Bài viết của Lý Ngọc Thanh

[MINH HUỆ 29-12-2021] Các bậc tiên hiền cổ đại đã đặt ra lễ chế để nuôi dưỡng bản tính, tiết chế dục vọng của con người, để đón nhận lợi ích, tránh tổn hại. Nếu thỏa sức phóng túng dục vọng, thì ắt sẽ nguy hiểm, thậm chí bị hủy diệt. Chỉ có giữ lễ, kiểm soát dục vọng, coi nhẹ việc hưởng thụ cuộc sống vật chất như ăn mặc, cư trú, đi lại, thì mới ít phạm sai lầm, mới tránh lầm đường lạc lối, hủy hoại bản thân. Chúng ta cùng xem người xưa tiết chế dục vọng như thế nào.

Giữ lễ để phòng ngừa loạn, tự nhận lỗi

Thời kỳ Tây Chu, Khương Vương hậu của Chu Tuyên Vương là con gái của Tề Hầu, là người hiền hậu có đức, bất kỳ việc gì không đúng lễ là không nói, không làm.

Một ngày nọ, Chu Tuyên Vương ngủ quên không lên triều, Vương hậu bèn cởi bỏ quan phục, tháo các đồ trang sức trên đầu, mặc y phục của tội nhân và quỳ ở ngoài, để Phó mẫu đi nói với Tuyên Vương rằng: “Dâm tâm của thiếp khiến quân vương thất lễ, quân vương háo sắc mà quên đức là khởi đầu của loạn. Loạn này do thiếp mà ra, xin đại vương giáng tội thiếp”.

Chu Tuyên Vương là người rất lý trí, nói rằng: “Là quả nhân vô đức, đây là lỗi lầm của trẫm, không phải lỗi của khanh”.

Từ đó, Chu Tuyên Vương chuyên cần chính sự, tạo phúc cho bách tính, khiến quốc gia hưng thịnh, sử sách gọi ông là vị quân vương trung hưng nhà Tây Châu.

Khương Hậu uy nghi có đức hạnh, giữ lễ nhận lỗi, khiến Tuyên Vương hối lỗi tỉnh ngộ. Có câu châm ngôn rằng: Quân vương có hiền phi,thì quốc gia hưng thịnh, hậu cung yên định. Nhà có hiền thê, thì chồng nhân con hiếu, gia đình hạnh phúc. Quan có người hầu hiền, thì không quên bổn phận, không mất đạo nghĩa. Người có bạn tốt, thì tăng trí tuệ, giảm đi đường vòng.

Từ chối đi cùng xe vua, lấy lễ thờ vua

Ban Tiệp dư (48TCN-2, Tiệp dư là chức cao nhất của phi tần) là nhà từ phú nữ thời Tây Hán, không rõ tên gì, là người Lâu Phiền (khu vực bắc Tây Sơn ngày nay). Ban thị là hậu duệ của Tử Văn, quan lệnh doãn của nước Sở, là con gái của Việt kỵ Hiệu úy Ban Huống. Nhà sử học Ban Cố (tác giả của Hán Thư), Ban Chiêu, tác giả của Nữ Giới, và Ban Siêu ném bút tòng quân, đều là hậu duệ đời sau của gia tộc của Ban Tiệp dư.

Ban Tiệp dư xinh đẹp, hiền đức, hiểu lễ, được Thành Đế rất sủng ái. Một lần, Thành Đế ngồi xe rồng hào hoa, mời Ban Tiệp dư cùng ngồi xe rồng du ngoạn. Ban Tiệp dư khuyên Thành Đế rằng: “Các bậc quân vương Thánh hiền trong lịch sử đều có danh thần ở bên, nếu thần thiếp ngồi cùng xe với bệ hạ đi du ngoạn, như thế có phải giống với hành vi của 3 vị quân vương cuối cùng của 3 triều Hạ, Thương, Chu là Hạ Kiệt, Thương Trụ và Chu U Vương đó sao. Thần thiếp không thể làm cái việc trái lễ cuồng vọng, háo sắc quên đức này, nên lấy điều này để răn mình”.

Hán Thành Đế thấy Ban Tiệp dư nói có đạo lý bèn rời đi. Hoàng Thái hậu khen ngợi Ban Tiệp dư rằng: “Xưa có Phàn Cơ, nay có Ban Tiệp dư”. Hoàng Thái hậu ví Ban Tiệp dư với Phàn Cơ, vị Vương hậu can gián Sở Trang Vương. Phàn Cơ là phi tử của Sở Trang Vương. Phàn Cơ thấy Sở Trang Vương ham thích săn bắn, mê đắm tửu sắc, Phàn Cơ không ăn đồ săn bắn, ngẩng mặt nhìn trăng chải đầu can gián Sở Trang Vương, giúp Sở Trang Vương trở thành một trong Xuân Thu Ngũ Bá. Nhưng Hán Thành Đế đắm say chị em Triệu Phi Yến, cuối cùng mất mạng, không có người kế thừa ngôi vị.

