Bài viết dựa theo lời kể một đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc
[MINH HUỆ 08-09-2021] Năm 1998, tôi được kết thánh duyên với Pháp Luân Đại Pháp. Dù lúc ấy còn rất trẻ, nhưng tôi đã bệnh tật khắp người, nhất là bệnh dạ dày rất nghiêm trọng. Nhiều người biết đây là bệnh dưỡng sinh, lại càng khó trị. Để điều trị, tôi và người nhà chạy vạy khắp nơi tìm cầu thuốc thang, tốn kém không ít mà thân thể không thấy khá lên chút nào. Tôi cứ tối ngày đầu óc ủ rũ, Trung y, Tây y các loại đều dùng cả. Sau đó, bệnh tình phát triển đến giai đoạn cuối, tôi chán ăn, cả đêm mất ngủ, gầy như da bọc xương, chẳng còn ra hình người nữa, thực sự là khổ không thể tả. Chồng tôi vì để lo tiền cho tôi chữa bệnh mà thức khuya dậy sớm kiếm tiền, mà thu vẫn chẳng đủ bù chi, nợ nần chồng chất. Cả gia đình tôi như bị bao phủ trong mây mù ảm đạm.
Con dâu oán hận bố chồng, thân tâm kiệt quệ
Vì nợ nần, có lần, kinh tế gia đình tôi lâm vào cảnh khốn khó. Mẹ chồng đã qua đời, tôi không cũng không dám mở miệng vay tiền bố chồng. Bố chồng tôi tính khí ngang tàng. Còn tôi tâm tranh đấu cũng không kém, mỗi lần động chạm đến lợi ích thiết thân thì như bị kim châm vào mạch, tâm lý bất bình, dường như chỉ vì một khẩu khí mà sống vậy. Bố chồng tôi không bao giờ giúp tôi trông cháu, hễ có chuyện thì không bỏ qua, mà thường mắng nhiếc xối xả. Mặc dù tôi oán khí chồng chất, nhưng thấy bố chồng đã già rồi, cần phải hiếu kính ông, nên tôi thường giúp ông các việc, giặt giũ và nấu nướng, làm xong việc đồng áng nhà bố chồng rồi, lại đến việc nhà mình. Mặc dù vậy, ông vẫn thấy tôi không thuận mắt, lúc nào cũng bảo tôi cái này không đúng, cái kia không được, thế nào cũng không vừa ý ông.
Năm 1996, tôi đến bệnh viện đa khoa làm thủ thuật nạo thai, rồi về nhà điều dưỡng. Một hôm, buồn quá, tôi bế con trai nhỏ chơi bài với mấy người hàng xóm, bố chồng tôi về nhà thấy thế, liền mặt mày sầm xì, không cần biết phải trái gì, ngay trước mặt hàng xóm mà chỉ dâu mắng hòe, còn lôi chuyện quá khứ của tôi ra nói, bảo tôi sao không ra đồng làm việc. Tôi kiên nhẫn giải thích với ông, rằng con đang ở cữ, không ra đồng làm nông được.
Đã thế, chồng tôi cũng hùa theo bố chồng lớn tiếng mắng nhiếc tôi, như dổ dầu vào lửa. Thấy chồng cũng không thông cảm cho chỗ khó xử của mình, trong lòng tôi khó chịu đến cực điểm, bụng nghĩ nhà mẹ đẻ ở xa quá, muốn tìm người kể khổ cũng không có, trong lòng trào lên nỗi bi quan, oan ức, nước mắt cứ lã chã tuôn ra.
Mỗi lần ấm ức là thế, nhưng tôi vẫn bỏ qua cho bố chồng. Ông dù nổi nóng với tôi, nhưng dù sao cũng là người một nhà. Bởi vậy, thấy ông bận bịu, tôi vẫn chủ động giúp ông nấu cơm. Nhà tôi có gì ngon đều mời ông ăn. Chị chồng mỗi lần về nhà, nhà tôi đều chiêu đãi. Vậy mà bố chồng không chút cảm kích, như thể khối băng cứng không sao tan nổi. Một lần, bố chồng tôi mua cho con tôi hai chai nước, mà về ông cũng bảo tôi trả tiền. Có lần, ông nổi đóa đánh cả hai vợ chồng tôi. Từ lần đó, cơn oán hận bố chồng chất chứa ngày càng sâu dày trong tôi.
Chuyện buồn trong nhà khiến tôi thân tâm kiệt quệ. Vì thế mà tôi mắc bệnh viêm dạ dày, uống thuốc vào thì lại biến chứng viêm họng, đau đầu, cảm mạo, mà thuốc thang chẳng mấy tác dụng, bệnh tình thì ngày càng nhiều, khả năng miễn dịch ngày càng kém, trong lòng lúc nào cũng ảo não, khổ sầu không tả xiết, xem ra kiếp này chỉ có làm bạn với thuốc.
