Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Thụy Sỹ

[MINH HUỆ 14-12-2021] Con kính chào Sư phụ tôn kính! Chào các bạn đồng tu! Tôi là học viên mới tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được hai năm. Nhân cơ hội này, tôi xin được chia sẻ với các bạn tôi đã đắc Pháp như thế nào.

Các thành viên gia đình tôi đều tu luyện Đại Pháp. Họ quyết định đăng ký cho tôi tham gia lớp học Pháp chín ngày tại Đài Loan năm 2005. Tôi cùng chị gái đã tham gia lớp học và được học năm bài công pháp. Đó là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với Pháp Luân Đại Pháp.

Hiển nhiên chị gái tôi đã bước vào tu luyện Đai Pháp sau khóa học chín ngày. Nhưng tôi lại mang nhiều quan niệm người thường và chấp trước trong suốt thời gian khóa học. Tôi nhìn nhận các Pháp lý dựa trên quan niệm phân tích và phê phán, vì vậy mà bỏ lỡ cơ hội tu luyện Đại Pháp.

Tu Nhẫn

Sau đó tôi đi du học và rời xa môi trường tu luyện của gia đình. Sau khi bỏ lỡ cơ hội lần đó, tôi phải mất đến 15 năm mới có cơ hội tu luyện lần nữa. Tôi theo đuổi cuộc sống hạnh phúc như bao người bình thường khác, cho đến khi gặp phải mâu thuẫn không thể giải quyết với đồng nghiệp tại nơi làm việc. Thời điểm đó, các cách giải quyết của người thường không thể giải quyết được vấn đề. Đúng lúc cảm thấy bế tắc, tôi nhận được cuốn sách Chuyển Pháp Luân từ gia đình. Vốn dĩ cuốn sách vẫn nằm trên kệ sách của tôi ở nhà.

Sư phụ giảng:

“Trong tu luyện, khi đối xử với các mâu thuẫn cụ thể, khi người khác đối xử với chư vị không tốt, có thể có tồn tại hai loại tình huống: một là chư vị tại đời trước có thể đã đối xử không tốt với người ta; trong tâm chư vị thấy bất bình: ‘Cớ chi đối xử với tôi như vậy?’ Nhưng tại sao trước đây chư vị đối xử với người ta như thế? Chư vị nói rằng chư vị đâu có biết được lúc ấy, rằng đời này đâu liên quan gì với chuyện của đời kia; [suy nghĩ] thế không được.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Pháp mà Sư phụ giảng cho tôi thấy mâu thuẫn xảy đến đều có căn nguyên của nó. Do vậy, tôi đã ngừng phân tích hay tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn đó.

Sư phụ dạy chúng ta cách ứng xử khi gặp mâu thuẫn:

“Khi gặp mâu thuẫn kiểu này, chư vị đầu tiên nên phải bình tĩnh, không nên đối xử giống như hắn. Tất nhiên chúng ta có thể giải thích một cách có thiện ý; nói rõ sự việc thì không hề gì.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

“Họ làm sao, chư vị cũng làm vậy, thì chư vị chẳng phải người thường là gì? Chư vị không những không giống hắn mà tranh mà đấu, mà trong tâm chư vị phải không hận hắn, thật sự không thể hận hắn. Một khi chư vị hận hắn, thì chẳng phải chư vị tức giận là gì?” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi thực sự chấn động trước Pháp lý căn bản này. Hướng nội tôi nhận ra mình đã sai và cũng chưa làm được tốt. Tuy vậy, tôi vẫn chưa hoàn toàn hiểu hết những mâu thuẫn gay gắt mà mình đột nhiên mắc phải.

Vì vậy, tôi cố gắng tuân theo Pháp lý được giảng trong sách Chuyển Pháp Luân và lý giải sự việc bằng hảo ý và tâm thái bình tĩnh. Tôi cũng có trải nghiệm giống với tình huống được giảng trong sách Chuyển Pháp Luân. Khi đến chỗ làm, tôi cảm nhận thấy có điều gì đó sai sai và mọi người nhìn tôi bằng ánh mắt kỳ lạ. Sau đó, người phụ trách gọi tôi đến để nói chuyện. Thật không ngờ anh ấy nói với tôi bằng giọng sắc lạnh. Anh ấy tỏ ra bực tức và không cho tôi có cơ hội giải thích bất kỳ điều gì. Anh ấy đã nói chuyện với người đồng nghiệp mà tôi có mâu thuẫn. Tôi thừa nhận mình sai nhưng vẫn cảm thấy bị đối xử bất công. Ngay sau đó, tôi đọc thấy một đoạn Pháp Sư phụ giảng đã chỉ dẫn cho tôi cách giải quyết tình huống này.

