Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 16-11-2021] Sư phụ giảng rằng chúng ta ở bất cứ nơi đâu cũng phải làm một người tốt. Trong quá trình tu luyện hơn 20 năm của bản thân, vô luận là ở nhà, ở đơn vị công tác hay ngoài xã hội, tôi đều nỗ lực chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn để làm các việc. Nhìn bề ngoài thì dường như tôi đã đáp ứng được những tiêu chuẩn này nhưng trong thâm tâm tôi vẫn cảm thấy bất bình. Thuận theo thời gian trôi đi, dưới sự chỉ dẫn của Đại Pháp và nhờ có sự bảo hộ từ bi của Sư phụ, tâm tôi dần dần trở nên bình ổn và tường hòa hơn.
Sư phụ giảng:
“Pháp môn này của chúng tôi chính là trực chỉ nhân tâm; ở nơi lợi ích cá nhân, gặp khi mâu thuẫn giữa người với người, thì liệu có thể coi thường coi nhẹ những chuyện ấy được hay không – đây là vấn đề then chốt”. (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Cuộc bức hại gây ra những khổ nạn cho gia đình
Vợ tôi vốn là một người phụ nữ hiền hậu và chăm chỉ. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã bị đưa đến trại lao động cưỡng bức hai lần, bị giam giữ vài lần và nhà cửa nhiều lần bị lục soát. Cuộc bức hại đã gây ra những thương tổn to lớn cho vợ và con tôi. Họ đã phải gánh chịu những nỗi thống khổ vượt ngoài sức chịu đựng. Người tu luyện có ý chí và sức chịu đựng lớn phi thường, nhưng người thân của họ chỉ là người thường. Khi phải đối mặt với chiến dịch bức hại trên toàn quốc của tà đảng nhằm chống lại Pháp Luân Đại Pháp, những người thân này phải đối mặt với áp lực cực đại, trải qua sự tăm tối và nỗi đau vô tận, dần dần chúng vượt quá khả năng chịu đựng của họ.
Đó là nguyên nhân khiến tính cách vợ tôi dần thay đổi, cô ấy trở nên cáu kỉnh và thường xuyên chửi bới tôi một cách vô cớ. Tôi hiểu, thông cảm và cảm thấy có lỗi với cô ấy, trong tâm cũng biết rằng chỉ có giảng chân tướng mới là phương thuốc hóa giải tốt nhất. Tôi đã nhiều lần giảng chân tướng cho cô ấy, nhưng vì tư tưởng cô ấy bị nhồi nhét bởi thuyết vô thần, cùng với đó là nỗi lo sợ cho tương lai của con chúng tôi nên cô ấy đã từ chối lắng nghe. Tôi chỉ có thể thể hiện cho cô ấy thấy rằng học viên Đại Pháp là những người tốt, bằng cách quan tâm nhiều hơn đến hai mẹ con, tận tâm chăm sóc gia đình, làm tốt công tác, làm tốt ba việc và học Pháp tốt hơn. Tôi sẽ dùng hành động để cảm hóa cô ấy, và sẽ lại giảng chân tướng cho cô ấy vào thời điểm thích hợp.
Vợ tôi đã nghỉ hưu cách đây vài năm. Ở Trung Quốc, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước nghỉ hưu sớm hơn 5 năm so với nhân viên bình thường nhưng họ vẫn được hưởng những đãi ngộ phúc lợi như khi đang làm việc. Vợ tôi có nhiều thời gian rảnh hơn, cô ấy viết thư pháp, đọc các bài thơ cổ, đi du lịch và chụp ảnh… nhưng hầu như không làm việc nhà. Sau mỗi buổi đi làm về, tôi là người nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa.
Cả đồng nghiệp và hàng xóm đều tán dương tôi là “người chồng kiểu mẫu”. Còn vợ và con tôi thì không ngừng trút giận lên tôi nhưng tôi không bao giờ tranh cãi hay phản ứng lại với họ.
