Bài viết của một học viên tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-05-2011]

Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc đã phát triển rất nhanh vào năm 1995 và số lượng học viên mới tăng mạnh. Nói một cách tương đối, chỉnh thể địa khu Thạch Gia Trang, việc tu luyện Pháp Luân Công vẫn còn ở giai đoạn khởi đầu. Mọi người vẫn chưa rõ tu luyện Đại Pháp là gì, chưa hình thành môi trường học Pháp và hoàn cảnh tu luyện thật sự. Tôi vẫn còn nhớ rằng Sư Phụ có hỏi một thành viên của Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp qua điện thoại (tôi không thể nhớ nguyên văn). Đại ý mà tôi nhớ được là, “Khu vực Thạch Gia Trang đang tụt hậu xa so với các khu vực khác, vì vậy chư vị phải học Pháp thật nhiều và phải nỗ lực đối với việc chân chính thực tu.

Các học viên tại Trung tâm phụ đạo Thạch Gia Trang đã rất chấn động khi nghe được ý kiến của Sư Phụ. Họ cũng rất lo lắng, vì thế họ đã nhân dịp nghỉ Tết nguyên đán tổ chức một chuyến đi thăm thành phố Trường Xuân để chia sẻ với các học viên và cũng để học hỏi từ các học viên đi trước. Hiệp hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp Bắc Kinh đã đồng ý với ý tưởng của Thạch Gia Trang và hỗ trợ chúng tôi trong chuyến đi đến Trường Xuân. Bằng cách này, một nhóm 17 người đã lên tàu đến Trường Xuân.

Quá trình tiếp đãi đã thể hiện phong thái của các học viên Đại Pháp

Lúc đó đang là thời gian nghỉ Tết nguyên đán khi chúng tôi đến Trường Xuân. Đó là 2 ngày trước Tết nên mọi người đều được nghỉ và đang bận rộn chuẩn bị cho năm mới. Tuy nhiên, các học viên tại Trường Xuân, đã cầm một tấm biển chào đón và đứng chờ chúng tôi tại nhà ga xe lửa trong những cơn gió lạnh. Vào thời điểm đó tất cả các khách sạn và nhà hàng đều đóng cửa không kinh doanh. Trung tâm Phụ đạo Trường Xuân đã đặt trước cho chúng tôi một nhà khách. Vì tất cả các nhân viên đã về nhà để đón năm mới, nên bốn hoặc năm học viên địa phương đã bỏ kỳ nghỉ của mình và thời gian đoàn tụ cùng gia đình, để trợ giúp chúng tôi. Họ mang gạo, bột mì, rau, thịt và trứng từ nhà của họ và tỉ mỉ sắp đặt các bữa ăn của chúng tôi. Họ đã cố gắng để cung cấp cho chúng tôi nhiều loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn. Vào đêm giao thừa, 17 người chúng tôi đã dùng bánh bao tại nhà của trạm phó trạm phụ đạo. Bánh bao đã được làm và được các học viên địa phương gửi đến. Có hai loại nhân bánh bao, dưa muối với thịt bò và cải bắp với thịt lợn. Vị trạm phó đã chỉ cho chúng tôi chiếc ghế mà Sư Phụ đã ngồi khi Ngài đến thăm nhà ông.
Các học viên đến từ các miền khác nhau của đất nước, nhưng họ giống như một gia đình vì họ học cùng một Pháp và trái tim của họ trở nên gần gũi nhau hơn. Đặc biệt là kể từ khi cuộc đàn áp vô nhân đạo bắt đầu . Chúng ta đã có thể tiến đến ngày hôm nay trong tu luyện Đại Pháp sau khi trải qua 12 năm đầy khó khăn và gian khổ. Chúng tôi cảm thấy đó là khoảng thời gian vô cùng quý báu ở Trường Xuân và mỗi khi nhớ lại cảnh tượng của những ngày đó chúng tôi lại muốn trào nước mắt.

