Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Đài Loan

[MINH HUỆ 21-12-2021] Cô Úc Thanh là một giáo viên tiểu học ở Đài Loan đã sử dụng các tiêu chuẩn của Pháp Luân Đại Pháp đó là Chân-Thiện-Nhẫn để giáo dục các em học sinh của mình. Các học sinh của cô ấy đã trở nên trung thực, tốt bụng và bao dung hơn. Cô ấy muốn chia sẻ một số câu chuyện về học sinh của mình.

4b1a47e0064b4b25d24d33cb1ca0798e.jpg

Cô Úc Thanh đã sử dụng Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn để giáo dục các em học sinh của mình

Học sinh cá biệt đã trở thành một đứa trẻ ngoan

Cậu bé Tiểu Vũ là một học sinh cá biệt trong lớp và cậu thường khiến cho các giáo viên phải đau đầu. Sau khi bắt đầu học Pháp Luân Đại Pháp từ cô Vũ Thanh, cậu bé đã biết đo lường các hành vi của mình dựa trên tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn và trở thành một học sinh ngoan ngoãn và chăm chỉ.

Một giáo viên dạy nghệ thuật cho biết: “Khi Tiểu Vũ mới được chuyển đến lớp học này, ánh mắt của cậu ấy rất hung dữ. Cậu ấy tỏ ra không hợp tác, thường tự cô lập mình trong lớp và không chú ý nghe giảng. Nhưng bây giờ nhìn cậu ấy rất thân thiện, biết chú ý nghe giảng và thậm chí còn có bạn bè“.

Giờ đây cậu ấy chăm chú đọc sách Pháp Luân Đại Pháp trong thư viện ở lớp học đọc hàng tuần. Nhìn thấy sự thay đổi hoàn toàn của Tiểu Vũ, một số bạn học cũng bắt đầu đọc sách cùng cậu ấy. Trước khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Tiểu Vũ thường tiêu khiển thời gian bằng cách đi lung tung trong phòng đọc hoặc trèo lên giá sách để phá rối, nhưng bây giờ cậu ấy đã biết trân trọng mọi thứ trong lớp đọc sách.

Đôi khi, Tiểu Vũ vẫn quên kiểm soát bản thân và bắt đầu pha trò thô lỗ thì các bạn của cậu lại nhắc nhở: “Đó không phải là những gì một học viên sẽ nói”. Cậu ấy đã biết lắng nghe và điều chỉnh lại hành vi của bản thân.

Tiểu Vũ biết rằng điều quan trọng là phải luyện công và cậu đã đề nghị cô giáo Vũ Thanh hướng dẫn luyện công bất cứ khi nào cô có thời gian. Câu ấy và một vài học sinh khác cùng luyện theo. Các học sinh cho biết họ cảm thấy cơ thể ấm lên và thoải mái sau khi thực hiện xong bài công pháp đầu tiên.

Cô giáo Vũ nghĩ rằng chỉ có một mình Tiểu Vũ là muốn học các bài công pháp, nhưng một số học sinh khác đã hỏi cô liệu chúng em có thể học theo không. Cậu bé Tiểu Vũ đã hỏi giáo viên của mình: “Tại sao cô không dạy cả lớp cùng học?”. Và giờ đây đã có nhiều học sinh luyện công cùng với cô Vũ.

f287300a5e1bcb8db0a0d9b8d9eb12ab.jpg

Các em học sinh đang ngồi xếp bằng đọc sách Đại Pháp.

Cô bé khó tính đã thay đổi sau khi ngồi thiền cùng với những học sinh khác

Cô bé Tiểu Lý là một học sinh ở lớp bên cạnh và thường xuyên có mâu thuẫn với những bạn khác. Sau khi nghe các bạn học sinh trong lớp của cô Vũ kể về cảm giác tuyệt vời trong khi thiền định thì Tiểu Lý đã quyết định tham gia luyện công cùng các bạn sau khi được sự cho phép của giáo viên.

Một ngày nọ, giáo viên của cô bé là thầy Chu đã nói với cô Vũ: “Cô bé Tiểu Lý đã thay đổi rất nhiều. Trước đây, cô bé sẽ tranh luận nếu có ai đó chỉ ra lỗi của mình. Nhưng bây giờ khi tôi thấy bất kỳ hành vi nào không phù hợp của cô bé, tôi chỉ cần nói: “Đây đã tuân theo Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn chưa?” thì cô bé sẽ lặng lẽ thay đổi hành vi của mình”.

