Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên
[MINH HUỆ 15-06-2011] “Trung tâm giáo dục luật pháp Nam Sung” là một trại tẩy não bí mật nhắm đến các học viên Pháp Luân Công. Nó được thiết lập ở Dương Nhân Loan, khu Tây Sơn Phong, thành phố Nam Sung, tỉnh Tứ Xuyên. Trại tẩy não Nam Sung được thành lập vào năm 2003 với nguồn tài trợ lớn. Phục Thiểu Lâm, viên chức nghỉ hưu ở Ban tư vấn chính trị thành phố Nam Sung, là “hiệu trưởng”. Bành Đông Thắng, cựu tổng bí thư đảng của công ty Tàm Kiển, phụ trách tổ chức các phương pháp tẩy não.
Trại tẩy não Nam Sung (“Trung tâm giáo dục luật pháp Nam Sung”)
Trại tẩy não tỉnh Tứ Xuyên gần đây đã mở nhiều phiên tẩy não. Mỗi tỉnh và thành phố đều có chỉ tiêu cho trại này, Phòng 610 tỉnh Tứ Xuyên trực tiếp phân công và mỗi phiên tẩy não đều phải đáp ứng chỉ tiêu này. Công an ở đội an ninh nội địa đã bắt cóc và đưa nhiều học viên đến trại tẩy não để đáp ứng chỉ tiêu này. Chính quyền đã cấp 40 000 nhân dân tệ cho mỗi cá nhân để giam giữ và tẩy não từng học viên. Chính quyền thành phố Nam Sung đã chi 38 000 nhân dân tệ cho chi phí sinh hoạt của nhân viên trại tẩy não. Mỗi học viên được chỉ định một người gọi là “trợ lý” (theo dõi cá nhân), người sẽ đi theo học viên ở mọi nơi. Lương hàng tháng là 1 000 nhân dân tệ. Họ cũng được trả 50-100 nhân dân tệ mỗi ngày. Nếu họ có thể khiến học viên từ bỏ niềm tin, họ sẽ được thêm nhiều phụ cấp khác. Phục Thiểu Lâm chính là người yêu cầu cấp trên của ông ta cho thêm nhiều phụ cấp.
Có rất nhiều phương pháp mà nhân viên ở trại dùng để tẩy não học viên Pháp Luân Công, như người ở nhiều Phòng 610 khác nhau đến làm việc ở đây đều dùng “chứng minh thư” giả; “trợ lý” viết các thư ca ngợi hoặc làm những biểu ngữ bằng vải để ca ngợi (có tên học viên trong đó) để đánh lừa học viên trong phiên tẩy não.
“Trợ lý” phải làm những việc sau:
(1) Theo dõi học viên 24 giờ một ngày. Họ có quyền hạn chế và lấy đi tự do cá nhân của học viên.
(2) Tẩy não và lừa gạt học viên để họ từ bỏ niềm tin.
(3) Buộc học viên viết cái gọi là “giấy cam đoan” từ bỏ tu luyện.
(4) Ép học viên chép tay các sách báo nói xấu Pháp Luân Công, và xem các băng hình giả dối
(5) Trừng phạt học viên nếu họ từ chối “chuyển hóa” bằng cách cấm ngủ, ép học viên ngồi trên sàn không cử động, tra tấn và làm suy yếu tinh thần của học viên, hay đe dọa họ đi lao động cưỡng bức.
Thành phố Lãng Trung là một ví dụ, 12 học viên ở thành phố này bị đưa đến Trại tẩy não Nam Sung, gồm có Dương Thuận Bản, Phùng Bình, Nhậm Ngọc Thanh, Trương Cầm, Nhiễm Viện Đức, Hồ Văn Quỳnh, La Trị, Lưu Hưng Ngọc, Phan Nguyệt Trân, Trang Huệ Quần, Võ Đông Tô và Lý Hồng Anh. Trong số đó, học viên Phan Nguyệt Trân đã hai lần bị đột quỵ ở trại tẩy não và được đưa đi bệnh viện cấp cứu. Bà Hồ Văn Quỳnh cũng gần như bị mù do bị ngược đãi ở trại. Bà sau đó bị kết án một năm lao động cưỡng bức vì bà cự tuyệt từ bỏ niềm tin. Những học viên này tiếp tục bị sách nhiễu sau khi được thả. Công an và viên chức ở ủy ban địa phương liên tục sách nhiễu và giám sát họ.
