Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-02-2022]

Tên tiếng Trung: 曹强强 (Tào Cường Cường)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 66
Thành phố: Khánh Dương
Tỉnh: Cam Túc
Nghề nghiệp: Nông dân
Ngày mất: Ngày 1 tháng 1 năm 2022
Ngày xảy ra vụ bắt giữ cuối cùng: Tháng 2 năm 2003
Nơi giam giữ cuối cùng: trại tạm giam Tây Phong

Một cư dân ở thành phố Khánh Dương, tỉnh Cam Túc đã qua đời sau hơn 20 năm bị tổn thương nghiêm trọng cả thể xác lẫn tinh thần, kể từ khi chính quyền cộng sản Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999.

Bà Tào Cường Cường là một nông dân, và bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân vào năm 1998 khi bà 42 tuổi. Trong những năm đầu của cuộc bức hại, bà đã vượt qua nhiều khó khăn và tới Bắc Kinh hai lần để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công. Việc tìm kiếm công lý của bà đã khiến bà bị bắt, giam giữ và tra tấn. Sự sách nhiễu vẫn tiếp diễn sau khi bà được trả tự do khiến sức khoẻ của bà dần dần suy giảm và bà đã nằm liệt giường vào năm 2018. Sau ba năm chống chọi với tình trạng sức khoẻ yếu, bà đã qua đời vào ngày 1 tháng 1 năm 2022, ở tuổi 66.

2022-2-7-gansu-cao-qiangqiang_01--ss.jpg

Bà Tào Cường Cường

Bị bắt vì thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công

Bà Tào cùng 5 học viên khác lên kế hoạch tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công vào ngày 9 tháng 4 năm 2000. Chồng của bà do bị ảnh hưởng của những tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công của chính quyền cộng sản, đã vội vàng tới ga xe lửa và đe doạ sẽ ly hôn bà nếu bà vẫn đi Bắc Kinh. Ông ấy đã cưỡng chế đưa bà tới uỷ ban thôn và các cán bộ ở đây đã gia lệnh cho ông phải giám sát bà tại nhà.

Hai ngày sau, bà Tào đã trốn thoát và tới Bắc Kinh, nhưng năm ngày sau lại bị bắt giữ và bị đưa về nhà. Cảnh sát bắt bà phải ngồi trên ghế qua đêm tại Đồn Công an Tiêu Kim và ngày hôm sau bị đưa tới trại tạm giam Tây Phòng để giam giữ 30 ngày. Tại đây bà đã bị đánh đập và ngược đãi không ngừng.

Trong thời gian bị giam giữ, các quan chức địa phương đã kéo lê bà Tào cũng vài học viên Pháp Luân Công khác đi diễu hành nhằm làm nhục họ, tương tự như hình thức “đấu tố” mà chính quyền cộng sản sử dụng trong cuộc Cách mạng Văn hoá. Bà Tào còn bị phạt 1.000 nhân dân tệ.

Vào ngày bà được trở về nhà, các quan chức chính quyền địa phương đã tới và ra lệnh cho bà viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, nhưng bà từ chối. Họ đã còng tay bà vào cửa trước nhà trong năm tiếng đồng hồ và đưa bà trở lại trại tạm giam Tây Phong để giam giữ bà thêm 15 ngày. Cảnh sát buộc chồng bà phải đảm bảo rằng ông sẽ không để bà luyện Pháp Luân Công trước khi trả tự do cho bà.

Cảnh sát lục soát nhà bà Tào và tịch thu tất cả sách Pháp Luân Công của bà. Bà bị buộc phải đến đồn công an báo cáo hai lần một ngày. Một cảnh sát được chỉ định để giám sát các hoạt động hàng ngày của bà.

Tháng 6 năm 2000, bà Tào bị bắt một lần nữa và bị đưa tới một phiên tẩy não kéo dài bảy ngày ở trong Trường Mẫu giáo Thị trấn Tiêu Kim.

Tháng 11 năm 2000, bà cùng vài học viên khác tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công một lần nữa. Bà bị cảnh sát Bắc Kinh nhốt ở dưới tầng hầm trong ba ngày, bị đánh đập và đe doạ. Họ tịch thu 600 nhân dân tệ tiền mặt cùng các tài sản cá nhân khác của bà. Sau khi bị đưa về quê, bà bị giam tại trại tạm giam Tây Phong một tháng.

Hai án lao động cưỡng bức

Chỉ một tháng sau khi được trả tự do, bà Tào bị bắt trở lại trại tạm giam lần nữa. Mặc dù lúc đó nhiệt độ đang thấp hơn nhiều nhiệt độ đóng băng, lính canh vẫn tắt hệ thống sưởi ấm để đóng lạnh cóng. Bà không thể ngủ được vào ban đêm, bàn chân và chân của bà đau dữ dội. Bảy ngày sau, cảnh sát kết án bà một năm lao động cưỡng bức.

