Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-08-2021] Cách đây ba năm, ý nghĩ đến thăm bà Lưu, một học viên địa phương cứ xuất hiện trong đầu tôi. Bà đã ngoài 80 tuổi, vì vậy tôi đến thăm bà.

Con gái lớn của bà Lưu mở cửa và quát vào mặt tôi: “Tại sao những người như cô (các học viên Pháp Luân Đại Pháp) vẫn bị ung thư!”

Giữ bình tĩnh, tôi nghĩ: Mình liệu đã làm hoặc nói điều gì không phù hợp nhỉ? Tôi không tìm được bất cứ điều gì sai, vì vậy tôi trả lời: “Ồ, vậy à? Chị ơi, mẹ chị đâu rồi?”.

Cô ấy bình tĩnh lại và kể với tôi về chẩn đoán ung thư bàng quang mới đây của mẹ cô. Bác sỹ đã nhiều lần liên lạc với họ về việc phẫu thuật, nhưng gia đình chưa thể quyết định được là phải làm thế nào.

“Gia đình chị nghĩ gì về cuộc phẫu thuật?” Tôi hỏi.

“Mẹ tôi có thể sống khỏe đến ngoài 80 là chúng tôi mãn nguyện rồi. Tuy nhiên, phẫu thuật không chắc sẽ cải thiện được. Bà còn phải đối mặt với tử vong trong phòng phẫu thuật. Phẫu thuật tốn kém lắm, và bà có thể phải chịu đựng nhiều hơn,” cô ấy trả lời.

“Mẹ chị nhìn nhận thế nào về cuộc phẫu thuật ?

“Bà không chịu phẫu thuật, vì vậy (chúng tôi) quyết định không phẫu thuật nữa. Bác sỹ yêu cầu bà và người nhà ký vì đã từ chối phẫu thuật,” cô nói thêm.

Tôi biết bà Lưu khá rõ: “Chị à, những gì chị vừa nói về việc phẫu thuật ở độ tuổi của bác là rất có lý. Trong suốt 20 năm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, mẹ chị có bị bất kỳ chứng bệnh nào khác không?”, “Không”, con gái bà Lưu trả lời.

Tôi hỏi, “Bà cụ có sử dụng bất kỳ loại thuốc nào không?”. “Không dùng một viên nào cả.”

“Tính tình của bác có cải thiện không?” “Tốt hơn nhiều so với trước đây!”, cô nói.

Tôi nói với con gái bà rằng “bệnh” của mẹ cô là giả tướng và bà tu luyện không vô ích. Tuy nhiên, từ góc độ tu luyện mà nói, bà đã bị mắc kẹt ở tầng thứ hiện tại và đang gặp phải một đại nạn.

“Ví dụ, (tôi dùng tay để giúp cô ấy hiểu), nói rằng mẹ chị đang ở tầng thứ này, và bà ấy không thể vượt qua một khảo nghiệm tu luyện. Đó không phải vì bà ấy không phải là một học viên tinh tấn.

“Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chỉ tốt cho thân thể chúng ta. Chính quyền trung ương đã thực hiện một nghiên cứu vào năm 1998, và kết luận rằng tu luyện Đại Pháp chỉ có lợi cho dân.

“Tu luyện không có hại gì cả. Chị có tín Phật không?”, tôi hỏi. “Có!”

“Thế chắc chị đã nghe nói về Phật Milarepa?” Cô ấy gật đầu.

“Phật Milarepa là một người giống như chúng ta trước khi ông đạt đến giác ngộ và về trời. Ông không thể bỗng nhiên bay lên trời trước mặt mọi người, vì thân thể của ông phải chiểu theo các quy tắc của cõi người này.

“Chẳng hạn, ông ấy có thể chết vì bệnh tật hoặc bị bức hại. Nhưng nếu ông ấy bay khắp bầu trời, thì ngay cả những kẻ có tâm địa xấu xa cũng sẽ đến tu luyện.

“Tín và ngộ sẽ là vô nghĩa. Có phải vậy không?”. Cô ấy lại gật đầu.

“Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp là có thời hạn. Điều kỳ diệu phi thường và chân tướng về Đại Pháp sau đó sẽ được tiết lộ cho mọi người.

“Vì vậy, nếu chúng ta muốn tu luyện, tại nhân gian này, chúng ta phải tuân theo lời dạy của Sư phụ Lý Hồng Chí. Chúng tôi đang học cuốn Chuyển Pháp Luân và chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

“Sao chị không xem qua cuốn sách ấy? Mẹ chị đang ở đâu? Bác ở phòng bao nhiêu? Em muốn đến thăm bác.”

