Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở ngoài Trung Quốc
[MINH HUỆ 27-12-2021] Gần đây, nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế 10 tháng 12 (năm 2021), học viên Pháp Luân Công tại 36 quốc gia đã đệ trình lên chính phủ nước sở tại danh sách mới về những thủ phạm liên quan đến cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Theo đó các học viên yêu cầu chính phủ cấm những thủ phạm và các thành viên gia đình họ nhập cảnh và đóng băng tài sản của họ ở nước sở tại.
Trong 36 quốc gia này có 5 nước thuộc Liên minh Ngũ Nhãn (Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Australia và New Zealand), 23 nước thuộc Liên minh Châu Âu (Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan, Bỉ, Thụy Điển, Áo, Ireland, Đan Mạch, Phần Lan, Czechia, Romania, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Hungary, Slovakia, Luxembourg, Bulgaria, Croatia, Slovenia, Estonia và Malta) và 8 nước khác (Nhật Bản, Nam Hàn, Indonesia, Thụy Sỹ, Na Uy, Liechtenstein, Israel và Mexico).
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện đã bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại từ năm 1999. Trong cuộc bức hại này, nhiều học viên đã bị tra tấn đến chết và bị mổ cướp nội tạng. Gần đây, các học viên đã gửi nhiều danh sách những thủ phạm bức hại đến các quốc gia khác nhau, yêu cầu áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những kẻ vi phạm nhân quyền này. Lần đệ trình này đánh dấu lần đầu tiên quốc gia Estonia tham gia vào nỗ lực này.
Lỗ Vi, Phó bí thư Đảng ủy Ủy ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Bắc Kinh (UBCTPL), cựu Giám đốc Phòng 610 Thành phố Bắc Kinh có tên trong danh sách các thủ phạm tham gia bức hại lần này.
Thông tin cá nhân
Họ tên: Lỗ Vi (鲁为)
Giới tính: Nam
Quốc tịch: Trung Quốc
Ngày/tháng/năm sinh: Tháng 6 năm 1959
Nơi sinh: Thành phố Ôn Lĩnh, tỉnh Chiết Giang
Chức vụ
Tháng 1 năm 2006 – Tháng 12 năm 2009: Bí thư Đảng ủy kiêm Chánh án Tòa án Nhân dân Quận Xương Bình, thành phố Bắc Kinh
Tháng 1 năm 2010 – Tháng 3 năm 2016: Bí thư Đảng ủy kiêm Chánh án Tòa án Nhân dân Quận Hải Điến, thành phố Bắc Kinh
Tháng 4 năm 2016 – nay: Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Bắc Kinh
Tháng 4 năm 2017 – Tháng 12 năm 2019: Chủ nhiệm Văn phòng Phòng chống và Xử lý Tà giáo Thành phố Bắc Kinh (Phòng 610)
Tháng 12 năm 2019 – nay: Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát và Tư pháp của Đại hội Đại biểu Nhân dân Thành phố Bắc Kinh lần thứ 15
Những tội ác chủ yếu
Trong nhiệm kỳ làm Chánh án, Bí thư Đảng ủy Tòa án Quận Xương Bình và Tòa án Quận Hải Điến, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Chính trị và Pháp luật và Phòng 610, Lỗ Vi đã kết án tù nhiều học viên Pháp Luân Công. Một số học viên bị tra tấn đến chết trong khi bị cầm tù.
Tất cả học viên Pháp Luân Công bị kết án tù vì kiên định đức tin của họ với cáo buộc vi phạm Điều 300 Luật Hình sự “lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”. Mặc dù không có công tố viên nào có thể giải thích về cơ sở pháp lý cho việc gán nhãn Pháp Luân Công là tà giáo hay học viên Pháp Luân Công đã phá hoại điều luật nào, song cáo buộc này vẫn được nhà cầm quyền sử dụng làm cái cớ tiêu chuẩn để hình sự hóa các học viên Pháp Luân Công.