Hiểu Nhẫn là gì

Sư phụ giảng:

“Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính. Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện.” (Thế nào là Nhẫn, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Đến khi đó, tôi mới ngộ ra yêu cầu đối với một học viên Pháp Luân Đại Pháp cao như thế nào.

Trong suy nghĩ của mình, tôi vốn cho rằng “Nhẫn” có nghĩa là không tranh cãi hay tranh đấu khi mâu thuẫn xảy đến, chấp nhận những lời chỉ trích và không phản ứng lại ánh mắt xem thường của người khác. Nhưng đó không phải là cái Nhẫn chân chính của người tu luyện. Nó thể hiện Nhẫn một cách hời hợt và nông cạn, là cái Nhẫn còn mang ủy khuất và đẫm lệ. Lúc đó tôi vẫn chưa thực sự hiểu được thế nào là Nhẫn chân chính của người tu luyện. Tuy nhiên, tôi hiểu rằng các Pháp lý có thể giúp tôi ổn định tâm thái, giống như một chiếc thuyền buồm đang chòng chành trong bão nhưng bất ngờ có chiếc neo giữ nó lại.

Vì công việc đòi hỏi chúng tôi phải hợp tác cùng nhau nên những mâu thuẫn khiến tâm tôi bất an. Đó là lý do tại sao tôi đọc sách Đại Pháp trên đường đi làm. Thời điểm đó, tôi cố gắng tu khứ những sơ hở mà các đồng nghiệp đã chỉ ra cho tôi. Tôi nghĩ đến mong muốn của người khác và đảm đương nhiều việc hơn. Dù trước đây đã xảy ra chuyện gì, tôi cũng sẽ không nghĩ đến mong muốn và nhu cầu của bản thân. Tôi biết đồng nghiệp của tôi là một người kỷ luật và tốt tính. Nếu mâu thuẫn xảy ra, thì đó là do tôi chưa đáp ứng được kỳ vọng của người khác.

Dù trong tâm còn nhiều dao động, nhưng thời điểm đó tôi đã tuân theo Pháp và không đưa ra bất kỳ phán xét tiêu cực nào về người đồng nghiệp. Chỉ ít tháng sau, tôi nhận thấy thái độ của cô ấy với mình không hề thay đổi, cho dù tôi đã cố hết sức để khiến mọi thứ trở nên tích cực. Dần dần tôi có thể đối diện với mâu thuẫn một cách cởi mở và không còn cảm thấy bị mắc kẹt bởi những xúc cảm tiêu cực. Mâu thuẫn giữa chúng tôi chưa thể hóa giải, nhưng thái độ của người quản lý đã thay đổi hoàn toàn sau nhiều tháng. Khi tôi nộp đơn nghỉ việc, anh ấy đã thành thật bày tỏ sự tiếc nối về chuyện đã qua giữa chúng tôi.

Qua trải nghiệm lần này, một lần nữa tôi có cơ hội học các bài công pháp và bước vào tu luyện Đại Pháp. Một năm trước, tôi đã liên hệ với những học viên khác tại địa phương. Kể từ đó, tôi thường xuyên tham gia luyện công và học Pháp nhóm hàng tuần cùng họ.

Đột phá quan niệm người thường

Là một học viên mới, tôi cũng gặp phải vấn đề về đức tin khi bước vào tu luyện. Vì từng theo theo học tại trường và tiếp xúc với các quan niệm người thường, nên tôi không tránh khỏi nghi hoặc về tu luyện, mặc dù vẫn luyện công và học Pháp.

Khi lần đầu tiên tham gia học Pháp nhóm, tôi đã chia sẻ thẳng thắn về tình huống của bản thân. Tôi hiểu mình đã đặt một chân vào cánh cửa Đại Pháp, nhưng cơ thể vẫn còn ở bên ngoài. Tôi không dám chắc là mình đã đắc Pháp. Các học viên cười và nói với tôi: “Hàng ngày bạn học Pháp. Chẳng phải là bạn đã tách khỏi môi trường người thường hay sao?”

