Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-11-2021] Ông Vương Đức Thanh trở thành cảnh sát vào cuối năm 1994. Trong khoảng thời gian đó, ông cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Ông tin rằng pháp môn này đã giúp ông tĩnh tâm hơn trong khi phá những vụ án khó.

Khi thấy rằng đến năm 1999 có khoảng 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công, vào tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát động chiến dịch bức hại trên toàn quốc nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công ở Trung Quốc trong vòng ba tháng.

Bởi từ chối làm theo yêu cầu từ bỏ Pháp Luân Công của chính quyền, ông Vương đã bị bức hại trong suốt hai thập kỷ qua và đã bị sa thải khỏi ngành cảnh sát.

Tháng 2 năm 2002, ông Vương bị đưa tới một trại lao động cưỡng bức. Do bị đánh đập, tai phải của ông đã bị thủng và ông còn bị lệch đĩa đệm thắt lưng. Ông đã bị sa thải vào tháng 11 năm 2003.

Ngày 4 tháng 7 năm 2013, ông Vương bị bắt giữ lần nữa. Sức khoẻ của ông suy giảm do sự tra tấn trong khi bị giam giữ và ông đã ngất xỉu tại toà án trong khi đang diễn ra phiên toà. Sau khi được bảo lãnh tại ngoại để điều trị y tế, ông đã phải rời khỏi nhà để tránh bị bức hại thêm nữa.

Ngày 11 tháng 5 năm 2015, ông Vương đang ở tỉnh Thanh Hải và bị bắt giữ một cách bí mật. Ông bị kết án bốn năm tù và bị đưa tới Nhà tù Khang Gia Sơn ở thành phố Thẩm Dương vào tháng 11.

Dưới đây là sơ lược về một số hình thức tra tấn mà ông Vương đã phải chịu đựng khi thụ án trong Nhà tù Khang Gia Sơn.

Ngồi trên ghế đẩu nhỏ trong thời gian dài

Ông Vương bị giam giữ tại khu 2 của nhà tù. Trưởng khu giam giữ này là Yên Thiết Đức và giáo đạo viên là Tề Cương.

Vào ngày ông tới, phạm nhân Lý Cường đã đưa ông tới một nơi không có camera giám sát và đánh đập ông.

Mỗi ngày ông Vương đều bị cưỡng chế ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ và quay mặt vào tường. Ông không được phép đi tắm và sẽ bị đánh đập và ngược đãi mỗi khi cử động. Bởi ông từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, ông bị ép ngồi lâu hơn những tù nhân khác và còn bị cấm ngủ. Một tù nhân tên Trương Thiết Quân cũng tham gia vào việc tra tấn ông.

Trói chặt trong tư thế khó chịu

Vào mùa đông, tù nhân lột áo khoác ấm của ông Vương, trói tay của ông ra sau lưng và trói ông vào một chiếc ghế sắt trong khi để ông ngồi trên sàn gạch. Sau đó, hai tù nhân kéo chân ông sang hai bên hai bên hết mức có thể để ông đau đớn tột cùng.

Đôi khi các tù nhân còn nhét giẻ vào miệng để ông không la hét vì đau đớn hoặc họ bật nhạc trong khi đang tra tấn ông.

Đánh đập

Tù nhân Lý Cường là một tù nhân phạm tội nhiều lần. Anh ta hiểu rõ ý định của lính canh và biết nhiều cách để tra tấn các học viên. Trong một lần tra tấn, anh ta cuộn một cuốn sách khổ A4 lại và đánh vào động mạch ở hai bên cổ của ông Vương.

Một tù nhân khác là Trương Thiết Quân còn sử dụng chai nhựa với nửa chai đựng đầy hạt kim loại để đập vào đầu ông Vương cho đến khi ông ngất đi.