“Trợ lý” làm các biểu ngữ bày tỏ cảm xúc dưới danh nghĩa học viên để lừa gạt mọi người
Giáo viên nghỉ hưu, bà La Trị ở thành phố Lãng Trung bị đưa đến trại tẩy não vào ngày 5 tháng 4 năm 2004. Phòng 610 yêu cầu trường học nơi bà làm việc cử đến một người “trợ lý”. Trong ba tháng bà La bị giam ở trại tẩy não, một người có họ là Đỗ và Chu Thanh Liên (đều là giáo viên nghỉ hưu) đã được cử đến trại để làm “trợ lý”
Chồng bà La, hơn 70 tuổi, bị bệnh teo não giai đoạn cuối, cần có sự chăm sóc của bà La. Chỉ sau khi chồng bà và con gái liên tục yêu cầu trả tự do cho bà, và con gái bà còn bị tống tiền 5 000 nhân dân tệ, thì bà La mới được về nhà vào ngày 20 tháng 7. Lúc đó, “trợ lý” Chu Thanh Liên đã tự bỏ tiền túi để làm biểu ngữ bày tỏ cảm xúc với danh nghĩa bà La, để mọi người liên tưởng bà La ca ngợi trại tẩy não. Biểu ngữ này vẫn được treo ở văn phòng trại tẩy não, và nó trở thành một gánh nặng tinh thần đối với bà La. Ngay cả khi bà không viết biểu ngữ hay cho phép họ dùng tên bà, cảm giác tội lỗi đã tổn hại sức khỏe của bà. Bà phải nhập viện trong thời gian dài. Hiện giờ cuộc sống của bà đang nguy kịch.
Đưa “chứng minh thư giả” cho Lưu Thanh Trân và Lưu Thuận Hoa, những người ở ủy ban khu dân cư đến tham gia bức hại
(1) Lưu Thanh Trân, không nghề nghiệp, sống tại số 5 Hoành Nhai, Cổ Liên Trì ở thành phố Lãng Trung. Bà ta được chính quyền địa phương thuê vào năm 2007 và được trả lương 600 nhân dân tệ hàng tháng để làm việc tại trại tẩy não như là “trợ lý” giám sát học viên Phan Nguyệt Trân.
Khả năng bức hại học viên của bà ta được chính quyền trại tẩy não đánh giá cao và bà ta tiếp tục làm việc tại trại tẩy não. Bà ta đã được “tái xác nhận” với chứng danh mới là nhân viên nghỉ hưu ở huyện Nghi Lũng.
(2) Lưu Thuận Hoa sống ở số 46 Hạ Tân Nhai, thành phố Lãng Trung. Bà ta đã thuê một diện tích của ủy ban dân cư địa phương để mở một trung tâm giải trí đánh mạt chược.
Bà ta là một trợ lý ở trại tẩy não. Thông tin trên chứng minh thư giả của bà ta ở trại tẩy não xác nhận bà ta từng là trưởng phòng quản lý ở huyện Nghi Lũng.
Vi phạm luật pháp bằng cách xông vào nhà người dân để bắt người phi pháp.
Tháng 4 năm đó, trại tẩy não đã mở một phiên tẩy não khác và có ba vị trí được phân bổ cho thành phố Lãng Trung, sau đó cả ba được phân bổ cho ba khu dân cư.
Sáng ngày 26 tháng 5 năm 2011, Nhạc Vĩnh Mô ở Phòng 610 và một nhân viên khác đã đến sách nhiễu ba học viên: Trang Hội Quần ở khu dân cư Thiên Mã Tự, Võ Đông Tô ở khu dân cư Phong Hoàng Lâu, và Lý Hồng Anh ở khu dân cư Ngụ Tư Viên.
Sáng ngày 30 tháng 5, Nhạc Vĩnh Mô, một viên chức ở ủy ban dân cư, đã lãnh đạo ba nhóm công an, mỗi nhóm hơn 10 người. Họ đến nhà ba học viên. Họ giả vờ đến kiểm tra đường ống nước, xác nhận bảo hiểm có thu nhập thấp hoặc từ nhân viên ủy ban dân cư địa phương, đến hỏi một số câu hỏi. Khi gia đình học viên ra mở cửa, họ đã xông vào và bắt cóc ba học viên khi họ đang chuẩn bị ăn trưa. Trong quá trình đó, họ đã phá hỏng hai cửa nhà ông Võ Đông Tô. Ông Võ bị còng tay, rồi bị kéo vào xe công an. Ba học viên bị đưa đến trại tẩy não. .
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/6/15/四川省南充市高坪区洗脑班黑幕(图)-242465.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/7/4/126499.html
Đăng ngày 13-7-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.