Bài viết được tiểu đệ tử thuật miệng và đồng tu mẹ chỉnh lý

[MINH HUỆ 26-12-2021] Con xin kính chào Sư phụ từ bi vĩ đại! Xin chào các bạn đồng tu!

Món quà đến từ thiên thượng

Tên cháu là Lâm Thi Duy, năm nay cháu lên tám tuổi. Mẹ từng nói với cháu rằng cháu đến thế gian này là để đắc Pháp. Cháu thường rơi nước mắt mỗi khi nghe mẹ đọc câu chuyện “Cảm ơn con đã đến thế giới này để làm con của mẹ”, câu chuyện kể về một thiên thần nhỏ đã bay khắp nơi để tìm kiếm mẹ của mình, thiên thần gọi: “Mẹ ơi, mẹ ơi, mẹ ở đâu?”. Trong khi tìm kiếm mẹ thì tiểu thiên thần đã hóa thành một tia chớp và tiến vào bụng của người mẹ.

Mẹ nói với cháu rằng lý do cháu khóc là vì cháu biết mẹ của mình là một đệ tử Đại Pháp. Từ khi cháu còn nhỏ, mẹ đã đưa cháu đến các buổi học Pháp nhóm. Mẹ nói với cháu rằng cháu là người bạn cùng mẹ tu luyện và là một món quà được gửi đến từ thiên thượng.

Tu bỏ tính nóng nảy và không muốn nghe những lời phê bình

Dì bảo mẫu của cháu cũng là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, dì ấy đã dạy cháu cách đọc thuộc lòng các bài thơ Hồng Ngâm khi cháu mới được một tuổi. Mặc dù cháu đã có thể đọc thuộc lòng tất cả các bài thơ từ Hồng Ngâm I đến Hồng Ngâm IV và cháu cũng đã thuộc Luận Ngữ, nhưng tâm tính của cháu vẫn rất dễ bị kích động. Mỗi lần tức giận thì cháu lại dậm chân tại chỗ, mẹ cháu chỉ mỉm cười và nói: “Hình như có một con voi to lớn đang dậm chân ở đây!”. Mẹ cũng nói rằng mẹ sẽ gom hết nước mắt của cháu để nấu một bát súp mặn.

Cháu và mẹ có tính cách hoàn toàn khác nhau. Mẹ cháu là một giáo viên trong trường và mẹ nổi tiếng là một người có tâm tính tốt. Trong một lần nói chuyện với hai mẹ con cháu ở trường, cô giáo của cháu đã nói: “Thi Duy, con nên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cùng với mẹ của con!”. Có lẽ cô giáo đang nghĩ rằng tính khí của cháu sẽ được cải thiện nếu cháu tu luyện Đại Pháp. Mặt khác thì mẹ cháu nghĩ rằng Sư phụ đang điểm hóa cho cháu để cháu có thể bước vào tu luyện.

Mẹ đã dạy cháu cách đọc cuốn Chuyển Pháp Luân khi cháu lên bốn tuổi. Lúc đó cháu bắt đầu trải qua ma nạn. Tính xấu của cháu cũng thường khiến mẹ rất phiền lòng. Bất cứ khi nào mẹ kiên nhẫn sửa lỗi cho cháu trong khi đọc các bài giảng của Sư phụ thì cháu lại tức giận và cãi lại mẹ: “Con biết rồi!”. Mẹ nói với cháu rằng cháu có tâm không muốn nghe những lời phê bình. Do còn quá nhỏ và không hiểu những gì mẹ đang cố gắng nói với cháu nên cháu chỉ thấy thất vọng và không muốn tiếp tục học Pháp.

Tuy nhiên, mẹ không bao giờ từ bỏ việc giúp cháu học Pháp. Khi cháu lớn hơn một chút, cháu đã có thể ngồi xếp bằng để đọc Chuyển Pháp Luân trong ba mươi phút. Cháu vẫn cảm thấy khó chịu khi bị nhắc nhở do đọc sai, bỏ chữ hoặc thêm chữ trong quá trình học Pháp. Cho đến khi lên lớp hai, cháu mới nhận ra rằng cháu không nên khó chịu khi mẹ sửa lỗi cho mình.

Cháu nhớ lại một phần trong các bài giảng của Sư phụ.