Một số trường hợp học viên Pháp Luân Công bị kết án tù trong nhiệm kỳ Lỗ Vi giữ chức Chánh án Tòa án Quận Xương Bình
Ông Tôn Sĩ Như, 66 tuổi, bị kết án 8 năm tù vào tháng 5 năm 2008. Ông thụ án trong Nhà tù Tiền Tiến, thành phố Thiên Tân. Mặc dù sau đó ông đã được tại ngoại để điều trị y tế, song ông vẫn bị bắt phải viết “báo cáo tư tưởng“ hàng tháng. Ông qua đời vào tháng 5 năm 2017.
Bà Vương Tú Cần bị bắt tại nhà trong thời gian diễn ra kỳ họp Lưỡng hội thường niên của ĐCSTQ vào tháng 3 năm 2006. Bà bị kết án 2,5 năm tù.
Bà Trương Tùng Mai bị kết án 3 năm tù vào cuối năm 2007 vì đã nói với mọi người về Pháp Luân Công và phát tài liệu liên quan.
Ông Lý Khai Hoa bị kết án 3 năm tù vào năm 2009 và bị giam trong Nhà tù Tiền Tiến, thành phố Thiên Tân.
Một số trường hợp học viên Pháp Luân Công bị kết án tù trong nhiệm kỳ Lỗ Vi giữ chức Chánh án Tòa án Quận Hải Điến
Trong thời gian Lỗ Vi giữ chức Chánh án Tòa án Quận Hải Điến, ít nhất 12 học viên Pháp Luân Công bị kết án tù.
Ông Trương Ngọc Minh bị bắt giữ khi đang mua đồ hàng tiêu dùng tại Khu phố Điện tử Trung Quan Thôn vào cuối tháng 7 năm 2009. Ông bị kết án 3,5 năm tù vào năm 2010. Ông bị thương nặng và bị đau bụng dữ dội do bị tra tấn trong tù. Ông đã qua đời sau chưa đầy ba tháng được trả tự do.
Ông Nghiêm Mộc Sâm, bà Lý Huệ, ông Tôn Nguyên Long và ông Trần Vũ Lôi bị bắt giữ vào ngày 26 tháng 2 năm 2014 và bị giam tại Trại tạm giam Hải Điến. Đến năm 2016, họ bị kết án sau hai phiên xét xử. Bà Lý bị kết án 3,5 năm tù, ba học viên còn lại, mỗi người bị kết án 4 năm tù.
Bà Diệp Thúy Bình bị bắt vào ngày 11 tháng 10 năm 2014 vì đã chia sẻ thông tin về Pháp Luân Công. Nhà của bà bị lục soát và bà bị giam tại trại tạm giam Hải Điến. Đến tháng 2 năm 2016, chị gái của bà đến trại tạm giam để gửi tiền cho bà thì biết được rằng bà đã bị kết án bí mật 7,5 tù và không còn ở trong trại tạm giam đó nữa.
Bốn học viên bị Tòa án Quận Hải Điến kết án tù vào năm 2015 gồm: bà Chu Tú Lan 4 năm tù, bà Triệu Tùng Lan 3 năm tù, bà Dương Thuận Mai 4 năm tù và bà Từ Tuấn 3 năm tù.
Bà Trần Hân Trúc bị Tòa án Quận Hải Điến kết án 4 năm tù vào ngày 13 tháng 1 năm 2016, mà gia đình và luật sư của bà không hề nhận được bất kỳ thông báo nào.