Hạnh ngộ Đại Pháp, cải tử hoàn sinh
Đúng trong lúc tuyệt vọng ấy, mùa đông năm 1998, tôi may mắn được biết đến Pháp Luân Đại Pháp. Nhớ hôm ấy học Pháp, tôi ngồi đơn bàn, hai tay nâng cuốn sách quý Chuyển Pháp Luân, hai mắt nhìn ảnh Sư phụ Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Đại Pháp), tôi thành tâm nói: “Sư phụ, con muốn trở thành đệ tử chân tu của Ngài.”
Về nhà, tôi tiếp tục học Pháp nửa giờ nữa. Sau đó, cơn buồn ngủ kéo đến, tôi cũng không nghĩ nhiều, bèn đi ngủ. Đêm đó, tôi ngủ một mạch, không mộng mị gì. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy tinh thần sảng khoái, tràn đầy năng lượng, tâm lý dễ chịu vô cùng. Trước nay, tôi chưa từng được trải qua cảm giác mỹ diệu như thế. Kể từ đó, chứng mất ngủ đeo bám tôi bao nhiêu năm qua đã hoàn toàn biến mất.
Từ đó trở đi, tôi hay đến tham gia nhóm học Pháp và luyện công tập thể. Bữa trưa, đồng tu nấu cơm bị khô, xào bắp cải. Tôi nghĩ mình bị bệnh dạ dày, không ăn được cơm khô, liền kể với đồng tu sự lo lắng. Cô ấy khích lệ tôi, nói: “Không sao đâu. Sư phụ giảng: ‘Tốt xấu xuất tự một niệm’ (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân). Chị ăn được mà. Sư phụ bảo không sao thì sẽ không sao đâu!”
Nghe vậy, tôi bèn yên tâm ăn. Kết quả, đúng là không có chuyện gì. Tôi đã hoàn toàn tín phục Sư phụ. Về nhà, tôi lôi hết thuốc Đông y, Tây y ra vứt bỏ đi.
Trong cuộc sống thường nhật, tôi làm việc gì cũng dùng tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp mà nghiêm khắc yêu cầu bản thân, mỗi ngày đều học Pháp, luyện đủ năm bài công pháp, chưa từng giải đãi. Sau khi được Sư phụ tịnh hóa thân thể, da dẻ tôi trở nên trắng hồng, khồng còn phải dùng đến một viên thuốc mà bao nhiêu bệnh tật dày vò lâu nay đều lặn mất tăm, nhân sinh quan cũng hoàn toàn đổi mới. Đại Pháp đã triệt để cải biến tôi từ trong ra ngoài, rót vào tôi sức sống mới, tưới mát nội tâm cằn cỗi của tôi như nắng hạn gặp mưa rào. Đại Pháp đã khiến tôi tái sinh, biến kẻ khốn khổ như tôi thành một người tràn ngập niềm hạnh phúc, hân hoan. Từ đó, tôi một lòng không ngại khó, nguyện theo Sư phụ bước trên con đường kim quang đại đạo phản bổn quy chân – quay trở về với “chân ngã” của mình.
Hóa giải mâu thuẫn, thiện giải oán duyên
Dưới sự chỉ dẫn của Đại Pháp, mọi thứ trong cuộc sống gia đình tôi đều suôn sẻ. Vợ chồng tôi cần cù chăm chỉ, rất nhanh đã trả được hết nợ.
Bố chồng và chị chồng tôi cũng bội phục, bởi họ đã đích thân chứng kiến sự thần kỳ và siêu thường của Pháp Luân Đại Pháp. Bố chồng khen tôi giỏi giang. Ông và chị chồng tôi cũng lần lượt bước vào tu luyện Đại Pháp.
Nhưng quãng thời gian tốt đẹp đó chẳng được bao lâu. Mấy tháng sau, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động cuộc bức hại tàn khốc đối với Pháp Luân Đại Pháp. Cả bố chồng và chị chồng tôi đều sinh tâm sợ hãi và từ bỏ tu luyện.
Thông qua học Pháp, tôi đã ngộ ra được ý nghĩa chân chính của sinh mệnh, minh bạch rằng trước kia, bố chồng đối xử với tôi như vậy đều là trong nghiệp lực luân báo mà hoàn nghiệp.
Sư phụ giảng:
“Trong tu luyện, khi đối xử với các mâu thuẫn cụ thể, khi người khác đối xử với chư vị không tốt, có thể có tồn tại hai loại tình huống: một là chư vị tại đời trước có thể đã đối xử không tốt với người ta; trong tâm chư vị thấy bất bình: ‘Cớ chi đối xử với tôi như vậy?’ Nhưng tại sao trước đây chư vị đối xử với người ta như thế? Chư vị nói rằng chư vị đâu có biết được lúc ấy, rằng đời này đâu liên quan gì với chuyện của đời kia; [suy nghĩ] thế không được.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Từ đó, cho dù bố chồng có trách mắng, nổi nóng, hay có những lúc không tiếp nhận ý tốt của tôi, nhưng trong lòng cũng rất tán đồng hành vi của tôi. Tôi không tính toán được mất cá nhân, trước sau giúp ông các việc, không oán không hận. Bố chồng trong lòng cũng vui về tôi, tự hào kể với bà con họ hàng: “Tịnh Liên học Đại Pháp tốt thật, đối xử với người già ngày càng hiếu thuận.”