Ban Tiệp dư tu thân thanh khiết, dùng lễ khắc chế ham dục, hành xử giữ lễ, mà Hán Thành Đế phóng túng dục vọng nên đã hủy hoại bản thân.

Sách “Thiên Bảo di sự” có ghi chép rằng: Sau khi sáng tác “Nghê thường vũ y khúc”, Đường Minh Hoàng đã huấn luyện cung nữ, để họ vừa múa vừa hát, để mua vui và lơ là chuyện triều chính, dẫn đến loạn An Sử. Lịch sử ghi chép rằng, Trần Hậu chủ và quần thần thường uống rượu mua vui ở hậu đình, để các phi tần và các tân khách cùng hát khúc “Ngọc thụ hậu đình hoa”. Họ phóng túng dục vọng, đắm chìm trong ca múa, vui chơi mà mất đi chí hướng, khiến triều chính bê trễ, dẫn đến vong quốc.

Trong “Đạo đức kinh”, Lão Tử viết rằng: “Tội mạc đại ư đa dục, họa mạc đại ư bất tri túc, cữu mạc đại ư dục đắc. Cố tri túc chi túc, thường túc hĩ”.

Tạm dịch: Tội không gì lớn bằng nhiều ham dục, họa không gì lớn bằng không biết đủ, lỗi không gì lớn bằng muốn đắc được. Thế nên biết đủ thì luôn thấy hài lòng”.

Ngàn vàng, tước vị không có được một cái nhìn của mỹ nhân

Điển cố “Phong hỏa hí chư hầu” trong lịch sử Trung Quốc, rằng vì muốn có được nụ cười của mỹ nhân Bao Tự, Chu U Vương đã từng mấy lần đốt lửa phong hỏa, đùa giỡn chư hầu mà mất nước. Nhưng cũng có một mỹ nhân, bất kể đại vương thưởng ngàn lượng vàng, phong quan tước cho phụ thân và huynh đệ, nhưng cũng không nhìn đại vương một cái.

Thời kỳ Xuân Thu, nước Trịnh có một vị thiếp tống giá là Trịnh Mậu theo phu nhân gả đến nước Sở. Một ngày nọ, Sở Thành Vương lên đài cao ngắm nhìn hậu cung, các phi tần, cung nữ hậu cung đều tranh nhau ngửa mặt ngóng trông Sở Thành Vương, hy vọng được ông để ý đến. Duy chỉ có Trịnh Mậu là không nhìn Sở Thành Vương, vẫn thong thả tiến bước.

Sở Thành Vương thấy Trịnh Mậu khác với mọi người, cảm thất vô cùng ngạc nhiên, lớn tiếng gọi: “Mỹ nhân đang đi bộ kia ơi, xin nàng hãy nhìn ta một cái”.

Trịnh Mậu không ngẩng đầu. Thành Vương nói: “Mỹ nhân, nàng nhìn ta một cái, ta sẽ phong nàng làm phu nhân”.

Trịnh Mậu vẫn không ngẩng đầu nhìn vua. Thành Vương lại nói: “Mỹ nhân, nếu nàng nhìn ta một cái, ta sẽ ban cho nàng 1000 lượng vàng và phong quan tước cho phụ thân và huynh đệ của nàng”.

Trịnh Mậu vẫn thong dong bước đi trên đường, vẫn không ngẩng đầu nhìn Thành Vương.

Thành Vương cảm thấy vị mỹ nhân này hoàn toàn khác biệt với mọi người, thế là tự mình xuống lầu hỏi nàng: “Phu nhân là ngôi vị cao trong hậu cung, phong tước có thể được quan lộc cao. Chỉ cần nàng nhìn ta một cái, thì nàng có thể có được tất cả những cái đó, tại sao nàng lại không làm?”

Trịnh Mậu trả lời rằng: “Thần thiếp nghe nói, phụ nữ cần phải có dáng vẻ đoan chính thuận hòa. Hôm nay, đại vương đứng trên đài cao, thần thiếp nhìn thì trái với lễ nghi. Thần thiếp không ngẩng đầu nhìn, đại vương lấy ngôi vị cao phu nhân, quan tước, hậu lộc ra để dụ dỗ thần thiếp. Nếu vì ngôi vị cao và quan tước, thần thiếp nhìn đại vương, đó là tham phú quý lợi ích, mà quên đi đạo lý làm người. Thần thiếp quên lễ nghĩa làm người thì sau này lấy gì để hầu đại vương?”

