Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 07-12-2021] Trong cả hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây, việc giữ hoặc phá bỏ lời thề đều có báo ứng. Có cả những lời thề tốt và lời thề xấu. Những lời thề tốt thúc đẩy những điều tốt đẹp, chẳng hạn như vợ chồng thề thốt gắn kết trăm năm, tình bạn bè kết nghĩa bền lâu.. Đối với những lời thề tốt đẹp như vậy, việc giữ chúng sẽ mang lại thiện báo, nhưng vi phạm sẽ dẫn đến ác báo.
Có một loại lời thề khác, mà chúng ta gọi là lời thề xấu. Những gì đang được cổ xúy là thứ gì đó xấu, chẳng hạn như phạm tội. Đối với những lời thề xấu như vậy, việc thực hiện chúng sẽ mang lại hậu quả xấu (chẳng hạn như bị truy tố tội phạm), nhưng nếu phá bỏ nó thì sẽ mang lại kết quả tốt đẹp.
Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, người ta tin rằng Thần đang dõi theo mọi lời nói và hành vi của chúng ta. Tôn giáo phương Tây cũng tin rằng Chúa đang dõi theo chúng ta. Người Trung Quốc xưa có câu: “Trên đầu ba thước có thần linh.” Vì vậy, bất cứ lời thề nào mà con người phát thệ, việc giữ hay phá bỏ chúng đều sẽ có báo ứng.
Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền vào năm 1949, môi trường ở Trung Quốc đã thay đổi đáng kể do học thuyết Giả-Ác-Đấu, học thuyết vô thần của chính quyền cộng sản. Ngày nay, nhiều người Trung Quốc không còn coi trọng lời thề nữa, nghĩ đó cũng chỉ như lời nói thông thường. Chính vì vậy mà động chút họ liền có thể tùy tiện buông lời thề, thậm chí thề độc, kiểu như: “Nếu không thực hiện, trời giáng ngũ lôi”, “Sẽ bị xe đâm chết”, hoặc “Sẽ đoạn tử tuyệt tôn.”
Họ có thể tùy tiện thề thốt, nhưng họ không nhận ra rằng ngay cả những câu nói như vậy cũng đi kèm quả báo.
Sau đây là câu chuyện của một người phụ nữ đã dùng mạng mình để thề độc và trải qua tử quan. May mắn thay, cô đã sống sót.
Thông Thông (bí danh) sinh ra ở một ngôi làng vào cuối những năm 1960. Khi cô còn nhỏ, cha mẹ đã mang cô tham gia vào một môn đạo nào đó. Cô kể lại rằng khi cô được bốn hoặc năm tuổi, có một đêm, một số đệ tử đạo môn đó đã lập một bàn thờ nhỏ với đồ cúng và thắp hương trong nhà cô. Sau đó, họ yêu cầu gia đình cô, bao gồm cả cô, quỳ trước bàn thờ và lập lời thề: “Nếu rời bỏ đạo môn, tôi sẽ hóa thành máu mủ và chết.”
Kể từ đó, gia đình cô đều quỳ lạy đạo môn đó mỗi ngày. Cô cũng làm như vậy và cũng tiếp tục thực hiện sau khi kết hôn.
Thông Thông bị ngã cây vào tháng 7 năm 1997 và bị thương cột sống. Cô bị liệt một phần. Các bác sĩ phải ghép bảy tấm thép vào cột sống của cô. Cô bắt đầu tiểu tiện không tự chủ được. Cô con gái năm tuổi của cô đã giúp cô dọn phân và nước tiểu, mẹ cô thì giúp tắm rửa mỗi ngày. Anh trai cô lo lắng đến mức tóc bạc đi chỉ sau một đêm.
Một số đạo hữu đã cầu nguyện cho Thông Thông, nhưng không có cải biến.