Thầy Chu đã hỏi cô bé Tiểu Lý: “Em đã làm gì trong lớp học của cô Vũ?”

Cô bé trả lời: “Em ngồi nghe các bạn đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân và những câu chuyện tu luyện của các học viên trẻ tuổi”.

Thầy Chu lại hỏi: “Em có học được gì không?”

Cô bé nhanh nhảu trả lời: “Chúng em học trở thành người tốt bằng cách tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn!”

Thầy giáo Chu lại hỏi: “Chân-Thiện-Nhẫn là gì?”

Cô bé Tiểu Lý giải thích: “Chân có nghĩa là nói sự thật và làm những điều trung thực, Thiện có nghĩa là giúp đỡ người khác và quan tâm đến người khác, và Nhẫn có nghĩa là không phản kháng lại khi bị người khác chửi bới hoặc đánh đập”.

Thầy giáo Chu đã rất ngạc nhiên khi nghe thấy cô bé nói những lời này và nói: “Tôi không ngờ một học sinh khó tiếp xúc như Tiểu Lý lại có thể nói những điều như vậy. Tuy nhiên, tôi đã quan sát và nhận thấy cô bé không chỉ cư xử tốt hơn mà còn biết lễ phép và các mối quan hệ của cô bé với các bạn trong lớp cũng được cải thiện. Những học sinh trước đây không ưa gì cô bé cũng đã thay đổi thái độ với bạn, cô bé Tiểu Lý đã thay đổi rất nhiều sau khi tham gia lớp tập thiền định cùng với các bạn khiến tôi vô cùng kinh ngạc”.

Nhiều bạn học vây quanh Tiểu Lý và lắng nghe cô bé đọc thuộc lòng các bài thơ trong Hồng Ngâm. Những bạn học trước đây từng tránh né Tiểu Lý thì bây giờ lại mỉm cười và nói: “Mình hy vọng sẽ được học cùng lớp với bạn”. Cô bé Tiểu Lý cho biết đây là lần đầu tiên em cảm thấy được các bạn cùng lớp chào đón. Đôi mắt cô bé ánh lên niềm vui và cô bé nói rằng mình đang rất hạnh phúc.

Máu trong nước tiểu biến mất

Các em học sinh được khám sức khỏe định kỳ vào đầu mỗi học kỳ. Cô bé Trinh Trinh đã được phát hiện có máu trong nước tiểu. Nhân viên y tá của trường đã trao đổi với giáo viên phụ trách của cô bé là cô Vũ: “Trong tất cả các học sinh khối 4, chỉ có kết quả khám của Trinh Trinh là bất thường, chị hãy đề nghị bố mẹ cô bé đưa con đến bệnh viện để làm thêm các xét nghiệm”.

Mẹ của Trinh Trinh đã rất lo lắng và đưa con gái đến bệnh viện. Sau ba lần kiểm tra, kết quả đều giống nhau và bác sĩ nói rằng thận của cô bé có vấn đề. Cô bé còn quá nhỏ – làm sao có thể xảy ra vấn đề với thận của cô bé được?

Cô Vũ đã nói với Trinh Trinh: “Có lẽ em nên thử thành tâm niệm chín chữ chân ngôn ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’” và cô bé Trinh Trinh đã đồng ý. Sau một thời gian, cô bé Trinh Trinh đã đến bệnh viện để kiểm tra lại. Khi gặp lại giáo viên của mình, cô bé đã vui vẻ và nói: “Bác sĩ nói kết quả kiểm tra của em đã ổn rồi! Em rất vui, chín chữ chân ngôn quả là thần kỳ!”

Cô bé cũng chia sẻ thêm: “Cách đây 6 tháng, bố em phải làm phẫu thuật cắt bỏ khối u não và em rất sợ mất bố. Cô đã dạy em đọc thuộc lòng chín chữ đó nên em đã về nhà và nói với mẹ: có lẽ chúng ta cùng nhau nhẩm niệm và mẹ đã đồng ý. Ca phẫu thuật đã thành công và bố em sớm bình phục. Không chỉ có vậy, sau khi em tham gia luyện công thì những cơn đau dạ dày đeo bám em bấy lâu nay cũng biến mất!”