Sư phụ giảng:

“[Có người biểu hiện] giống như que diêm vậy, hễ quẹt là [phát hoả]. Cũng giống như quả mìn: hễ dẫm phải là nổ. ‘Bạn chớ nói gì về tôi, hễ nói về tôi là không chịu được’. Ý kiến nào cũng không chịu nghe; thiện ý hay ác ý, hữu ý hay vô ý, thảy đều không tiếp thu; càng không hướng nội mà tìm nữa, khá là nghiêm trọng rồi. Đây không phải là trách mọi người; chư vị từ nay trở đi đều phải chú ý vấn đề này; phải đạt đến độ là ai nói [chư vị] cũng được; nếu nói đúng thì sửa đi, còn nếu không thì cũng chú ý; chư vị có thể đối diện với phê bình và chỉ trích mà bất động tâm thì chính là chư vị đang đề cao.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])

Có lẽ cháu đã tinh tấn hơn trong tu luyện của mình. Cảm tạ Sư phụ đã truyền cấp bộ Đại Pháp vĩ đại này cho con và giúp con tu chính lại bản thân.

Cháu đã có thể đọc và hiểu được hầu hết các chữ tiếng Hán trong cuốn Chuyển Pháp Luân khi cháu lên bảy tuổi. Cô giáo của cháu đã rất ngạc nhiên khi thấy cháu biết nhiều chữ Hán như vậy. Nhân cơ hội này, mẹ cháu đã giảng chân tướng cho cô giáo và nói với cô rằng Đại Pháp đã ban trí huệ cho cháu.

“Bạn đừng để mất những viên ngọc quý của mình”

Khi còn học trong trường mẫu giáo, cháu đã kết bạn với một bạn nữ cùng lớp. Nhưng người bạn này hay thích ra lệnh cho những người khác. Bạn ấy ném chiếc kẹp tóc của cháu ra xa và bảo cháu hãy tự đi lấy nó về. Cháu đã không cãi nhau với bạn ấy và chỉ đơn giản là mang chiếc kẹp tóc trở về.

Về nhà, cháu kể cho mẹ nghe chuyện đã xảy ra, mẹ khen cháu đã làm rất tốt việc không tranh đấu với bạn. Cháu lại nhớ đến một phần trong các bài giảng của Sư phụ.

Sư phụ giảng:

“Do đó sau này khi gặp mâu thuẫn, chư vị không được coi đó là ngẫu nhiên. Bởi vì khi xảy ra mâu thuẫn, [nó] đột nhiên xuất hiện; tuy vậy [nó] không hề tồn tại [một cách] ngẫu nhiên; đó là để đề cao tâm tính chư vị”. (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Cháu thường xuyên gặp phải những mâu thuẫn tương tự trường hợp kể trên. Có một lần, cháu thậm chí còn nói với mẹ: “Con không muốn đi học nữa, làm người ở thế gian này quả thật rất khó. Con muốn trở về ngôi nhà chân chính của mình ở trên thiên thượng”. Mẹ mỉm cười và nói: “Con nên cảm ơn những mâu thuẫn đã xảy ra với con vì chúng là cơ hội giúp con đề cao trong tu luyện. Sau này con sẽ biết trân quý những cơ hội tu luyện quý giá này. Chúng đều là việc tốt”.

Vì vậy cháu đã điều chỉnh lại tâm thái của mình và quyết định sẽ giúp đỡ bạn gái đó. Cháu thuyết phục bạn ấy đừng lớn tiếng quát nạt mọi người và giải thích rằng nếu làm như vậy sẽ khiến bản thân tổn đức. Cháu nói với bạn ấy rằng đức giống như một viên ngọc quý và nếu một người làm việc xấu thì những viên ngọc quý của họ sẽ được trao cho người khác. Bạn ấy hiểu những gì cháu nói và nói rằng sẽ không la mắng cháu nữa.

Lớn lên khỏe mạnh dưới sự bảo hộ của Sư phụ

Bốn ngày nữa là cháu tròn chín tuổi. Từ nhỏ đến giờ, cháu chưa bao giờ phải dùng bất kỳ loại thuốc nào. Một lần mẹ cháu đã giảng chân tướng cho một bác sĩ trong bệnh viện, và bác sĩ cảm thấy thật khó tin khi nghe mẹ nói rằng cháu chưa từng dùng đến bất kỳ loại thuốc nào.

