Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 05-12-2021] Sau khi bài kinh văn mới “Hãy tỉnh” của Sư phụ được đăng, tôi đọc đi đọc lại nhiều lần. Tôi xúc động sâu sắc và muốn chia sẻ thể ngộ với các đồng tu.
Sư phụ giảng:
“Pháp Chính Thiên Thể đã kết thúc; nay chính là đang quá độ sang Pháp Chính Nhân Gian. Phần lớn các đệ tử Đại Pháp sẽ theo Sư [phụ] Pháp Chính Nhân Gian.”
“Tuy nhiên, trong quá trình này, sẽ có rất nhiều các sinh mệnh mang nghiệp lực cực lớn và các phần tử tà đảng cộng sản sẽ bị đào thải sạch hết; đồng thời, trong các học viên Đại Pháp [thì] [ai] không làm tròn thệ ước được ký bằng sinh mệnh [của mình] khi đến thế gian, ví như, không làm tốt các việc của đệ tử Đại Pháp, không làm việc cứu người, do vậy mà có tâm người thường nặng nề, trường kỳ can nhiễu đến hoàn cảnh tu luyện của học viên; còn có [những người] đi theo kẻ tà ngộ (1) hoặc đặc vụ Trung Cộng ngụy trang thành học viên, và [những người] gây ra can nhiễu nghiêm trọng đến các học viên, thì đều sẽ phải gánh chịu hậu quả trong thực hiện (2) thệ ước.”
Khi Sư phụ nhắc đến “sẽ phải gánh chịu hậu quả”, tôi tự hỏi, những hậu quả ấy là gì?
Điều này nhắc nhở tôi về sự nghiêm túc và cấp thiết của việc tu luyện Đại Pháp. Vì cần cho Chính Pháp, Sư phụ đã liên tục kéo dài thời gian kết thúc Chính Pháp, trong khi Ngài phải gánh chịu mọi thứ trên vai. Tuy nhiên, nhiều học viên chúng ta đang ngồi đợi Chính Pháp kết thúc và không còn làm gì để cứu người nữa.
Một vài học viên sợ hãi và không thể từ bỏ được chấp trước sinh tử. Bất cứ khi nào họ cảm thấy căng thẳng, họ sẽ ngừng bước ra cứu người. Thay vì làm ba việc của đệ tử Đại Pháp thì họ chỉ làm có hai (học Pháp và luyện công, phát chính niệm)
Một vài người thì tà ngộ. Ngay từ đầu họ đã không phải là chân tu và hiếm khi làm việc cứu người. Dưới áp lực của trường bức hại, họ phát triển nghi tâm đối với Đại Pháp và từ bỏ đức tin của mình. Một vài thậm chí còn nộp sách Đại Pháp cho cảnh sát. Có vài người như vậy ở địa khu chỗ tôi và chúng tôi cố gắng giúp họ quy chính, nhưng vô ích.
Cũng có người nghĩ họ đã cứu người đủ rồi và họ đã đạt được tiêu chuẩn hoặc thậm chí còn tốt hơn những học viên trung bình. Họ tin rằng họ đã tu đạt đến những tầng thứ nhất định rồi. Họ cảm thấy hài lòng và chỉ muốn đợi giây phút viên mãn cuối cùng.
Năm ngoái, sau khi chính quyền phát động chiến dịch “Xóa sổ” trên diện rộng nhằm ép các học viên trong danh sách đen của Chính phủ từ bỏ đức tin của mình thì một lượng lớn học viên chỉ muốn bảo vệ bản thân và không còn muốn làm bất cứ điều gì để cứu người nữa. Ở địa khu của tôi, đặc biệt là vùng nông thôn, có nhiều đồng tu nghĩ theo hướng này. Thực ra, lối nghĩ này rất nguy hiểm và đã ly khai khỏi trạng thái của một người tu luyện.
Để tôi đưa một ví dụ minh họa: Chúng ta là những chiến binh trong chiến tranh, và tất cả các trận chiến chúng ta đều nỗ lực tuyệt vời, chiến thắng nhiều trận, đã có công lao, và được đề bạt lên những vị trí nhất định. Chúng ta cảm thấy rằng chúng ta đã tiến xa và làm quá trách nhiệm của mình rồi và muốn giữ mình. Nhưng chiến tranh thì chưa kết thúc. Trong trận chiến tiếp theo, chúng ta bỏ lỡ và không làm gì cả, điều này gây nên tổn thất lớn. Khi chiến tranh kết thúc, liệu chúng ta có thể gánh chịu được hậu quả không? Liệu những công lao mà chúng ta lập được trước kia có thể bù cho tổn thất mà chúng ta gây nên không?
Chúng ta biết trong truyện Tam Quốc diễn nghĩa, Mã Tốc, một vị tướng và là quân sư dưới thời Thục Hán đã thề sẽ trấn thủ Nhai Đình, một vùng trọng yếu để cấp quân lương. Vì dùng sai chiến thuật nên ông đã thua trận và nhiều binh lính của ông đã bị địch giết hại.
Mã Tốc không hề bỏ trận mà gắng hết sức để đảo lộn hình thế, nhưng ông không thành công. Cuối cùng, Mã Tốc bị thừa tướng Gia Cát Lượng chặt đầu theo giao ước của ông.
Qua câu chuyện này chúng ta biết rằng thậm chí một lời thề ở thế gian con người còn rất nghiêm túc, huống hồ là thệ ước mà chúng ta đã lập khi rời khỏi thiên quốc của chúng ta, để có được cơ hội trợ Sư chính Pháp.