2013-4-16-minghui-persecution-213558-10--ss.jpg

Minh hoạ tra tấn: Đánh đập bằng cuộn sách

Có lần sau khi Lý và Trương đánh ông Vương, giáo đạo viên khu giam giữ là Tề Cương cao hơn 1,8m đi tới. Tề đánh vào mũi ông Vương khiến mũi ông chảy máu. Sau đó, Tề tát vào mặt ông Vương. Một lúc sau, ông ta đá vào người ông Vương làm ông ngã xuống đất. Đầu ông Vương suýt va phải vòi nước.

Để ngăn không cho các tù nhân khác nhìn thấy những vết thương của ông Vương, Tề đã giam ông trong phòng tra tấn và không cho phép ông đến nhà ăn để ăn trưa. Vào buổi tối, ông bị Lý và Trương đưa tới phòng của Tề, sau đó họ còng tay ông vào một chiếc ghế. Tề cùng một lính canh khác mang theo dùi cui điện tới và cùng nhau sốc điện ông. Có một đống dùi cui điện ở trên bàn mặc dù theo luật, mỗi khu giam giữ chỉ được phép có một dùi cui điện.

Lao động cưỡng bức

Ngoài việc tra tấn, mỗi học viên còn bị ép lao động nặng nhọc mà không được trả công. Mặc dù các tù nhân được phép nghỉ giữa ca, nhưng lính canh ép ông Vương làm việc liên tục mà không được nghỉ ngơi. Khi một học viên lớn tuổi biết được điều này, ông đã không ngủ hai ngày liên tiếp để phản đối.

Mỗi học viên bị từ hai tù nhân trở lên giám sát nghiêm ngặt trong 24 giờ mỗi ngày. Họ không được phép nói chuyện với bất kỳ ai. Thậm chí cả khi thân nhân họ đến thăm nom, thì toàn bộ qua trình gặp mặt cũng bị một lính canh đứng bên cạnh giám sát.

Vào nửa cuối năm 2017, sức khoẻ của ông Vương đã suy giảm do bị tra tấn và ông đã được cấp cứu hồi sức.

Nhà tù tổ chức bầu chọn ban lãnh đạo mới cho nhà tù vào năm 2017. Kết quả đã được định trước và không học viên nào được phép bỏ phiếu.

Từ năm 2015 đến năm 2018, có ít nhất 20 học viên bị giam trong khu số 2 của Nhà tù Khang Gia Sơn. Một học viên khác là ông Từ Quảng Chú ở Đại Liên đã suýt chết sau khi bị đánh đập bằng những thanh tre. Một học viên khác là giáo viên đã bị kết án chín năm tù đã gãy bốn chiếc răng vì bị đánh đập.

Thời điểm đó, nhà tù xếp hạng nhất ở ba tiêu chí: không điện thoại di động cho tù nhân; không sự cố trong 20 năm và tỷ lệ “chuyển hoá” học viên Pháp Luân Công cao nhất (cưỡng chế họ phải từ bỏ đức tin của mình). Có nguồn tin cho hay, để đạt được tỷ lệ “chuyển hoá” cao, các lính canh đã giam một nhóm học viên trong một phòng và chỉ định bốn tù nhân giám sát mỗi học viên, cấm họ ngủ một tuần. Ông Triệu Thành Lâm ở thành phố Bản Khê là một cựu quân nhân đã bị kết án bốn năm tù. Ông đã qua đời vào tháng 2 năm 2020 ngay sau khi được trả tự do.

Vào năm 2016, giáo đạo viên Tề của khu giam giữ đã được thăng chức làm trưởng khu giam số 4 bởi sự tích cực tham gia vào cuộc bức hại của ông ta. Trước khi ông ta được thăng chức, khu số 4 được chỉ định giam giữ các tù nhân cao tuổi và tàn tật, hiếm khi có trường hợp học viên Pháp Luân Công bị tra tấn được báo cáo. Sau khi đến đây, ông ta tăng cường tra tấn các học viên và nhanh chóng được thăng chức làm hiệu trưởng một trường cải huấn trẻ vị thành niên (dành cho những tội phạm tuổi vị thành niên).

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/27/434003.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/6/196888.html

Đăng ngày 28-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share