Hồi một tuổi khi cháu còn dì bảo mẫu ở cạnh chăm sóc, cháu đã bị sốt. Do dì bảo mẫu cũng là một học viên Pháp Luân Đại Pháp nên dì và mẹ đã không đưa cháu đến bệnh viện hay cho cháu uống bất kỳ loại thuốc nào như các bậc cha mẹ bình thường khác, mà chỉ hạ nhiệt cho cháu bằng khăn ướt và sau 12 giờ thì cơn sốt của cháu biến mất.

Cháu đã có thể dần dần lý giải được một phần trong các bài giảng của Sư phụ.

Sư phụ giảng:

“Về những học viên mới khi bắt đầu học công, và những học viên tu lâu mà thân thể được điều chỉnh rồi, vì sao trong tu luyện xuất hiện việc thân thể không thoải mái, giống như mắc bệnh nặng? Hơn nữa qua một đoạn thời gian lại xuất hiện một lần? Khi giảng Pháp tôi đã bảo chư vị rằng đều là đang tiêu nghiệp, tiêu bỏ nghiệp lực mà chư vị trải qua bao đời đã nợ, đồng thời cũng là đề cao ngộ tính cá nhân, ngoài ra cũng là đang khảo nghiệm học viên có kiên định vào Đại Pháp không, cho đến tận khi tới tu luyện xuất thế gian pháp, đó là giảng một cách khái quát.” (Nghiệp bệnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Cháu cũng niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” bất cứ khi nào cháu bị đau bụng, vì cháu biết mình đang được tiêu nghiệp và cơn đau thường sẽ sớm biến mất.

Có một lần khi đang ngồi trên xe của cha và chuẩn bị về nhà, cháu đột nhiên cảm thấy chóng mặt và buồn nôn. Cha cháu đã hỏi cháu: “Con muốn bố rẽ phải và đưa con đến bệnh viện hay tiếp tục lái xe thẳng về nhà”. Không chút do dự, cháu đã trả lời: “Con muốn về nhà!”. Cháu hiểu rằng người tu luyện là không có bệnh, chỉ có nghiệp lực cần phải tiêu trừ mà thôi.

Mẹ cháu đã bật video các bài giảng Pháp của Sư phụ ở Úc Châu cho cháu nghe khi cháu về đến nhà. Trong khi nghe các bài giảng, cháu đã phải chạy vào nhà vệ sinh nhiều lần. Nếu cha mẹ cháu là những người thường thì họ đã đưa cháu đến bệnh viện rồi. Tuy nhiên, mọi người trong gia đình cháu đều là người tu luyện nên cha mẹ cháu vẫn rất bình tĩnh. Cháu tin rằng những gì mình phải chịu đựng không thể sánh được với những khổ nạn mà Sư phụ đã gánh chịu thay cho cháu. Cháu kiên định tín tâm rằng quá trình này chỉ là đang tiêu trừ nghiệp lực của mình từ đời đời kiếp kiếp. Cháu nghỉ ngơi một đêm và đến sáng hôm sau sức khỏe của cháu đã trở lại như bình thường.

Vào một ngày mùa hè, cháu ở trong phòng làm việc cùng với cha. Trong khi cha đang làm những công việc khác trên máy tính, cháu đã mở tủ lấy một ít giấy để vẽ. Cháu vô tình đụng phải chiếc máy ảnh của cha và nó đã rơi trúng vào ngón chân của cháu. Cháu hét to đến nỗi cha vội chạy đến. Cha đã bế cháu xuống cầu thang và đặt một túi nước đá vào ngón chân cháu. Máu chảy đầm đìa mãi không ngừng.

Vì cha cháu có một số kiến thức về băng bó vết thương nên ông đã không đưa cháu đến bệnh viện. Khi cha cháu tháo băng vài ngày sau đó, cháu thấy một mảnh thủy tinh đã cứa vào ngón chân của cháu. Cả hai móng chân của cháu đều bị bầm tím và chuyển sang màu đen.

Những móng chân mới bắt đầu mọc ra sau vài tuần và cháu đã cắt bớt những móng bị thương. Có vẻ như cháu chưa từng bị thương trước đây. Sư phụ lại bảo hộ cháu một lần nữa. Cháu biết mình đã được tiêu trừ nghiệp lực và cháu cảm thấy thực sự may mắn khi là một tiểu đệ tử Đại Pháp.