Trịnh Mậu không màng danh lợi, trái lại, lại được Sở Thành Vương ban thưởng, lập tức phong làm phu nhân.

Không tùy ý đùa vui với người khác giới

Trong cuộc sống hiện thực, có một nhóm người như Trịnh Mậu thế này, họ xem nhẹ danh lợi, và các loại dục vọng, trước các loại dụ dỗ, họ ngược dòng vượt lên, đối nhân xử thế mực thước, hành xử tuân theo lễ nghĩa, xử sự nhẹ nhàng, nuôi dưỡng tinh, khí, thần của bản thân.

Lễ Thất Tịch, cũng gọi là Lễ Thất Xảo, Lễ Khất Xảo, Thất Thư Đản. Các cô gái thời xưa vào ngày này sẽ hướng lên trời cầu xin: Có bàn tay khéo như Chức Nữ, có lang quân trung thủy như Ngưu Lang, hôn nhân gia đình hạnh phúc mỹ mãn.

Có một đồng nghiệp nữ trẻ đẹp, nói với đệ tử Đại Pháp A rằng: “Ngày mai là Lễ Tình Nhân, dì cháu (vợ của A) có mua hoa tặng chú không?”

A nói: “Dì và chú là vợ chồng lâu rồi, không lãng mạn như thế”.

Đồng nghiệp nữ nói tiếp: “Nếu không thì để cháu mua bó hoa tặng chú”.

A nói nghiêm khắc: “Không được đùa”.

Có một đồ đệ nữ nói với A rằng: “Thưa thầy, mặt thầy đỏ rực kìa, em chỉ muốn hôn thầy một cái”.

A nghiêm mặt nói: “Chớ nói tầm bậy”.

Còn có một đệ tử nữ C, trong khi tụ hội với bạn bè, ngồi bên cạnh A, cô đưa tay xuống dưới gầm bàn nắm chặt tay A. A vùng tay ra, đứng lên rời khỏi bàn tiệc.

Đệ tử Đại Pháp C đến nhà em trai chồng. Theo lễ tiết phương Tây, gặp nhau ôm hôn. C đến nhà em trai chồng, em trai chồng vội vàng đứng dậy, giơ hai tay chuẩn bị đón tiếp C. C từ trong tâm phát ra một niệm: “Ngồi đó, chớ động”. Em trai chồng như là bị định trụ lại, một lát bèn ngồi xuống chỗ cũ.

Thanh khiết chốn nhân gian, siêu thoát khỏi vật dục, lấy khổ làm vui

Đệ tử Đại Pháp B một mình dẫn con đi khắp nơi thuê nhà, bị người ta bắt nạt, trong cảnh khó khăn, cô không dựa vào người khác, việc gì cũng tự mình làm, độc lập hoàn thành. Cho dù chịu nhiều trắc trở, tốn mất nhiều tiền oan uổng, cô cũng không tìm đồng nghiệp khác giới trong đơn vị hoặc nam đồng tu nhờ giúp đỡ.

Một số việc mà đàn ông cần chia sẻ gánh vác như sửa chữa bảo dưỡng đồ dùng gia đình, B đều tự mình mày mò làm, tra tìm trên mạng hết lượt này lượt khác, sửa chữa thế nào, mua vật liệu xây dựng thế nào… Một lần, đèn phòng ngủ hỏng, cô tốn thời gian mấy tháng trời mới làm cho phòng ngủ sáng trở lại. Có lúc, nửa đêm mất điện, van vòi tắm bị hỏng, quạt thông gió phòng tắm hỏng, cô đều tự nghĩ cách giải quyết. Sau này, thay đổi nội thất nhà mới, từ thiết kế, tìm công nhân, mua vật liệu xây dựng đến thi công, nhở từ hạt cát, lớn đến đồ điện gia đình, cô đều tự mình một mình làm. Ngoài ra, cô còn phải phụ trách giáo dục con. Con trai ở với cha thì xếp gần đội sổ, sau khi B dạy dỗ một tháng, thành tích của đứa trẻ xếp thứ nhất cả lớp, sau đó thứ nhất toàn trường, từ đó luôn đứng đầu bảng.

B nói: “Dưới sự dung luyện của Đại Pháp, cuộc sống của chúng tôi đơn giản tiết kiệm, siêu thoát khỏi vật dục, lấy khổ làm vui, có thể đảm đương nhiều việc, cuộc sống thanh tịnh thọ ích nhờ Pháp Luân Đại Pháp”.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/29/435454.html

Đăng ngày 09-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share