Một số trường hợp bị bức hại trong thời gian Lỗ Vi giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Bắc Kinh kiêm Giám đốc Phòng 610
Kể từ tháng 4 năm 2016, Lỗ Vi được đề bạt làm Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Bắc Kinh. Tiếp đó, từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 12 năm 2019, ông ta kiêm nhiệm chức Giám đốc Văn phòng Phòng chống và Xử lý Tà giáo Thành phố Bắc Kinh (hay Phòng 610)
Phòng 610 là một cơ quan đứng trên cả pháp luật, được thành lập để chuyên đàn áp Pháp Luân Công. Phòng 610 Bắc Kinh phụ trách công việc hàng ngày của cuộc đàn áp Pháp Luân Công trong thành phố. Cơ quan này còn phụ trách điều hành các cơ quan chính phủ các cấp như công an, viện kiểm sát, tòa án, hệ thống tư pháp và các cơ quan tuyên truyền ở Bắc Kinh để thiết lập một hệ thống vận hành toàn diện từ trên xuống dưới nhằm thực hiện chính sách khủng bố cực đoan nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công của ĐCSTQ , như “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể”, “học viên Pháp Luân Công bị giết chết được coi là tự sát” và “trực tiếp hỏa táng mà không cần điều tra nguyên nhân tử vong.”
Trong nhiệm kỳ của Lỗ Vi, ít nhất 13 học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết, bao gồm: Lý Tú Hồng, Lý Cương, Cảnh Quân, Khâu Thục Cầm, Phó Vân Mãn, Liễu Diễm Mai, Cát Sưởng, Văn Mộc Lan, Từ Tuấn Minh, Vương Phượng Long, Đỗ Văn Cách, Lý Thành Sơn, và Hầu Tuấn Văn.
Ngoài ra, nhiều học viên đã bị bắt, sách nhiễu và tống tiền, nhà cửa bị lục soát, và cuộc sống bị giám sát chặt chẽ. Một số người bị tra tấn trong lúc bị giam giữ tại các trung tâm tẩy não hoặc tại các trại tạm giam, gây tổn hại nghiêm trọng đến tinh thần và thể chất của họ. Một số khác còn bị kết án tù và bị tra tấn.
Theo thông tin Minh Huệ Net thu thập, trong năm 2007, ít nhất 68 học viên bị kết án tù hoặc bị xét xử, 254 học viên bị bắt giữ và 269 học viên bị sách nhiễu.
Trong năm 2018, 38 học viên bị kết án, 131 học viên bị bắt, 6 học viên bị đưa đến trung tâm tẩy não, 128 học viên bị sách nhiễu và 36 học viên bị quản thúc tại gia.
Trong năm 2019, ít nhất 30 học viên bị xét xử và 26 học viên bị kết án, 3 học viên bị bắt đến trung tâm tẩy não, 31 học viên bị lục soát nhà cửa và 74 học viên bị bắt giữ. Số trường hợp bị sách nhiễu lên đến gần 100 vụ.
Một số trường hợp tử vong:
Trường hợp 1: Bà Liễu Diễm Mai
Ngày 29 tháng 11 năm 2016, bà Liễu Diễm Mai bị bắt giữ và nhà của bà bị lục soát. Bà bị kết án 4 năm tù và thụ án trong Nhà tù Nữ Bắc Kinh. Vào ngày 24 tháng 1 năm 2018, gia đình bà nhận được cuộc gọi từ ban quản lý nhà tù thông báo rằng bà bị ốm nặng. Người nhà vội vã đến nhà tù và được cho biết rằng bà Liễu bị ung thư cổ tử cung và suy tạng, tính mạng bà đang gặp nguy hiểm, và bệnh viện không thể điều trị được cho bà. Khi gia đình nhìn thấy bà, bà nửa mê nửa tỉnh và không thể nhận ra họ được nữa. Những vết thương trên lưng bà bị mưng mủ. Ngày 12 tháng 11 năm 2018, bà Liễu qua đời, hưởng dương 52 tuổi.
Trường hợp 2: Bà Văn Mộc Lan
Ngày 14 tháng 10 năm 2017, bà Văn Mộc Lan, 75 tuổi, bị bắt giữ vì đã nói với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Bà bị giam tại trại tạm giam Quận Mật Vân. Bà đã tuyệt thực để phản bức hại.