Sư phụ giảng:
“Họ không hề gây sự với chư vị ở bề mặt, còn trong tâm lại rất tốt với chư vị; không phải như thế, [mà] cơn nóng giận thật sự xuất ra từ nội tâm. Bởi vì nghiệp lực rơi vào ai thì người đó thấy khó chịu; đảm bảo là như vậy”. (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Tôi thường cảm thấy vợ tôi thật đáng thương vì cô ấy dường như không thể khống chế được cảm xúc của mình. Cô ấy không muốn nghe hay tin vào bất cứ điều gì. Có lẽ tình huống này xảy ra là bởi tôi tu luyện chưa đủ tốt. Tuy nhiên, bất cứ người nào cũng là đối tượng cần được cứu độ, huống hồ là thân nhân, do đó chúng ta cần tận sức mà cứu người.
Chứng thực Đại Pháp tại nơi làm việc
Tôi là một giảng viên nội bộ trong công ty, công việc của tôi là giảng dạy và đào tạo cho các nhân viên. Tôi luôn nắm bắt tốt các công nghệ mới với phương pháp và thái độ giảng dạy nhiệt tình và tỉ mỉ. Vì có tính nhẫn nại và nhiệt tình nên tôi được bình chọn là giảng viên được yêu thích nhất. Các đồng nghiệp trong công ty tỏ ra ngưỡng mộ tôi và nói rằng tôi là một người tốt. Tôi nghĩ “có lẽ Sư phụ đã an bài chủng phương thức này để tôi có thể cứu được nhiều chúng sinh hơn”. Tôi đã giảng chân tướng cho những người mà tôi đào tạo.
Khi còn học ở trường đại học, tôi không học vẽ cơ khí, nhưng trong thời gian rảnh rỗi, tôi đã nghiên cứu chương trình Solidworks (phần mềm thiết kế cơ khí R&D). Mục đích ban đầu của tôi chỉ là để thiết kế và làm báo cáo cuối năm về sự đổi mới công nghệ. Nhưng sau đó nhiều đồng nghiệp chuyên thiết kế dụng cụ và linh kiện đã đến nhờ tôi vẽ giúp thay vì tìm đến các đồng nghiệp có tay nghề vẽ thủ công. Dần dần, tôi được coi là một chuyên gia về thiết kế và gia công trong công ty. Bất kỳ lãnh đạo nào có ý tưởng hay muốn gia công thứ gì đều liên hệ với tôi hoặc nhờ tôi tư vấn cho nhân viên của họ.
Những người trong nhà máy sản xuất đều bội phục những bản vẽ do tôi thiết kế vì tôi đưa cho họ cả bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ 3D. Một số được chú thích bằng các gợi ý và hình ảnh minh họa. Để tỏ lòng cảm kích, một số nhân viên nhà máy đã tặng quà cho tôi nhưng tôi kiên quyết từ chối. Tôi nói: “Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nên làm tốt chức trách và giúp đỡ người khác là những điều tôi nên làm”.
Đồng thời tôi cũng tận dụng cơ hội để giảng chân tướng cho họ và khuyên họ làm tam thoái. Tôi nghĩ: “Nếu tôi làm tốt thì sẽ giúp loại bỏ những nhân tố độc hại do ĐCSTQ quán thâu vào trong tư tưởng họ. Sau đó, họ cũng có thể truyền cấp sự mĩ hảo của Đại Pháp cho gia đình và bạn bè của họ”.
Sư phụ giảng:
“‘Ngộ’ mà chúng tôi nói không phải là cái ‘ngộ’ ấy. Chính cái mà họ nói là ‘ngốc’ về lợi ích vật chất của chúng ta; ‘ngộ’ mà chúng tôi giảng là cái ‘ngộ’ ấy. Tất nhiên, không phải là ngốc thật, chúng ta chỉ là coi nhẹ vấn đề lợi ích thiết thân thôi, còn tại các phương diện khác, thì chúng ta đều rất sáng suốt. Các công trình khoa học nghiên cứu mà chúng ta làm, lãnh đạo giao nhiệm vụ nào, hoàn thành công tác nào, chúng ta đều tỉnh táo minh bạch làm cho thật tốt. Nhưng chính ở điểm lợi ích cá nhân của bản thân chúng ta, [hoặc] khi gặp mâu thuẫn giữa người với người, [thì] chúng ta coi [chúng] rất nhẹ. Ai nói chư vị là ngốc? Không ai nói chư vị ngốc cả; đảm bảo là như vậy.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)
Sư phụ đã khai mở trí huệ cho tôi. Trong quá trình làm việc, tôi luôn có thể phát hiện ra những thiếu sót trong quy trình, công cụ hoặc thiết bị, để đưa ra các đề xuất cải tiến công nghệ. Trong khi những người khác dù cố gắng đến đâu cũng không thể nghĩ ra cải tiến mới thì tôi có thể tạo ra khoảng mười đổi mới công nghệ mỗi năm.