Mấy năm nay, bố chồng tôi sống cùng em trai chồng, nhưng càng cao tuổi, sức khỏe của ông càng giảm sút, thói quen hút thuốc cũng rất có hại cho sức khỏe của ông.
Cuối tháng 5 năm 2020, bệnh tình của bố chồng tôi trở nặng, ông phải nhập viện. Vợ chồng tôi đang rất bận rộn vì mở quán cơm. Chồng tôi vì thế lại càng phải thức khuya dậy sớm lo quán ăn, rồi lại vào viện chăm bố. Cảm thông với chồng, tôi chủ động ra chợ mua đồ bổ dưỡng về hầm, rồi mang vào bệnh viện cho bố chồng, tận tâm phụng dưỡng ông như con đẻ, ngay cả việc rửa ráy, dọn đại tiểu tiện cho ông cũng không từ.
Các bệnh nhân và người nhà của họ trong bệnh viện đều nghĩ tôi là con gái ruột. Khi họ biết tôi là con dâu, họ đều ngưỡng mộ ông có một người con dâu như tôi. Mặc dù bố chồng ốm nằm viện, nhưng hễ tôi đến thăm, là tâm trạng của ông lập tức tốt hẳn lên, lại cười híp mắt: “Tịnh Liên, con đến rồi à?”
Một tuần sau, bố chồng tôi được xuất viện. Tuy không ở cùng một nhà, nhưng tôi vẫn lo chu toàn bổn phận làm con. Cứ hai ngày một lần, tôi lại mang cho ông những món ăn mà ông thích, cũng không ngại giặt quần áo và đổ bô nước tiểu cho ông. Trước đây, tôi không chịu nổi mùi đó. Nhưng giờ, tôi không ngại, cũng không ngửi thấy mùi gì cả. Có lẽ Sư phụ đã khóa bộ phận sợ bẩn cho tôi rồi. Bởi vậy, tôi luôn tỉ mỉ chu đáo, chịu thương chịu khó làm những việc mà ngay cả người nhà bố chồng tôi cũng không muốn làm. Chị chồng tôi về chăm bố chồng tôi mấy ngày mà ông cũng không vừa ý.
Bận bịu các việc xong, tôi liền cùng bố chồng học Chuyển Pháp Luân. Ông chỉ cảm thấy Đại Pháp tốt, Sư phụ tốt, nhưng chân tâm không muốn tu luyện. Cuối cùng, sức khỏe ông suy sụp. Chưa đầy một tháng sau, ông đã ra đi trong thanh thản.
Coi nhẹ tiền bạc, buông bỏ được mất
Bố chồng tôi khi còn sống nói ông đã tích cóp được hơn 36.000 nhân dân tệ để lo cho chi phí mai táng của mình. Nhưng sau khi ông qua đời, em chồng tôi lại phủ nhận điều đó. Vì vậy, vợ chồng tôi đã chủ động lo toàn bộ chi phí, chị em chồng không đả động một lời, trong lòng còn trách giận.
Chồng tôi trong lòng không phục. Lúc dọn dẹp đồ đạc của bố, chồng tôi tìm được mấy sổ ngân hàng, tôi liền tận tay đưa cho vợ của cậu em chồng. Nhưng chồng tôi và em chồng tôi vì chuyện đó mà trở nên bất hòa. Tôi cực lực khuyên can chồng. Cuối cùng, vợ của em chồng tôi đã đứng ra nói sự thật, người nhà chồng mới biết chuyện, đều hiểu tôi đã chân thành đối xử tốt với bố chồng. Sau đó, mọi người tuy ngồi ăn cùng bàn, nhưng giữa hai anh em đã có khoảng cách rồi.
Năm nay, vào ngày giỗ đầu bố chồng tôi, tôi muốn nhân ngày đặc biệt này để xóa bỏ khoảng cách giữa các anh chị em. Tôi dùng những Pháp lý ngộ được trong Đại Pháp để khuyên chồng tôi bỏ qua chuyện cũ, chồng tôi yên lặng lắng nghe và đồng ý. Trong lúc gia đình dùng cơm, tâm tình của mọi người đều tốt, tôn trọng lẫn nhau, cả nhà lại hòa thuận, vui vẻ như trước.
Lời kết
Nếu không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã không thể bảo trì được tâm thiện lương, bình thản ở nơi trần thế vốn xem tiền bạc là trên hết và coi trọng vật chất này, cũng không thể thiện đãi với mọi người hay sự việc gặp phải. Chính Sư phụ và Đại Pháp đã thiện giải những oan oán nhiều năm của tôi với người nhà.
Con chân thành cảm tạ Sư phụ và Đại Pháp đã cứu độ gia đình chúng con!
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/9/8/430555.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/10/196931.html
Đăng ngày 17-02-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.