Một trở ngại mà tôi phải đối diện là không thể tiếp thu các Pháp lý khi đọc Pháp. Có một bức tường dày ngăn cách tôi với Pháp. Nhiều chấp trước và quan niệm người thường hình thành một trường không gian bao phủ lấy tôi và cản trở tôi đắc Pháp. Sau một thời gian, tôi nhận thấy việc đọc to bài giảng giúp tôi học Pháp tốt hơn. Khi tham gia học Pháp trực tuyến, đôi khi tôi vẫn đọc to lên dù lúc đó đang là lượt đọc của học viên khác. Với trường năng lượng tích cực này, tôi có thể tập trung tốt hơn khi học Pháp nhóm. Chúng tôi đọc Pháp và chia sẻ kinh nghiệm tu luyện cùng nhau. Điều đó giúp chúng tôi nâng cao nhận thức về Pháp và tác động tích cực đến việc tu luyện.

Khi đang trên đường đến hồ để luyện công tập thể, tôi nhận ra mình đã bỏ quên chiếc túi đựng mỹ phẩm trong phòng vệ sinh trên tàu. Tàu chở khách di chuyển qua lại liên tục, nên tôi nghĩ khó có thể tìm lại được chiếc túi. Tôi quyết định cứ thuận theo tự nhiên và nếu tìm thấy, tôi sẽ tin vào sức mạnh của Đại Pháp. Lúc sau, tôi bỏ ra khỏi đầu suy nghĩ đó. Sau buổi luyện công nhóm, tôi đến nhà hàng cùng các đồng tu một lúc. Khi đến ga tàu, tôi không để ý đến bảng giờ tàu chạy nên đã đứng đợi ở sân ga chờ chuyến tàu tiếp theo. Lên tàu, tôi vào ngay phòng vệ sinh đầu tiên. Khi mở cánh cửa ra, tôi đã trông thấy chiếc túi đựng mỹ phẩm của mình, chính xác ở nơi tôi đã bỏ quên nó. Mặc dù không phải là chuyện gì to tát, nhưng tôi đã có trải nghiệm tuyệt vời về huyền năng của Đại Pháp.

Nhìn lại mình, tôi ngộ ra tín Sư tín Pháp là vô điều kiện. Không nên xem phép màu của Đại Pháp là điều kiện để có niềm tin. Liệu tôi có thực sự tín hay đắc Pháp không đều là những suy nghĩ không phù hợp. Tại sao vậy? Dù về ý thức tôi có đức tin vào Đại Pháp thì cũng không có nghĩa là tôi hoàn toàn tín Sư tín Pháp nếu đó là khảo nghiệm tâm tính. Nhưng khi tôi xem mình là một học viên và làm các việc một học viên cần làm (học Pháp tốt, luyện công, phát chính niệm, giảng chân tướng và cứu chúng sinh), đồng thời chú ý từng ý từng niệm và hướng nội khi gặp vấn đề, thì đó mới thực là đi trên con đường tu luyện.

Trước khi tôi ra nước ngoài, chị gái tôi đã nói chuyện với tôi về tu luyện. Thời điểm đó, tôi vẫn vững tin vào khoa học, không phải tu luyện. Tôi nói với chị ấy là tôi không quan tâm đến việc này. Khi tôi bước vào tu luyện hai năm trước, chị ấy nói rằng, sau buổi trò chuyện ngày hôm đó, trong giấc mơ vào hai ngày liên tiếp, chị ấy đã gặp chủ ý thức của tôi. Nó xuất hiện trước mặt chị với vẻ mặt đầy phấn khích với mong muốn thực sự đắc Pháp.

Mãi đến nhiều năm sau, tôi mới được nghe chị ấy kể về giấc mơ này. Nó khiến tôi bị chấn động. Phần minh bạch trong con người tôi nhận thức rõ Pháp Luân Đại Pháp rất trân quý. Tuy nhiên, phần khác, thứ pha trộn trong người thường bị nhiều lớp quan điểm người thường làm cho mê mờ. Nếu có cơ hội tiếp cận Pháp Luân Đại Pháp, thì một người thường rất khó đột phá khỏi lớp vỏ bề ngoài đã được giáo dưỡng trong người thường ấy để giác ngộ Pháp.

Vì vậy, khi giảng chân tướng về Đại Pháp, điều quan trọng mà các học viên cần lưu ý là cách người thường phản ứng thường là hời hợt hoặc đơn giản là bị quan niệm hậu thiên điều khiển. Hiểu được điều này sẽ giúp chúng ta chú trọng hơn đến việc thể hiện thành ý và giảng chân tướng tốt hơn cho người chưa biết Pháp Luân Đại Pháp. Cho dù phản ứng của người thường khi nghe chúng ta nói về Pháp Luân Đại Pháp là gì chăng nữa, chúng ta nên nhận thức minh xác và nhắm vào phía minh bạch của người đó.

Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/14/434744.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/23/197110.html

Đăng ngày 18-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share