Khi còn học lớp ba, Trinh Trinh đã từng lấy một số văn phòng phẩm của bạn cùng lớp và không chịu thừa nhận. Sự việc này đã gây ra khá nhiều ầm ĩ trong trường. Sau khi cô bé bắt đầu học Pháp vào năm lớp bốn thì tính cách Trinh Trinh đã thay đổi. Giờ đây, cô bé thường giúp đỡ các bạn khác và ân cần nhắc nhở các bạn khi họ cư xử không phù hợp, “Đó không phải là điều mà một học viên sẽ làm”.

Cô bé Trinh Trinh bây giờ có thể ngồi thiền với hai chân trong tư thế kiết già và đọc các sách Đại Pháp. Bất cứ khi nào còn thời gian sau khi vệ sinh xong lớp học, cô bé sẽ hỏi thầy giáo: “Thưa thầy, chúng em có thể làm bài tập không?”.

Điểm số của một học sinh nam được cải thiện sau khi tu luyện Đại Pháp

Cậu bé Tiểu Thụy thường bị giáo viên la mắng vì điểm số của cậu ngày càng kém. Mẹ cậu rất nghiêm khắc nhưng cậu lại không có hứng thú với việc học. Sự tự tin của cậu bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng – cậu sợ các thầy cô giáo và chịu rất nhiều áp lực. Cậu bé bắt đầu có hành vi gãi chân để giảm bớt sự căng thẳng và đôi chân đã bị trầy xước đến mức suýt bị viêm mô tế bào và phải nhập viện.

Vì cảm thấy mình sẽ không thành công cho dù có cố gắng đến đâu nên cậu bé Tiểu Thụy đã bỏ bê không làm bài tập về nhà hoặc làm bài một cách qua loa và buông xuôi tất cả. Có một lần, cô Vũ đã gọi cậu lại và nói: “Một học sinh khác vừa nói cho cô biết rằng Tiểu Vũ đã từng đánh em, nhưng em chưa bao giờ phàn nàn việc này với giáo viên. Cô nghĩ em là một học sinh ngoan, tâm tính của em thậm chí còn xuất sắc hơn cả cô”.

“Em biết đấy, tất cả chúng ta đều đến từ thiên thượng. Chúng ta đến trái đất này là để tu Chân-Thiện-Nhẫn. Gia đình của chúng ta ở trên thiên thượng đang háo hức chờ chúng ta quay trở về nhà”. Khi cậu bé Tiểu Thụy lắng nghe những điều này thì hai mắt ngân ngấn lệ.

Từ đó về sau, cậu bé đã chủ động đọc Hồng Ngâm và học thuộc lòng một số bài thơ. Cậu ấy thậm chí còn bắt đầu hoàn thành các bài tập về nhà còn thiếu. Cậu bé hỏi cô Vũ: “Em có thể tham gia khóa thiền định nếu em hoàn thành xong bài tập của mình không?” Khi được cô Vũ đồng ý, cậu sẽ nhanh chóng ăn xong bữa trưa và hoàn thành các bài tập về nhà để có thể cùng những bạn khác ngồi thiền trong giờ giải lao buổi chiều, Tiểu Thụy có thể ngồi thiền được hơn 30 phút.

Dần dần, điểm số học tập của cậu bé được cải thiện. Trong các kỳ thi giữa học kỳ gần đây, điểm trung bình tất cả các môn của cậu đều trên 90. Cậu đã bắt đầu có được sự tự tin và trưởng thành về mọi mặt. Cha mẹ và giáo viên nhìn thấy sự thay đổi của cậu và thực sự mừng cho cậu.

“Hôm nay em có thể đọc sách Chuyển Pháp Luân không?”

Mỗi ngày vào giờ giải lao buổi chiều, cô Vũ Thanh sẽ yêu cầu một bạn đọc cho cả lớp nghe cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Lần nào cũng có em hỏi cô: “Thưa cô, hôm nay em có thể đọc cuốn sách không?”. Vì các em học sinh rất thích đọc cuốn sách này nên cô Vũ quyết định để các em thay phiên nhau đọc sách.

'图3:郁青老师带学生们读大法书。(郁青本人提供)'

Cô Vũ Thanh đọc cuốn Chuyển Pháp Luân và các sách viết về văn hóa truyền thống cho các em học sinh nghe

Chỗ ngồi đặc biệt khiến nhiều học sinh ghen tị

Có một hàng sách Đại Pháp trên giá sách của lớp học. Cậu bé A Long là người ngồi ngay cạnh giá sách, đôi lúc cậu bị giáo viên nhắc nhở vì có những hành vi chưa đúng, cậu đã nói: “Em không muốn ngồi ở đây, em muốn đổi chỗ”.