Con gái của bà Lưu gọi điện cho em gái ở bệnh viện và đồng ý, mẹ cô ấy muốn gặp tôi. Tôi đã đi vào buổi chiều hôm đó.

Sắc mặt bà tái nhợt, nhưng giọng nói vẫn sang sảng. Tôi hỏi han tình trạng của bà. Bà Lưu nói rằng bà không chắc chắn.

“Bác có sợ không?”, tôi hỏi. Bà gật đầu nói có.

Tôi chia sẻ thể ngộ: Trong tình huống này, chúng ta nên giữ bình tĩnh và sau đó tự nhìn lại mình.

Khi gặp nguy hiểm, chúng ta vẫn phải ý thức rằng chúng ta là học viên Đại Pháp và bảo trì chính niệm của mình. Sư phụ đang chăm sóc chúng ta!

Rồi tôi đọc cho bà đoạn kinh văn sau:

“Học viên xuất hiện nghiệp bệnh nghiêm trọng, nó không gì ngoài hai mục đích. Một là để họ xuất hiện ra trạng thái ấy, xem xem người chung quanh nhìn [nhận] thế nào. Xem tâm chư vị động thế nào, xem chư vị có động tâm hay không; chẳng phải chính vấn đề đó sao? Mọi người đều đang động tâm; ‘Ái chà, họ tu luyện tốt thế, họ tại sao lại thành như thế nhỉ?’ Chấp trước liền dấy khởi xuất lai, nhân tâm đều [nổi] lên. Có người nghĩ: ‘Họ đều thế cả, tôi có thể đạt hay không?’ Các chủng các dạng ‘nhân tâm’ đều xuất ra trở lại. cựu thế lực kia liền nói: ‘Tôi làm việc này đúng chứ? Tôi để nghiệp bệnh của họ nghiêm trọng đến thế có mục đích chính là để kiểm nghiệm xem họ là chính niệm hay là nhân tâm; chúng tôi làm đúng chứ? Ngài xem đệ tử của ngài những nhân tâm ấy quay xuất trở ra chưa? Có nhiều tâm con người xuất trở ra lắm, cần phải nhắm thẳng vào những nhân tâm ấy mà làm.’ Từ đó gia tăng nghiệp bệnh của những học viên ấy, để xem chư vị còn tu hay không tu.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)

“Còn có một mục đích chính là [về] bản thân họ. Chính người xuất hiện nghiệp bệnh ấy tu như thế nào? Họ có thể trong trạng thái đó mà dùng chính niệm mạnh đến vậy để vượt qua không? Thật sự coi bản thân là một vị Thần, hoàn toàn là cái gì cũng không đặt trong tâm? Hôm nay tôi đọc Minh Huệ Net báo cáo, thấy một học viên chân bị đánh đến xương cốt vỡ nát cả, không nối tiếp lại thì đã băng thạch cao. Học viên này không nghĩ chút gì rằng bản thân sẽ tàn phế, hoàn toàn không để ý; hàng ngày học Pháp, chính niệm rất đầy đủ, có thể ngồi dậy được chút thời gian nào liền luyện công. Bác sỹ bảo rằng xương cốt vỡ của cô ấy vỡ nát rồi, chưa nối tiếp lại thì đã băng thạch cao, đó đều là bệnh viện của nhà tù làm; cô ấy không quan tâm, ‘tôi cần xếp bằng luyện công’, đau không chịu được vẫn cứ kiên trì, sau này xếp bằng không đau nữa, kết quả đã lành; bây giờ nhảy sao cũng không việc gì nữa, như người bình thường. (vỗ tay) Chư vị ai cũng có thể như vậy, thì cựu thế lực không dám động đến họ. Ai cũng có thể như thế, thì ai cũng có thể khi vượt quan là vượt qua hết. Thế nào gọi là ‘chính niệm’? Đó chính là ‘chính niệm’.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)

Bà Lưu phấn chấn lên: “Phải rồi! Tôi lại tưởng mình không còn hy vọng gì chứ!”

Bà chưa bao giờ đi học, tuy nhiên, bà tin chắc những lời của Sư phụ. Đây là điều căn bản!

Vài ngày sau, tôi đến thăm bà Lưu và đọc những bài giảng của Sư phụ cho bà nghe. Chúng tôi cũng chia sẻ thể ngộ về bất kỳ thắc mắc nào của bà.

Hai tuần sau, bà đã được xuất viện. Sau đó, một số học viên đã đến nhà bà Lưu để học Pháp cùng bà.

Bà Lưu hiện đã gần 90 tuổi, nhưng bà vẫn kiên trì tham gia một nhóm học Pháp. Sư phụ đang quản bà!

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/22/429856.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/18/195106.html

Đăng ngày 20-01-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share