Theo phóng viên báo Minh Huệ ở Bắc Kinh, Trung Quốc
Tên: Tô Đan (苏丹)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 31
Địa chỉ: Khu số 6 khu dân cư Dụ Long, quận Thuận Nghĩa, Bắc Kinh
Nghề nghiệp: Chưa rõ
Ngày bị bắt gần nhất: Ngày 20 tháng 2 năm 2011
Nơi bị giam gần nhất: Trại lao động cưỡng bức nữ Bắc Kinh (北京市女子劳教所)
Thành phố: Bắc Kinh
Hình thức bức hại: Giam giữ, thẩm vấn, lao động cưỡng bức, tẩy não, đánh đập, tra tấn, kìm hãm thể xác, nhà bị lục soát, cấm thăm viếng.
[MINH HUỆ 22-06-2011] Cô Tô Đan sống ở thành phố Thường Đức, tỉnh Hà Bắc. Cô chuyển đến quận Thuận Nghĩa ở Bắc Kinh vào năm 2008. Khi cô Tô ở nhà một mình vào ngày 20 tháng 2 năm 2011, người quản lý khu dân cư là Lưu Đông Mai đã lừa cô mở cửa khi nói cần kiểm tra hộ khẩu. Khi cô Tô mở cửa, có ba người đã xông vào nhà và ra lệnh cho cô đến đồn công an với họ để “nói chuyện”. Khi họ đưa cho cô lệnh bắt giữ mà không ký tên, cô Tô đã từ chối hợp tác. Công an sau đó đã bắt giữ phi pháp cô Tô. Họ cũng lục soát nhà cô và lấy đi hai máy tính xách tay và nhiều tài sản cá nhân khác.
Cha mẹ cô Tô nhận được thông báo việc cô Tô bị giam vào ngày 24 tháng 2 năm 2011, nhưng lại không có chữ ký ở trong đó. Chồng cô Tô đã thuê một luật sư vào ngày 1 tháng 3 năm 2011, nhưng công an phụ trách vụ việc là Mã Hiểu Vũ đã từ chối không cho luật sư gặp cô Tô, nói rằng trường hợp của cô có liên quan đến “bí mật quốc gia”. Chỉ sau khi chồng cô Tô và luật sư gửi đơn khiếu nại lên Văn phòng Viện kiểm sát và Phòng khiếu nại thuộc Bộ công an quận Thuận Nghĩa, thì Mã mới đồng ý cho luật sư gặp cô Tô.
Cô Tô nói với luật sư vào ngày 9 tháng 3 năm 2011 rằng lính canh ở Trại giam quận Thuận Nghĩa đã đánh cô tàn nhẫn và khiến cô bị chấn thương nghiêm trọng trong lúc hai tay chân của cô Tô vẫn bị còng vào chiều ngày 21 tháng 2 năm 2011. Cô được chuyển đến Bệnh viện công an để chữa trị vào tối ngày 24 tháng 2; hai lính canh cũng đánh cô ở trong xe công an khi đang trên đường đến đó. Cô phải nằm viện hơn 10 ngày.
Miêu tả tra tấn: Hai tay và chân bị cùm lại với nhau
Cô Tô bị nhận bản án giam một tháng vào ngày 21 tháng 2 năm 2011. Tuy nhiên, cô không trở về nhà và gia đình cũng không nhận được thông báo gì khi thời hạn giam của cô kết thúc. Khi cha mẹ đã lớn tuổi của cô đến Trại giam Thuận Nghĩa vào ngày 21 tháng 3 năm 2011, họ được thông báo rằng cô đã chuyển đến Trại giam huyện Hoài Nhu vào ngày 20 tháng 3 năm 2011. Hai người sau đó đi đến Trại giam Hoài Nghĩa, nhưng giám đốc họ Thái không cho họ vào thăm cô Tô, nói rằng ông ta không nhận được biên bản yêu cầu vào thăm.
Cha mẹ cô Tô đã đến Bộ công an Thuận Nghĩa để giải quyết vụ việc vào ngày 23 tháng 3. Tuy nhiên, công an Triệu (số thẻ: 048330) và một công an khác (số thẻ: 048841) đã nói họ đến Phòng pháp chế. Tại phòng này, họ được thông báo đến Phòng tiền xét xử. Công an Vương (số thẻ: 057574) ở Phòng tiền xét xử nói rằng vấn đề của hai người đã được giải quyết. Hai người sau đó tiếp tục đến Trại giam Hoài Nghĩa để gặp con gái, nhưng chính quyền ở đó nói hai người không có đủ giấy tờ để vào thăm cô Tô.