Do tôi làm việc rất nghiêm túc và chăm chỉ, nên đạt được kỹ thuật tương đối toàn diện. Lãnh đạo đơn vị rất tín nhiệm tôi, ông ấy đã nhờ tôi dẫn dắt một số đồng nghiệp tranh thủ thời gian rảnh rỗi để sửa chữa lại đồ cũ, tận dụng đồ phế phẩm nhằm giảm thiểu chi phí và tạo ra lợi ích cho công ty.
Năm ngoái, tôi và một số đồng nghiệp đã cùng nhau tu sửa thành công một số mặt hàng mang lại giá trị hơn sáu triệu nhân dân tệ. Sự kiện này đã được truyền hình và báo chí đưa tin vào dịp cuối năm. Lãnh đạo cấp trên đã rất vui mừng và càng đánh giá cao về tôi. Họ cảm thấy những gì tôi làm được vượt quá cả mong đợi của họ.
Nhờ vậy, tôi được tiếp xúc nhiều hơn với đội ngũ quản lý cấp cao. Khi tôi giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại, hầu hết họ đều chân thành lắng nghe và tiếp nhận.
Giảng chân tướng trong chiến dịch “Xóa sổ” của ĐCSTQ
ĐCSTQ đã phát động chiến dịch “xóa sổ” trên toàn quốc vào cuối năm ngoái. Tôi bị yêu cầu phải ký vào bản cam kết từ bỏ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tình huống này đã gây khó khăn cho lãnh đạo cấp trên. Tất cả họ đều biết về thành tích xuất sắc của tôi trong công việc, nhân phẩm và danh tiếng của tôi không có điểm nào phải chê trách, đặc biệt là những lợi ích mà tôi đã mang lại cho công ty. Họ cũng không nguyện ý gây áp lực buộc tôi phải ký.
Vì thành tích xuất sắc của mình, tôi được đánh giá là “nhân viên kiểu mẫu”. Đơn vị đã bình chọn tôi là nhân viên xuất sắc nhất và báo cáo với lãnh đạo cấp cao hơn của công ty. Trước thành tích, tư cách và uy tín của tôi, ban quản lý đã không thể hủy bỏ danh hiệu “nhân viên kiểu mẫu” của tôi nên họ đã báo cáo lên lãnh đạo công ty. Lãnh đạo công ty thì lo lắng và e sợ sẽ mắc phải “sai lầm chính trị” nên họ đã hủy bỏ danh hiệu “nhân viên kiểu mẫu” của tôi. Một số đồng nghiệp nói đùa rằng: “Có người được đề cử danh hiệu hàng năm và bị hủy bỏ danh hiệu hàng năm”.
Lần lượt từng cấp quản lý khác nhau đã đến nói chuyện với tôi. Tôi giữ mối quan hệ thân tình với hầu hết những người này nhưng họ lại không minh bạch tại sao Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại. Họ luôn mở lời kiểu như: “Chúng tôi không yêu cầu anh phải từ bỏ đức tin của mình, anh vẫn có thể tu luyện một cách kín đáo. Nhưng yêu cầu từ cấp trên là … ”
Mỗi lần họ đến gặp, tôi đều mỉm cười và nói: “Tôi rất hiểu và thông cảm với những khó khăn mà các anh đang phải đối mặt. Ở nước ngoài, Pháp Luân Đại Pháp được hồng truyền tới hơn 100 quốc gia và địa khu trên thế giới, và được đông đảo người dân đón nhận. Duy chỉ có ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Đại Pháp mặc dù trên thực tế tu luyện Pháp Luân Đại Pháp là hợp pháp theo luật pháp Trung Quốc”.