Cô giáo Vũ đã hỏi các học sinh khác: “Ai muốn đổi chỗ cho bạn A Long?” Một số học sinh đã giơ tay và nói: “Em muốn ngồi bên cạnh những cuốn sách Đại Pháp!”

Cậu bé A Long đã rất ngạc nhiên khi thấy các bạn tranh giành chỗ ngồi của mình. Cậu vội nói: “Tớ không muốn đổi chỗ ngồi. Các bạn ngồi đây có thể đặt sách không đúng chỗ và làm lộn xộn”.

Trong lớp học của cô Vũ, các em đều ghen tị với “chỗ ngồi đặc biệt” bên cạnh những cuốn sách Đại Pháp của A Long.

Chúng em yêu quý cô giáo mang Chân-Thiện-Nhẫn trong tâm

Khi hạt giống Chân-Thiện-Nhẫn được gieo vào tâm hồn của những đứa trẻ này, chúng ta có thể nhận thấy các em sẽ có những thay đổi từ trong tâm. Học sinh Tiểu Đường viết: “Cô Vũ là một giáo viên tốt bụng, trái tim cô luôn có Chân-Thiện-Nhẫn“.

Học sinh Tiểu Vũ lại viết: “Cô Vũ rất tốt bụng, cô đã cho em mượn cuốn sách Chuyển Pháp Luân để đọc và chỉ cho chúng em cách ngồi thiền. Cô ấy là giáo viên tuyệt vời nhất mà em từng gặp từ trước tới giờ”.

Học sinh Tiểu Phong đã viết: “Cô giáo của em có Chân-Thiện-Nhẫn trong tâm, cô đã giới thiệu Đại Pháp cho chúng em”.

Học sinh Tiểu An lại viết: “Chúng ta nên tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn, đó là Pháp lý cơ bản của vũ trụ này”.

Học sinh Tiểu Quân đã viết: “Cảm ơn cô Vũ đã dạy em Chân-Thiện-Nhẫn”.

Học sinh Tiểu Vũ lại viết: “Chuyển Pháp Luân không chỉ là một cuốn sách mà còn dạy chúng em cách trở thành một người tốt”.

Tiểu Vũ còn viết: “Với 46 cuốn sách (Pháp Luân Đại Pháp) quý giá, em có thể nhanh chóng ngộ ra nhiều chân lý hơn”.

Học sinh Tiểu Văn viết: “Em có thể giúp các bạn cùng lớp gặp vấn đề về tình cảm. Em có thể hướng dẫn bạn thực hành theo Chân-Thiện-Nhẫn để bạn có thể học được cách kiểm soát cảm xúc của mình”.

Học sinh Tiểu Toàn đã viết: “Sáng nay, em đã chơi trò chơi đuổi bắt với các bạn trong lớp và nghĩ rằng không ai biết về điều đó. Bây giờ em nhận ra mình không nên làm vậy vì em có thể làm tổn thương ai đó”.

Học sinh Tiểu Vũ lại viết: “Là một đệ tử Đại Pháp, em không nên nghiện chơi bút laser. Em xin lỗi các thầy cô và xin hứa sẽ không nghịch ngợm như thế nữa”.

Tiểu Vũ viết thêm: “Em sẽ không chạy ra ngoài hành lang nữa vì em muốn trở thành một người tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn”.

Học sinh Tiểu Xảo thì nói: “Khi em lớn lên, nếu bạn bè của em gặp khó khăn, em sẽ gửi cho họ cuốn sách Chuyển Pháp Luân và giúp họ nhớ lại Chân-Thiện-Nhẫn. Điều đó sẽ giúp họ vượt qua được các vấn đề của mình”.

Những điều như thế này đã diễn ra trong lớp học của cô Vũ hàng ngày. Hạt giống Chân-Thiện-Nhẫn đang trưởng thành và ngày càng lớn mạnh hơn. Con đường trưởng thành của những đứa trẻ này có thể đầy khó khăn và thử thách, nhưng các em đều đã biết “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/21/434750.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/23/197120.html

Đăng ngày 08-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share