Cô Tô bị kết án lao động cưỡng bức vào ngày 29 tháng 3 năm 2011. Cô bị đưa đến Khu số 4 tại Trại lao động cưỡng bức nữ Bắc Kinh. Tại đó, cô bị ép phải ngồi thẳng trên một cái ghế nhỏ trong 18 giờ mỗi ngày, với hai tay đặt trên đùi không được cử động. Cô không được phép rời khỏi ghế ngay cả trong các bữa ăn. Nếu cô cử động thì sẽ bị ba tù nhân được cử đến giám sát đánh đập. Cô không được phép liên lạc với bất kỳ ai.
Miêu tả tra tấn: Ngồi trên ghế nhỏ
Để phản đối việc bị giam phi pháp, cô Tô đã từ chối hợp tác trong mọi hoạt động giành cho tù nhân ở nhà tù, như là “học”, tập thể dục buổi sáng, lao động, hay trả lời khi điểm danh. Đội phó Đường Tinh Tinh đã cấm cô Tô dùng nhà vệ sinh vì cô không trả lời khi điểm danh. Do bị tra tấn và bị buộc phải ngồi trên ghế nhỏ trong thời gian dài, cô bắt đầu đi vệ sinh ra máu và hai bên mông của cô bị mưng mủ.
Chồng cô Tô đã khiếu nại với Vu Chí Thành ở Cục lao động cưỡng bức Bắc Kinh về việc cô Tô bị tra tấn cuối tháng 4 năm 2011. Vu đã ra lệnh cho Quách Triệu Khải, trưởng Phòng giám sát thuộc Trại lao động cưỡng bức nữ Bắc Kinh đi điều tra. Quách đã họp gia đình cô Tô và quản lý trại lao động vào ngày 11 tháng 5 năm 2011. Quản lý trại đã khẳng định rằng không có tra tấn hay đánh đập nào diễn ra ở đây.
Trong lần đến thăm vào ngày 13 tháng 6 năm 2011, gia đình đã phát hiện người cô Tô rất gầy và tinh thần không rõ ràng. Trước khi đến thăm, đội trưởng Đỗ Kính Bân, đội phó Đường Tinh Tinh và lính canh Trương, phụ trách tẩy não cô Tô, đã dọa nạt gia đình cô Tô và cố tìm xem có người nào trong gia đình tập Pháp Luân Công. Thanh tra Trương ở Viện kiểm sát Thuận Nghĩa nói rằng cô Tô không bị đánh, nhưng từ chối xác nhận bằng văn bản.
Tòa án đã yêu cầu một bản khai có xác nhận ở ủy ban khu dân cư nơi cô Tô ở vào ngày 23 tháng 5 năm 2011. Tuy nhiên, trưởng khu Lý Ngọc Xuân đã nói rằng cấp trên của bà ta, Chu Ngọc Tinh, trưởng phòng “chống tôn giáo” khu dân cư Quang Minh, ra lệnh không cho bà ta thông báo văn bản này.
Ngày 13 tháng 6 năm 2011, tòa án đã gọi cho gia đình cô Tô và thông báo rằng Bộ công an Thuận Nghĩa đã gửi một danh sách câu hỏi và gia đình có thể có bản sao chép vào ngày hôm sau. Vị luật sư được thông báo cung cấp chứng cứ vào lúc 8 giờ 30 phút sáng ngày 21 tháng 6 năm 2011, là lúc ngày xét xử được công bố.
Những cá nhân tham gia bức hại:
Lý Thụ Danh, đại diện Bộ công an Thuận Nghĩa và là phó Phòng pháp chế: 86-10-69424072
Khu số 4 Trại lao động cưỡng bức Bắc Kinh: 86-10-60278899, số máy lẻ: 5401
Quách Triệu Khai, trưởng Phòng giám sát thuộc Trại lao động cưỡng bức nữ Bắc Kinh: 86-10-60278899, số máy lẻ: 6107
Đội trưởng Đỗ Kính Bân và đội phó Đường Tinh Tinh: 010-60278899, số máy lẻ: 5401
Phòng xét xử: 010-69424072
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/6/22/苏丹遭北京女子劳教所虐待-家属控告立案-242824.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/6/29/126333.html
Đăng ngày 20-07-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.