Chúng tôi cảm thấy áy náy khi các học viên Trường Xuân đã luôn bận rộn với chúng tôi trong những ngày Tết nguyên đán và không thể trở về nhà để đoàn tụ với gia đình của họ. Tuy nhiên, một nữ học viên địa phương nói, “Các bạn đã từ một nơi rất xa để đến với quê hương của Sư phụ. Tất cả các bạn đều là những vị khách của Ngài, nên đó là lẽ dĩ nhiên khi chúng tôi khoản đãi các bạn. Chúng ta học cùng một Pháp nên chúng ta là một gia đình.” Từ những gì cô ấy nói, những học viên đến từ Thạch Gia Trang chúng tôi đã thấy mình thiếu sót ở đâu. Chúng tôi đã nhìn nhận vấn đề bằng nhân tâm, còn các học viên tại Trường Xuân đã từ Pháp mà nhìn nhận vấn đề.

Tham gia học Pháp tập thể ở Trường Xuân

Khi đến giờ học Pháp tại Trường Xuân, chúng tôi thấy rằng ở đó rất hăng hái và các học viên địa phương đều đọc và học thuộc Pháp, và một số thậm chí còn chép lại Pháp bằng tay. Thậm chí những học viên không đọc hay viết cũng liên tục chép Pháp từng nét một. Càng chép thì chữ viết của họ càng trở nên đẹp hơn. Trong số các tác phẩm trưng bày trong cuộc triển lãm tranh và thư pháp do các học viên tại Trường Xuân tổ chức, là những cuốn sách Đại Pháp được sao chép bởi các học viên địa phương.

Nhóm của chúng tôi đã tới các điểm tu luyện, một ở Đại học Cát Lâm và một ở công viên Thắng Lợi. Khi đó là mùa đông ở vùng Đông Bắc Trung Quốc và nhiệt độ giảm xuống tới âm 20 độ C. Lúc năm giờ sáng chúng tôi đến quảng trường Văn hóa Trường Xuân để tham gia tập công nhóm. Sư Phụ đã đích thân thanh lý trường không gian. Mỗi ngày số lượng người tham gia vào buổi tập công khoảng 1000 người nên trường năng lượng rất mạnh mẽ. Chúng tôi cảm thấy ấm áp khắp cơ thể và không hề cảm thấy lạnh mặc dù chúng tôi không mang găng tay. Để thuận tiện cho các học viên mà phải đi làm ban ngày, đã có cả các nhóm tập công vào buổi tối.

Sau khi tập công buổi sáng, một vài người đến sở làm còn một số khác ở lại để học Pháp và chia sẻ hoặc tham gia vào các loại hoạt động để truyền bá Pháp.

Nhóm học Pháp tại Trường Xuân đã được tổ chức rất tốt. Hầu hết là do các học viên và một vài nhà máy cung cấp các địa điểm học. Mỗi tối đều có các nhóm học Pháp và tất cả các học viên sẽ đến nhiều điểm để tham dự. Một nhóm học Pháp lớn có thể có từ 80 đến 100 học viên, và những nhóm nhỏ hơn thì có khoảng mười hay nhiều các học viên hơn. Phần lớn trong số họ là những người trẻ. Có lẽ cần phải làm gì đó với các nhóm tổ chức mà có trình độ hiểu biết cao hơn ở Trường Xuân.

Các học viên tham gia học Pháp nhóm rất nghiêm túc. Các học viên vừa hoàn tất công việc ở sở làm có thể đến thẳng chỗ học Pháp. Họ sẽ mua một cái bánh mì hấp hoặc một chiếc bánh vừng cho bữa ăn tối và chỉ trở về nhà sau khi học Pháp xong. Họ tuân theo phương pháp mà Sư Phụ đã chỉ bảo, mỗi người sẽ thay nhau đọc thuộc một đoạn Pháp. Khi hết thời gian họ sẽ chỉ định một người nào đó hôm sau tiếp tục từ phần mà họ đã dừng.

Tu luyện là hướng nội

Trung tâm Phụ đạo Trường Xuân đã bố trí cho chúng tôi học Pháp và chia sẻ với các phụ đạo viên của các điểm tu luyện khác nhau. Chúng tôi thấy các học viên địa phương đều dùng Pháp để đo lường mọi thứ và đã có rất nhiều câu chuyện cảm động về sự chân chính tu luyện. Một số câu chuyện dường như là rất bình thường từ tầng thứ hiện tại khi các học viên đều đã trưởng thành. Tuy nhiên, chúng thật sự xúc động trong những ngày đầu tu luyện.