Ngày 18 tháng 1 năm 2001, bà Tào cùng một học viên khác là bà Lý Ngọc bị đưa tới Trại Lao động Cưỡng bức Bình An Đài. Mặc dù bà Tào không qua đợt kiểm tra sức khoẻ bắt buộc và bị trại lao động từ chối tiếp nhận, nhưng cảnh sát lại đưa bà quay lại trại tạm giam. Bà bắt đầu tuyệt thực sau bảy tháng giam giữ và bốn ngày sau bà được trả tự do. Trong quá trình này, lính canh đã tống tiền gia đình bà 1.000 nhân dân tệ.

Tháng 6 năm 2002, cảnh sát bắt giữ bà Tào lần nữa và giam bà tại trại tạm giam 16 ngày. Gia đình bà buộc phải trả 3.160 nhân dân tệ tiền thức ăn cho bà, thức ăn chất lượng rất tệ nhưng bà phải chi trả gần 200 nhân dân tệ mỗi ngày.

Tháng 2 năm 2003, bà Tào bị tố cáo vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công và bị giữ tại Đồn Công an Huyện Trấn Nguyên qua đêm. Ngày hôm sau, bà bị chuyển tới trại tạm giam Huyện Trấn Nguyên và bị giam giữ 15 ngày.

Chỉ 12 ngày sau khi được trả tự do, cảnh sát đã lừa bà đến Đồn Công an Thị trấn Tiêu Kim, bắt giữ và đưa bà tới trại tạm giam Tây Phong. Bốn mươi ngày sau, cảnh sát kết án bà hai năm ba tháng lao động cưỡng bức.

Trại lao động vẫn từ chối tiếp nhận bà Tào và bà bị đưa trở lại trại tạm giam. Bà bắt đầu tuyệt thực lần nữa để phản bức hại và 16 ngày sau bà được trả tự do khi đang bên bờ vực của cái chết.

Sự sách nhiễu vẫn tiếp diễn

Tháng 4 năm 2004, khi bà Tào đang đọc sách Pháp Luân Công thì cảnh sát đột ngột xông vào. Họ tịch thu sách của bà và thẩm vấn những người hàng xóm liệu bà có ra ngoài để phân phát tài liệu Pháp Luân Công không. Kể từ đó, cảnh sát liên tục tới sách nhiễu bà, khiến bà và gia đình sống luôn ở trong tình trạng căng thẳng tột độ.

Ngày 26 tháng 6 năm 2011, cảnh sát lại lục soát nhà bà Tào lần nữa mà không có lệnh khám xét. Khi bà Tào cho một người làm việc tại nhà hàng thuê phòng để ở trọ và căn phòng này được khoá lại khi người thuê đó đi làm, nhưng cảnh sát vẫn cố gắng đột nhập vào trong. Sau khi gia đình bà cố ngăn cản họ, thì cảnh sát đứng lên ghế để nhòm vào trong thông qua ô thoáng phía trên cửa chính. Trước khi rời đi, họ tịch thu hai tờ lịch treo tường có thông tin Pháp Luân Công của bà Tào và đe doạ bắt giữ bà nếu họ phát hiện bà liên lạc với các học viên khác.

Ngày 15 tháng 7 năm 2013, một nhóm cảnh sát xông vào nhà bà Tào và lục soát nơi này.

Sau khi bà Tào đệ đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo chính quyền cộng sản tội phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, cảnh sát đã lục soát nhà bà vào ngày 7 tháng 7 năm 2015 và tịch thu các sách cùng tài liệu Pháp Luân Công của bà. Tháng 10 năm 2015, các nhân viên chính quyền lại sách nhiễu bà một lần nữa và cố gắng lừa bà tham dự một phiên tẩy não, nhưng bà từ chối.

Ngoài việc sách nhiễu này, chồng bà cũng phản đối mạnh mẽ việc bà tu luyện Pháp Luân Công và đe doạ sẽ ly hôn nếu bà vẫn tiếp tục tu luyện. Ông thường xuyên nhục mạ bà, khiến bà rất khổ tâm.

Bị liệt

Do sự sách nhiễu không ngừng và đau khổ tinh thần bởi cuộc bức hại, bà Tào thường bị đau đầu và mệt mỏi quá độ. Bà thường cảm thất rất mệt đến nỗi việc đi lại cũng gặp khó khăn. Tình trạng sức khỏe của bà xấu đi và bà còn bị mất thị lực.

Ngày 2 tháng 5 năm 2018, bà Tào bị ngất xỉu và hôn mê gần một tháng. Mặc dù sau đó bà đã tỉnh lại, nhưng kể từ đó bà vẫn nằm liệt giường.

Tháng 12 năm 2020, bà Tào không thể ăn được và được hồi sức cấp cứu tại bệnh viện. Sau khi về nhà, gia đình bà đã thuê người chăm sóc cho bà.

Chồng và con gái bà không cho phép học viên Pháp Luân Công tới thăm bà và không cho bà luyện công. Sau khi vật lộn với sức khoẻ yếu thêm một năm, bà đã qua đời vào những ngày đầu năm 2022, ở tuổi 66.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/2/8/438706.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/10/199133.html

Đăng ngày 25-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share