Năm 1998, Thông Thông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện thân tâm dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Dần dần, cô bắt đầu khỏe hơn. Cô có thể bỏ nạng đi. Cuối cùng, cô cũng có thể tự mình lo liệu mọi công việc nhà.
Hơn 10 năm trôi qua. Một ngày nọ, cô vô tình bị bỏng lòng bàn chân trái. Một năm sau, một khối phồng lớn xuất hiện trên mắt cá chân trái của cô. Sau khi chỗ lồi lõm xuống, nó để lại một lỗ ở đó. Vết hở này nối đến vết thương ở dưới lòng bàn chân cô. Không lâu sau, chân trái của cô sưng tấy và lòng bàn chân trái bắt đầu chảy mủ, có mùi hôi.
Một bệnh viện chẩn đoán cô bị viêm tủy xương. Cô bị cắt cụt chân trái phía dưới bắp chân. Máu mủ từ vết mổ chảy ra đầy nửa cái chậu. Bác sĩ thậm chí còn dặn chồng cô phải chuẩn bị kinh phí cho ca mổ thứ hai ngay lập tức.
Khi Thông Thông được di chuyển ra khỏi bàn mổ, cô vẫn chưa hoàn toàn tỉnh táo. Cô mơ hồ nhìn thấy một người đàn ông đang lái xe buýt về phía mình.
Người đàn ông nói: “Đi thôi. Tôi đang lái xe buýt đón cô. Cô có thể ngồi trên hàng ghế đầu vì cô vừa phẫu thuật.”
Thông Thông đáp: “Tôi sẽ không đi. Tôi đã không tu Pháp Luân Đại Pháp tốt. Nếu tôi tu tốt bản thân, chân của tôi sẽ không bị thế này.”
Người đàn ông lái xe biến mất ngay sau câu nói của cô. Cô đã tỉnh lại.
Thông Thông lặp đi lặp lại “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Cô cảm thấy có một lực kéo căng chân trái của mình lên xuống với sức mạnh rất lớn. Cô biết đó chính là Sư phụ Đại Pháp đang trị thương cho cô. Vết thương của cô đã lành lại ba ngày sau khi phẫu thuật, cùng với phần thịt non mọc lên trên vết thương. Chân cô cải thiện từng ngày, và vào ngày thứ 12, bác sĩ đã cho cô xuất viện.
Bác sĩ nói rằng anh chưa thấy vết thương nào lành lại trong khi vẫn còn sưng tấy nhiều như vậy. Hầu hết bệnh nhân sẽ phải ở lại bệnh viện ít nhất 20 ngày sau khi phẫu thuật, nhưng cô ấy hồi phục quá nhanh và thậm chí còn không cần phẫu thuật lần thứ hai.
Thông Thông nói với bác sĩ rằng đó là vì cô tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Sau đó, bác sĩ nói với chồng cô rằng: “Cô ấy đã bình phục nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Hãy để cô ấy tiếp tục tu luyện ở nhà. Đừng ngăn cản cô ấy.”
Thông Thông cũng đột nhiên ngộ ra rằng vấn đề ở chân mình là do lời thề độc mà cô đã lập với môn đạo kia. Cô hối hận thì đã không vô hiệu hóa lời thề đó sớm hơn.
Qua trải nghiệm của mình, Thông Thông nhận ra lời thề nghiêm túc như thế nào. Cô nhớ lại một lời thề độc khác mà cô đã lập khi còn nhỏ – cống hiến cả cuộc đời mình cho chính quyền cộng sản khi cô gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc và các tổ chức liên đới của nó tại trường.
Thông Thông nói rằng cô hy vọng tất cả người dân Trung Quốc có thể nghiêm túc xem xét lại những lời thề đó và tuyên bố hủy bỏ chúng. Dù họ có tin hay không thì lời thề đó sẽ vẫn có hiệu lực, trừ khi chúng ta hủy bỏ chúng.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/7/434472.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/10/196941.html
Đăng ngày 07-02-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.