Tôi và một học viên khác trong công ty đã giảng chân tướng cho họ. Cuối cùng, chúng tôi nói với họ: “Chúng tôi sẽ không ký vào bản cam kết. Điều này không phải vì bản thân chúng tôi mà hoàn toàn vì muốn tốt cho các anh. Nếu các anh trợ giúp ĐCSTQ bức hại chúng tôi thì chẳng phải các anh cũng phạm tội ác sao? Nếu các anh ép buộc chúng tôi phải ký, tương lai khi ĐCSTQ bị giải thể thì các anh cũng sẽ bị liên lụy”.
Mỗi lần họ đến tìm chúng tôi nói chuyện thì tôi luôn coi đó như một cơ hội để giảng chân tướng và cứu người. Tôi biết Sư phụ đang gia trì và bảo hộ tôi, những hiện tượng trên bề mặt chỉ là để khảo nghiệm tín tâm của chúng tôi. Khi một số đồng nghiệp biết tôi đang chịu áp lực, họ nói rằng nếu tôi không ký vào bản cam kết thì sẽ bị đơn vị sa thải.
Sư phụ giảng:
“Một cái bất động sẽ ức chế vạn động!” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Trung Mỹ Quốc [1999])
Những người đồng nghiệp này nghĩ rằng tôi thật ngốc nghếch. Tôi đã nói với họ: “Tín ngưỡng của một người vô cùng trọng yếu. Nếu chỉ vì áp lực mà phản bội lại tín ngưỡng của mình thì anh ta đã mất đi căn bản để làm người”. Sau khi nghe tôi nói điều này, họ đã im lặng. Một số chỉ còn mạ lỵ tà đảng, những người khác thì đề nghị ký vào bản cam kết để hóa giải nguy nan cho tôi.
Một người quản lý sau đó đã gọi điện cho tôi và xin lỗi. Anh ấy nói rằng tôi đã cư xử rất ôn hòa với mọi người, điều này hoàn toàn trái ngược với những tuyên truyền của ĐCSTQ. Một người quản lý khác nói với tôi: “Tôi bội phục sự kiên định của anh, và thống hận ĐCSTQ”.
Trước đây thể ngộ của tôi về “đâu đâu cũng phải thể hiện là một người tốt” là nếu chúng ta làm việc tốt thì người khác sẽ cảm nhận được điều đó. Đến hôm nay tôi mới minh bạch ra ý nghĩa của việc chân chính làm một người tốt – đó là trong bất kể hoàn cảnh nào cũng phải chứng thực Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Nếu chúng ta có thể kiên định thì khổ nạn sẽ được hóa giải và chúng ta có thể cứu được nhiều chúng sinh hơn.
Sư phụ giảng:
“Lão Tử từng giảng câu: ‘Thượng sỹ văn đạo, cần nhi hành chi’. Kẻ sỹ bậc thượng được nghe Đạo, [hiểu ra] đắc chính Pháp không hề dễ dàng gì, hôm nay không tu thì đợi bao giờ nữa? Hoàn cảnh phức tạp, tôi nghĩ rằng trái lại lại là điều hay” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)
Trên con đường tu luyện của chúng ta và khi phải đối mặt với khổ nạn, những người xung quanh chúng ta sẽ có biểu hiện bất đồng, thái độ bất đồng và nhận thức bất đồng. Kỳ thực đó là trạng thái chính thường, tất nhiên điều đó còn phụ thuộc vào việc chúng ta có phải “thượng sĩ” hay không. Đặc biệt là trong cuộc bức hại này, nếu chúng ta có thể làm tốt các việc bất kể người khác nói gì hay đối đãi với chúng ta ra sao, và luôn kiên định tín tâm vào Sư phụ và Đại Pháp thì chúng ta sẽ có thể cứu được những người xung quanh.
(Pháp hội giao lưu tâm đắc thể hội đệ tử Đại Pháp Trung Quốc Đại lục lần thứ 18 trên Minh Huệ Net)
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/16/433156.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/11/19/196647.html
Đăng ngày 07-02-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.