Sau hai tháng tuyệt thực, bà bị phù nề toàn thân và trong tình trạng nguy kịch. Khi chồng bà từ chối đón bà, trại tạm giam đã tìm một học viên Pháp Luân Công địa phương đến đón bà. Người học viên này phát hiện bà Văn xuất hiện triệu chứng bị đầu độc bằng thuốc.
Do bị ĐCSTQ đe dọa và sách nhiễu, chồng bà Văn đã sợ hãi nên không cho bà trở về nhà. Bà Văn phải ở nhà một người bạn và qua đời vào sáng ngày 27 tháng 2 năm 2018.
Trường hợp 3: Bà Từ Tuấn Minh
Năm 2016, bà Từ Tuấn Minh, 65 tuổi, và chồng là ông Tôn Phúc Nghĩa bị bắt giữ vì giúp mọi người nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Mặc dù bà đã trốn thoát nhưng bà buộc phải sống xa nhà hơn một năm. Ông Tôn chồng bà đã bị kết án 3 năm tù giam.
Ngày 7 tháng 3 năm 2019, vợ chồng bà lại bị bắt sau khi ông Tôn mãn hạn tù hai tháng. Bà Từ được ra về vào buổi chiều sau khi được phát hiện bị cao huyết áp và bệnh tim. Ông Tôn bị tạm giam một tháng và sau đó bị chuyển đến trung tâm tẩy não.
Sáng ngày 23 tháng 4, bốn cảnh sát đến gõ cửa nhà và sách nhiễu bà Từ. Bà Từ không mở cửa nên cảnh sát đã phá rào và đột nhập vào. Họ uy hiếp bà và tìm cách buộc bà từ bỏ Pháp Luân Công. Họ còn tra khảo bà về nguồn gốc của tài liệu Pháp Luân Công được tìm thấy trong nhà bà. Bốn cảnh sát lưu lại nhà bà trong một tiếng đồng hồ và rời đi lúc 11 giờ sáng.
Ngày 26 tháng 4, sau vài ngày không thấy bà, người dì sống ở bên cạnh đã đến gõ cửa nhà bà nhưng không thấy ai mở cửa. Người dì lo lắng bảo và con trai bà Từ trèo qua hàng rào để vào kiểm tra bên trong. Anh ấy đã hoảng hốt khi thấy thi thể của mẹ mình đã cứng đơ tự bao giờ. Có lẽ bà Từ đã cố gắng đứng lên trước khi ngã khuỵu xuống giường, có máu chảy ra từ miệng bà.
Trường hợp 4: Bà Đỗ Văn Cách
Ngày 21 tháng 6 năm 2014, bà Đỗ Văn Cách bị bắt giữ tại nhà và bị kết án 4 năm tù giam. Sau khi bà mãn hạn tù ngày 20 tháng 6 năm 2018, nhân viên Phòng 610 đã giám sát bà chặt chẽ. Sự tra tấn về thể xác và tinh thần trong thời gian dài đã ảnh hưởng đến sức khỏe của bà. Ngày 1 tháng 2 năm 2019 bà qua đời, hưởng dương 55 tuổi.
Trường hợp 5: Bà Hầu Tuấn Văn
Bà Hầu Tuấn Văn ở quận Triều Dương, sinh tiền bà là một chuyên gia nổi tiếng trong ngành chứng thực. Vào tháng 5 năm 2017, cảnh sát đã bắt giữ bà và lục soát nhà bà bởi bà đã phát tài liệu Pháp Luân Công. Trại giam từ chối nhận bà vì lý do sức khỏe nên bà được tại ngoại. Vào cuối năm 2017, tòa kết án bà 2 năm tù giam. Do sức khỏe kém nên bà được thi hành án ngoài nhà tù. Đến tháng 1 năm 2019, Phòng Tư pháp Tiểu Quan ở quận Triều Dương đã đến sách nhiễu bà và bắt bà mang còng điện tử. Bà chịu áp lực tâm lý nặng nề và đã qua đời vào ngày 29 tháng 1 năm 2019.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/27/435256.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/6/198005.html
Đăng ngày 19-02-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.