Nói ra cũng khá buồn cười, tên của tôi phát âm giống như một từ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, có người đã lợi dụng điều này để chế giễu tôi. Sau này khi đi làm, mọi người gọi tôi là Tiểu Mỗ (họ của tôi, một họ khá hiếm) hoặc Mỗ ca. Tôi có thể chấp nhận điều này. Tuy nhiên, khi mọi người trực tiếp gọi tôi bằng tên đầy đủ, tôi sẽ không vui. Nếu không phải là người thân với tôi mà gọi tôi như vậy, tôi sẽ không vui, nghĩ rằng người đó không tôn trọng mình. Đôi khi, tôi thể hiện thái độ với họ, đôi khi tôi thậm chí không hợp tác với họ trong công việc. Có lúc tôi còn ghen tị với những người có chức vụ vì họ được người khác gọi là trưởng bộ phận hay trưởng phòng, v.v. Lúc trước, có người gọi tôi là lão Mỗ, tôi cũng có chút không vui. Vì tôi cảm thấy rằng mình đã tu luyện rồi, trông tôi cũng khá trẻ chứ không già. Giờ đây, tôi đều đã xả bỏ những tâm thích giữ thể diện, không nghe lời chỉ trích của người khác. Người khác gọi tôi là gì tôi cũng không động tâm, chỉ nở một nụ cười và cũng không để tâm.

Biểu hiện trong cuộc sống gia đình

Một hôm, khi tôi gội đầu xong, nước văng ra sàn nhà tắm, tôi quên không lau sạch nước dưới sàn. Khi vợ tôi bước vào phòng tắm thấy vậy liền bắt đầu mắng chửi tôi và nói tôi tệ hơn một kẻ vô lại. Trong lòng tôi thầm nghĩ: Mình chỉ là không lau khô sàn nhà thôi, sao lại trở thành kẻ xấu xa như vậy rồi? Tuy nhiên, tôi chợt nhận ra rằng quả thật mình đã sai trong tình huống này. Trước đây một sự việc tương tự đã xảy ra và vợ tôi cũng đã mắng tôi như vậy. Tôi quả thật đã không sửa lỗi của mình. Vì vậy, tôi ngay lập tức vào phòng tắm lau khô sàn nhà. Trong lòng tôi nghĩ rằng lần tới mình sẽ làm tốt hơn.

Một ngày nọ, buổi trưa tôi ra ngoài dự đám cưới của con gái một người bạn thời đại học. Khi tôi trở về, vợ tôi hỏi thời tiết bên ngoài có lạnh không. Tôi trả lời rằng trời không lạnh, vì vậy bà ấy đã đi ra ngoài mà không mặc áo ấm. Khi về nhà, bà ấy nói: “Đã hơn 30 năm rồi và tôi chưa bao giờ nghe thấy một câu nói thật nào từ ông. Thời tiết bên ngoài rất lạnh nhưng ông lại nói rằng không lạnh”. Tôi trả lời: “Bên ngoài trời thực sự không lạnh! Tôi đạp xe điện trở về nhà mà không thấy lạnh”. Sau đó, bà ấy đã gọi điện và nói với chị gái và con gái của chúng tôi về vấn đề này. Sau khi con trai tôi trở về nhà, bà ấy cũng nói với con trai tôi về điều đó. Con gái tôi và chị gái đều nói rằng trời lạnh, còn con trai tôi nói rằng trời không lạnh. Tôi hướng nội và nghĩ: Bà ấy là người khá sợ lạnh, khi trả lời bà ấy, tôi đã không đặt mình vào vị trí của bà ấy và nghĩ về cảm nhận của bà ấy. Mặc dù tôi không cảm thấy lạnh, nhưng bà ấy sẽ cảm thấy lạnh. Từ sự việc này, tôi nghĩ lại rằng trong những năm qua, tôi hiếm khi nghĩ đến cảm xúc của bà ấy. Điều này có thể đã tạo ra một ấn tượng sâu sắc đối với bà ấy. Trong tương lai, tôi cần nghĩ đến cảm xúc của bà ấy và đặt bản thân vào vị trí của vợ mình.

Trong một khoảng thời gian, khi tôi ở nhà, dù tôi nói gì hay làm gì, vợ tôi luôn mắng mỏ tôi đủ điều. Ban đầu, tôi chỉ chịu đựng và không nói gì, trong tâm nghĩ tại sao bà ấy lại mắng mình như vậy. Có lúc rõ ràng bà ấy làm sai, nhưng vẫn mắng tôi. Có lúc tôi cãi lại trong đầu, có lúc thậm chí còn muốn tát bà ấy một cái. Tôi biết rằng những niệm xấu xa này không phải của tôi nên tôi đã cảnh báo bản thân phải tuân theo Chân – Thiện – Nhẫn. Đồng thời, tôi cũng phát chính niệm để loại bỏ những quan niệm xấu trong tâm và những nhân tố tà ác đang thao túng bà ấy. Làm như vậy, những lời mắng mỏ của bà ấy nghe sẽ nhẹ nhàng hơn.

Sau đó, tôi đã học cách hướng nội. Tôi nhớ lại điều mà Sư phụ đã giảng:

“Chúng ta chỉ nói bình thường thôi: ‘tôi nên làm việc này hay việc nọ, hiện nay việc này nên thực hiện như thế này hay như thế kia’, nhưng cũng có thể vô ý làm tổn thương ai đó.” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)

Sau khi hiểu được điểm này, tôi nhận ra rằng tôi luôn dùng quan điểm ​​của mình để đánh giá tốt xấu. Tôi luôn quyết định mình muốn làm gì hoặc làm như thế nào mà không nghĩ đến cảm nhận của vợ, vô tình đã làm tổn thương đến bà ấy. Vì vậy sau này đối với chuyện trong gia đình, tôi không còn tự mình quyết định làm như thế nào nữa. Thay vào đó, tôi sử dụng ngữ khí thảo luận để đưa ra đề xuất. Sau đó, bất kể bà ấy nói gì, tôi vẫn có thể bình tâm đối đãi với một nụ cười. Nhờ vậy, vợ tôi không còn phản ứng bằng những lời lẽ không hay khi tôi nói hay làm gì nữa.

Khi tôi giảng chân tướng trực diện, tâm sợ hãi và không sẵn sàng nghe người khác nói xấu về mình đôi khi vẫn xuất hiện. Vì vậy, tôi vẫn cần phải tinh tấn hơn nữa trong tu luyện.

Trên đây là những kinh nghiệm tu luyện còn hạn chế của tôi. Vui lòng chỉ ra nếu có bất kỳ điểm nào chưa hợp lý.

Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/2/18/去掉只爱听好听话、不让人说的毛病-439116.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/26/199671.html

Đăng ngày 18-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share