Một trong những phụ đạo viên đã kể cho chúng tôi một câu chuyện, “Một học viên nam đã trên 50 tuổi rất thích uống rượu. Sau khi tập Pháp Luân Công, ông biết ông không thể uống rượu nữa. Tuy nhiên, ông vẫn không thể từ bỏ nó. Một ngày do không thể kìm chế được nữa nên ông đã uống chút rượu. Sau đó ông cảm thấy rất hối tiếc về việc đó và ông đã quỳ gối trước ảnh của Sư Phụ và bày tỏ mong muốn sẽ sửa đổi. Sư Phụ đã cho ông cơ hội. Tuy nhiên, sau một thời gian ông lại uống trở lại. Sau đó, ông thấy vẻ mặt của Sư Phụ trong bức hình trông rất nghiêm nghị và ông cũng cảm thấy rất ốm. Ban đầu Sư Phụ đã gánh bớt nghiệp lực giúp ông và đã cho ông cơ hội. Khi ông uống rượu lần nữa, tất cả các nghiệp lực trước đây đã quay trở lại với ông ta. Ông ta đã qua đời không lâu sau đó. Trong đám tang có một bức chân dung của người quá cố. Mọi người có thể thấy rõ hai dòng nước mắt trong bức hình của ông . Họ biết đó là những giọt nước mắt tiếc nuối của người đàn ông đã quá cố.” Tu luyện là một vấn đề rất nghiêm túc nên chúng ta phải tu luyện bản thân một cách thật sự. Chỉ bằng cách đó chúng ta mới không bỏ lỡ cơ hội tu luyện trong đời này.

Một phụ đạo viên kể với chúng tôi một câu chuyện khác. Một ngày khi ông đang đi giao các bản sao của cuốn Chuyển Pháp Luân cho một điểm tập luyện bằng xe đạp của mình, ông cảm thấy rất hạnh phúc, và nghĩ rằng có bao nhiêu năng lượng lớn mạnh mà ông có thể đạt được bằng việc phân phát những cuốn sách. Bất ngờ những cuốn sách đã rơi từ trên xe xuống đất. Ông đã xuống xe và buộc những cuốn sách này ở phía sau trước khi tiếp tục lên đường. Không lâu sau, những cuốn sách này lại rơi xuống đất một lần nữa. Vào lúc đó ông đã nhận ra rằng mình có vấn đề gì đó và ông bắt đầu xem lại bản thân. Ông đã nhìn vào trong và nhận ra rằng vấn đề xuất phát từ những chấp trước của mình như sự ích kỷ, tâm hiển thị và tính tự mãn. Ông thấy rằng mình đã luôn không nghĩ đến người khác và tâm thái khi làm việc phân phát các cuốn sách là không đúng, vì vậy ông đã nhanh chóng chính lại tư tưởng của mình. Ông buộc những cuốn sách lại một lần nữa và mang chúng đến điểm cần giao mà không gặp thêm bất kỳ rắc rối nào nữa.
Trong suốt thời gian chia sẻ, chúng tôi không nghe thấy bất kỳ lời trách cứ nào từ những người khác, nhưng tất cả đều tự nhìn vào trong để tìm ra những thiếu sót của riêng mình.

Chia sẻ về sự kính trọng Sư Phụ và Pháp

Một số học viên địa phương cho biết, vào giai đoạn đầu của quá trình truyền Pháp, vì họ không biết tu luyện thế nào, nên họ đã đến tìm Sư Phụ bất kể khi nào họ gặp vấn đề, ngay cả một chuyện rất nhỏ. Khi một số học viên nhìn thấy Sư phụ trên đường phố họ sẽ sang đường để gặp Ngài, bắt tay Ngài và hỏi các câu hỏi. Cùng với việc học Pháp sâu hơn các học viên dần dần bắt đầu nhận ra rằng những gì họ muốn hỏi Sư Phụ tất cả đều có ở trong Pháp. Khi tầng thứ tu luyện của họ được nâng cao tất cả họ đã hiểu được ý nghĩa thực sự về Sư phụ và Đại Pháp, và cũng hiểu rằng Sư Phụ của chúng ta là một Sư Phụ thật vĩ đại và rằng Đại Pháp thật hồng đại. Do đó họ đã cố gắng không làm phiền Sư Phụ nữa. Khi họ nhìn thấy Sư Phụ trên đường phố họ sẽ không tiến đến để nói chuyện hay hỏi Sư Phụ những câu hỏi nữa, mà họ đứng tại đó và lặng lẽ hợp thập chào Sư Phụ và sau đó rời đi. Một số học viên chỉ hợp thập từ xa khi họ đi qua nhà của Sư Phụ mà không làm phiền Sư Phụ nữa.