Mặc dù hầu hết chúng ta không biết cụ thể những lời thệ ước ấy là gì, nhưng Sư phụ đã chỉ ra cho chúng ta rồi.
Sư phụ giảng:
“Đệ tử Đại Pháp là có trách nhiệm; dù thế nào thì đều phải hoàn thành thệ nguyện của chư vị đến thế gian; đó là chư vị ngay từ đương sơ [ban đầu] đã lấy sinh mệnh của Thần để bảo chứng thì mới thành sinh mệnh vĩ đại nhất của vũ trụ này hôm nay: đệ tử Đại Pháp.” (Gửi Pháp hội Châu Âu, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)
Sư phụ từ bi đã cho chúng ta cơ hội hết lần này đến lần khác. Tuy nhiên, có bao nhiêu người trong chúng ta coi sự từ bi của Sư phụ như một chiếc ô bảo hộ và có bao nhiêu người suy nghĩ nghiêm túc về những hậu quả của việc không làm tròn thệ ước đây? Thệ ước của chúng ta dĩ nhiên không phải chỉ đơn thuần là hình thức đâu mà những lời thệ nguyện đó cần được coi trọng cho đến cuối cùng.
Sư phụ cũng dạy chúng ta rằng:
“Chư vị nghe nói về Đại Thẩm Phán rồi chứ? Thời đương sơ có Thần ở tầng rất cao an bài rằng khi Chính Pháp kết thúc lúc cuối cùng sẽ có Đại Thẩm Phán; gồm cả chúng sinh dưới địa ngục và đã chết cũng sống trở lại bị thẩm [phán]; người đang sống cũng bị thẩm [phán], chư Thần toàn vũ trụ vị nào cũng bị thẩm [phán]. Trong truyền thuyết Tây phương đều có thuyết về Đại Thẩm Phán. Không chỉ là làm việc xấu mới phải thẩm phán; người và Thần có tác dụng chính diện, kể cả đệ tử Đại Pháp, cũng sẽ tiếp thụ thẩm phán. Mỗi từng sinh mệnh trong lịch sử từng làm những gì thì đều phải tự mình gánh trách nhiệm, đặc biệt là trong khi Chính Pháp vũ trụ, ai xuất từ mục đích gì, làm những việc gì, dẫu là việc nhỏ thế nào đi nữa, thì đều phải gánh trách nhiệm; ngay cả Thần, Quỷ và các sinh mệnh vi tiểu được [chỉ] định phụ trách khởi tác dụng chính-phụ trong Chính Pháp đều phải tiếp thụ thẩm phán. Chính là khởi tác dụng chính diện cũng phải thẩm phán như thế; trong việc mà chư vị làm có bao nhiêu chúng sinh vì chư vị làm không tốt mà không thể được cứu độ? Nếu là đệ tử Đại Pháp, thì thệ ước của chư vị có bao nhiêu là không được hoàn thành? Bản thân việc không hoàn thành chỉ là một phương diện, vì chư vị không làm, hoặc làm không tốt, thì hết thảy hậu quả lớn nhỏ đã tạo thành thì đều phải chịu trách nhiệm. Mỗi từng việc chư vị làm mà đem lại sỷ nhục cho Đại Pháp và lừa dối Chủ, mà không chịu gánh trách nhiệm có được không? Lời tôi nói này là chưa từng giảng trước đây; tôi cũng không muốn nói những việc này; nhưng chư vị thật sự nên thanh tỉnh thanh tỉnh, [giờ] đã đến lúc nào rồi?” (Giảng Pháp tại hội thảo luận Đài truyền hình Tân Đường Nhân, Giảng Pháp tại các nơi IX)
Sư phụ đã trả lời một học viên rất rõ rằng:
Đệ tử: Nếu rất nhiều đệ tử Đại Pháp chưa viên mãn, [và] tiến trình Chính Pháp kết thúc, vậy những đệ tử Đại Pháp đó sẽ như thế nào? Sẽ lưu lại tu luyện tiếp tục phải không
Sư phụ: Sẽ như thế nào, tôi cũng không thể nói. Việc nào đi việc ấy, thệ ước đã lập ra thế nào thì thông thường sẽ làm thế nấy, không có cơ hội thứ hai, không có cơ hội thứ hai đâu. (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)
Sư phụ cũng chỉ điều này ra một cách nghiêm khắc rằng:
“Trong các đệ tử Đại Pháp [ai] mà không tinh tấn, [ai] đi sang cực đoan, [thì hãy] lập tức quy chính bản thân, chân tâm học Pháp và tu luyện, vì các vị đang ở trong nguy hiểm nhất.” (Lý Tính)
Tất cả chúng ta đã thấy lượng người thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc mỗi ngày là 40.000 đến 50.000 người, con số này đã cho tôi thấy rằng một lượng lớn học viên Đại Pháp chưa bước ra thực thi sứ mệnh của mình. Hỡi các đồng tu, chúng ta hãy chớp lấy thời khắc cuối cùng này, phối hợp với nhau và hoàn thành thệ ước! Đừng cô phụ Sư phụ từ bi vĩ đại của chúng ta.
Đây là thể ngộ ở tầng thứ hữu hạn của tôi, xin hãy từ bi chỉ ra những điều không phù hợp.
Bài viết dựa trên nhận thức cá nhân của tác giả về trạng thái tu luyện hiện tại, xin được giao lưu cùng các đồng tu, “Tỷ học tỷ tu” (“Thực tu”, Hồng Ngâm)
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/5/434391.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/7/196891.html
Đăng ngày 23-01-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.