Sư phụ an bài tất cả chúng sinh hữu duyên đến với chúng ta

Sư phụ luôn an bài những chúng sinh hữu duyên đến đắc Pháp thông qua chúng ta theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một vài câu chuyện ngắn để lại ấn tượng sâu sắc cho cháu.

Có một lần cháu đến thăm ông bà của cháu ở Đài Bắc. Trong lúc dùng bữa ở một nhà hàng, cháu đã cố gắng đặt lại chai nước của mình vào ba lô nhưng gặp chút khó khăn do cánh tay của cháu quá ngắn. Một người đàn ông lớn tuổi đi ngang qua đã giúp cháu đặt lại chai nước. Mẹ cháu nhân cơ hội này đã giảng chân tướng cho người đàn ông và đưa cho cháu một bông hoa sen bằng giấy để cháu tặng cho người đàn ông này, ông ấy đã nói cảm ơn. Cháu ngộ ra rằng Sư phụ luôn an bài những chúng sinh hữu duyên đến để tìm hiểu về Đại Pháp.

Một lần cháu và mẹ đang đợi ở ga xe lửa và cháu đã đọc các bài thơ Hồng Ngâm. Điều này thu hút sự chú ý của một người đàn ông lớn tuổi và ông ấy đã hỏi cháu mấy tuổi. Khi mẹ cháu nói với ông ấy rằng cháu đang học mẫu giáo thì người đàn ông đó đã rất ngạc nhiên về số lượng chữ Hán mà cháu biết. Mẹ đã đưa cho ông ấy một tờ thông tin giảng chân tướng và nói: “Chúng tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và môn tu luyện này đã cấp cho con gái tôi trí huệ, nên cháu có thể đọc được nhiều chữ Hán”.

Một lần khác, cháu và mẹ dự định đến thăm ông nội. Nhưng mẹ bắt đầu phân vân liệu có nên đi thăm không và hỏi ý kiến của cháu. Cháu nói: “Mẹ đã hứa với ông rằng mẹ sẽ đến, vậy thì mẹ cần phải đi!”. Mẹ đã nghe theo lời khuyên của cháu và đi đến thăm ông.

Đến nơi, chúng cháu mới nhận ra rằng Sư phụ đã an bài cho chúng cháu gặp được một người hữu duyên khác đến nghe chân tướng. Ông ấy là một người bạn của ông nội cháu và cả hai người họ đều đang đợi mẹ đến chơi. Ông nội và bạn của ông đều có ấn tượng tốt về mẹ vì biết mẹ là một giáo viên có tâm và giảng dạy giỏi. Việc giảng chân tướng cho cả hai người đã diễn ra khá suôn sẻ. Cháu ngộ ra rằng chúng ta cần phải hoàn thành những việc chúng ta đã hứa. Sư phụ đã an bài chu toàn mọi thứ cho chúng ta và tất cả những gì chúng ta cần làm là bước ra và thực hiện. Nếu chúng cháu hoãn lại kế hoạch không đến thăm ông nội thì chúng cháu có thể đã bỏ lỡ cơ hội nói cho người khác biết chân tướng về Đại Pháp.

Vẫn còn rất nhiều người đang chờ đợi để biết chân tướng Đại Pháp. Chúng ta cần phải nắm bắt thời gian để cứu người, không để chúng sinh lỡ mất cơ duyên vạn cổ này. Cháu vẫn còn rất nhiều thiếu sót trong tu luyện và cháu hy vọng mình sẽ tinh tấn hơn trong tương lai. Cháu sẽ không cô phụ ơn từ bi cứu độ của Sư phụ và sẽ viên mãn theo Sư phụ trở về nhà.

Cháu xin kết thúc bài chia sẻ này bằng một bài thơ trong Hồng Ngâm.

“Duyên dĩ kết

Pháp tại tu

Đa khán thư

Viên mãn cận”. (An Tâm, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

“Duyên đã kết

Tu trong Pháp

Đọc sách nhiều

Gần viên mãn”. (An Tâm, Hồng Ngâm)

Con xin cảm tạ Sư phụ từ bi! Xin cảm ơn các bạn đồng tu!

(Bài chia sẻ được trình bày tại Pháp hội Chia sẻ Kinh nghiệm Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan năm 2021)

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/26/435255.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/2/197879.html

Đăng ngày 18-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share