Nhiều học viên tại Trường Xuân đã đến nhà của Sư Phụ. Nó rất đơn sơ, với một chiếc giường đôi, một cái bàn và một vài chiếc ghế đẩu. Con gái của Sư Phụ ngủ trên một chiếc trường kỷ. Khi không có đủ ghế họ sử dụng các hộp các tông để thay cho ghế ngồi. Vào mùa đông, gia đình của Sư Phụ, cũng giống như bao gia đình bình thường khác, dự trữ rất nhiều cải bắp như là một loại thực phẩm chính yếu cho toàn mùa đông. Không có lò sưởi, ngoại trừ một chiếc bếp than. Các học viên mà đã được đến nhà của Sư Phụ vẫn luôn cảm thấy rất buồn mỗi khi họ nghĩ đến chiếc bếp than ở nhà Sư Phụ.

Mỗi lần các sách Đại Pháp được chuyển đến đều với số lượng lớn và ngày hôm sau các cuốn sách sẽ được phân phát đến tất cả các trung tâm phụ đạo. Một học viên phụ trách về tài liệu sống ở trên tầng 7. Lúc đầu ông đặt tất cả các sách Đại Pháp trong tầng hầm, để cho tiện vì chúng sẽ được phân phát vào ngay ngày hôm sau. Sau đó, ông ngộ ra rằng đó là thiếu tôn trọng đối với Sư Phụ và các sách Đại Pháp nên ông đã chuyển tất cả các sách Đại Pháp lên tầng 7, cho dù là ông phải chuyển chúng xuống cầu thang vào ngày hôm sau. Từ điều này chúng ta có thể thấy được sự chân thành tuyệt đối của học viên trong việc kính trọng Sư phụ và Pháp.

Các học viên Thạch Gia Trang nhanh chóng đề cao chỉnh thể tu luyện

Những kinh nghiệm quý báu từ các học viên tại Trường Xuân đã giúp thúc đẩy các học viên tại khu vực Thạch Gia Trang tiếp bước để từ đó chúng tôi trở nên tinh tấn hơn và bắt đầu thực sự tu luyện bản thân mình. Kết quả là nó đã trở thành bước ngoặt trong sự tu luyện ở toàn vùng của chúng tôi, từ việc chữa khỏi bệnh tật, giữ vững tiêu chuẩn của sự tu luyện chân chính bằng cách luôn hướng nội và nhanh chóng đề cao tâm tính của mình. Các học viên đã biết tu luyện là gì và trong mọi lúc luôn đo lường bản thân mình với Pháp. Nó cũng đã giúp để khởi phát một cao trào mới trong việc học Pháp.

Những gì được ghi lại ở đây chỉ là một phần nhỏ trong quá trình truyền bá Pháp Luân Đại Pháp tại miền Bắc Trung Quốc trước ngày 20 Tháng Bảy, 1999. Vào lúc này, khi chúng ta đang kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60 của Sư phụ và ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới (ngày 13 tháng 5) tôi viết bài này để bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với sự từ bi vô hạn của Sư Phụ cũng như để chúc mừng ngày Đại Pháp hồng truyền trên khắp thế giới.

Những điểm trên như một lời dẫn dắt để những học viên có liên quan có thể tham gia và đóng góp những ý kiến có giá trị. Đối với bất cứ điều gì tôi viết không tốt, xin cứ tự nhiên nhận xét và chính lại.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/5/16/【庆祝513】历史记录-一次难忘的学法交流-240506.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/5/28/125598.html
Đăng ngày 22-06-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share